Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Toán học Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ

Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ

Câu hỏi 1 :

Tìm x để \( \sqrt {\frac{{ - 2}}{{3x - 1}}} \) có nghĩa

A.  \(x < \frac{1}{3}\)

B.  \(x >\frac{1}{3}\)

C.  \(x \le \frac{1}{3}\)

D.  \(x \ge \frac{1}{3}\)

Câu hỏi 2 :

Rút gọn biểu thức \( \sqrt {144{a^2}} - 9a\)

A. -9a

B. -3a

C. 3a

D. 9a

Câu hỏi 3 :

Trục căn thức ở mẫu  biểu thức \( \frac{4}{{3\sqrt x + 2\sqrt y }}\) với \( x \ge 0;y \ge 0;x \ne \frac{4}{9}y\) ta được:

A.  \( \frac{{3\sqrt x - 2\sqrt y }}{{9x - 4y}}\)

B.  \( \frac{{12\sqrt x - 8\sqrt y }}{{3x + 2y}}\)

C.  \( \frac{{12\sqrt x + 8\sqrt y }}{{9x + 4y}}\)

D.  \( \frac{{12\sqrt x - 8\sqrt y }}{{9x - 4y}}\)

Câu hỏi 4 :

Trục căn thức ở mẫu  biểu thức \( \frac{6}{{\sqrt x + \sqrt {2y} }}\) với \(x \ge0;y \ge 0\) ta được

A.  \( \frac{{6\left( {\sqrt x - \sqrt {2y} } \right)}}{{x - 4y}}\)

B.  \( \frac{{6\left( {\sqrt x + \sqrt {2y} } \right)}}{{x - 4y}}\)

C.  \( \frac{{6\left( {\sqrt x - \sqrt {2y} } \right)}}{{x - 2y}}\)

D.  \( \frac{{6\left( {\sqrt x - \sqrt {2y} } \right)}}{{x + 4y}}\)

Câu hỏi 6 :

Rút gọn biểu thức \( 3\sqrt {8a} + \frac{1}{4}\sqrt {\frac{{32a}}{{25}}} - \frac{a}{{\sqrt 3 }}.\sqrt {\frac{3}{{2a}}} - \sqrt {2a} \) với (a > 0 ) ta được:

A.  \( \frac{{47}}{{10}}\sqrt a \)

B.  \( \frac{{47}}{{10}}\sqrt{2a }\)

C.  \( \frac{{21}}{{10}}\sqrt a \)

D.  \( \frac{{21}}{{10}}\sqrt {2a }\)

Câu hỏi 7 :

Cho hàm số \(y{\rm{\;}} = {\rm{\;}}\left( {{a^2}\;-{\rm{\;}}4} \right){x^2}\; + {\rm{\;}}\left( {b{\rm{\;}}-{\rm{\;}}3a} \right)\left( {b{\rm{\;}} + {\rm{\;}}2a} \right)x{\rm{\;}}-{\rm{\;}}2\) là hàm số bậc nhất khi:

A. \(a{\rm{\;}} = {\rm{\;}}2;{\rm{\;}}b \ne \;\;\left\{ {6;{\rm{\;}} - 4} \right\}\;\;\)

B. \(a{\rm{\;}} = {\rm{\;}}-2;{\rm{\;}}b \ne \;\;\left\{ {-6;{\rm{\;}} 4} \right\}\;\;\)

C. a = 2. a = - 2

D. Cả A, B đều đúng

Câu hỏi 8 :

Với giá trị nào của m thì hàm số y = (m– 9m + 8) x + 10 là hàm số bậc nhất?

A. \(m\; \ne \;\left\{ {1;{\rm{\;}}8} \right\}\)

B. \(m\; \ne 1\)

C. \(m\; \ne 8\)

D. Mọi m

Câu hỏi 11 :

Công thức nghiệm tổng quát của phương trình 3x + 0y = 12

A.  \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = - 4 \end{array} \right.\)

B.  \(\left\{ \begin{array}{l} x \in R\\ y = 4 \end{array} \right.\)

C.  \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = - 4 \end{array} \right.\)

D.  \(\left\{ \begin{array}{l} y \in R\\ x = 4 \end{array} \right.\)

Câu hỏi 13 :

Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x =  - 4\\3y + 6 = 0\end{array} \right.\)

A. Hệ phương trình đã cho có một nghiệm là x = -2

B. Hệ phương trình đã cho có hai nghiệm là x = -2 và y = -2

C. Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (x ; y) = (-2 ; -2)

D. Hệ phương trình đã cho vô nghiệm

Câu hỏi 14 :

Phương trình 3x - 0y = 6 có nghiệm tổng quát là:

A. (x;2)

B. (y;2)

C. (2;y)

D. (2;x)

Câu hỏi 15 :

An và Bình cùng một lúc lên hai chiếc taxi từ hai địa điểm A và B, đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 50 phút. Do đường đông nên vận tốc xe taxi của bạn An chậm hơn vận tốc taxi của bạn Bình là 10 km/h. Tìm vận tốc xe taxi của mỗi bạn. Biết quãng đường A đến B dài 75km và vận tốc các xe là không đổi trong suốt thời gian đi.

A. Vận tốc xe taxi của An là 50km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 60km/h.

B. Vận tốc xe taxi của An là 55km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 65km/h.

C. Vận tốc xe taxi của An là 30km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 40km/h.

D. Vận tốc xe taxi của An là 40km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 50km/h.

Câu hỏi 16 :

Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi là 56m. Nếu tăng chiều rộng thêm 4m và giảm chiều dài 4m thì diện tích tăng thêm 8 m2. Hãy tìm chiều dài và chiều rộng của miếng đất lúc đầu.

A. Chiều dài của miếng đất là 16m, chiều rộng của miếng đất là 12m.

B. Chiều dài của miếng đất là 15m, chiều rộng của miếng đất là 13m.

C. Chiều dài của miếng đất là 17m, chiều rộng của miếng đất là 11m.

D. Chiều dài của miếng đất là 18m, chiều rộng của miếng đất là 10m.

Câu hỏi 17 :

Cho Parabol (P): \(y = {x^2}\) và đường thẳng (d): \(y=2(m+1)x-m^2-9 \). Tìm m để (d) tiếp xúc với (P).

A. m=−4    

B. m>−4             

C. m<−4      

D. m=4  

Câu hỏi 19 :

Giải phương trình: \(5{x^2} - 20 = 0\) 

A. x = 2; x =  - 2

B. x = 3; x =  - 3

C. x = 4; x =  - 4

D. x = 5; x =  - 5

Câu hỏi 20 :

Hệ số a, b, c của phương trình \(2{x^2} + {m^2} = 2(m - 1)x\) (m là một hằng số) là:

A. \(a = 2;b =  - 2\left( {m - 1} \right) =  - 2m + 2;\)\(c = -{m^2}\)

B. \(a = 2;b =  - 2\left( {m + 1} \right) =  - 2m + 2;\)\(c = {m^2}\)

C. \(a = 2;b =   2\left( {m - 1} \right) =  - 2m + 2;\)\(c = {m^2}\)

D. \(a = 2;b =  - 2\left( {m - 1} \right) =  - 2m + 2;\)\(c = {m^2}\)

Câu hỏi 23 :

Giá trị của biểu thức \( \sqrt {125} - 4\sqrt {45} + 3\sqrt {20} - \sqrt {80} \)

A.  \( \sqrt 5 \)

B.  \(-5 \sqrt 5 \)

C. 5

D. -5

Câu hỏi 24 :

Với giá trị nào của m thì hàm số y = (3m – 1)mx + 6m là hàm số bậc nhất.

A. \(m\; \ne \;0\)

B. \(m \ne \frac{1}{3}\)

C. \(m \ne \left\{ {0;\frac{1}{3}} \right\}\)

D. Mọi m

Câu hỏi 26 :

Cho ΔABC vuông tại đường cao AH. Hệ thức nào sau đây sai?

A.  \(\frac{1}{{A{B^2}}} = \frac{1}{{A{C^2}}} + \frac{1}{{A{H^2}}}\)

B.  AC2 = BC. HC

C.  AB2 = BH. BC

D.  \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{A{C^2}}} + \frac{1}{{A{B^2}}}\)

Câu hỏi 27 :

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M,N theo thứ tự là trung điểm của AB,AC. Biết HM = 15cm,HN = 20cm. Tính HB,HC,AH.

A. HB=12cm;HC=28cm;AH=20cm

B. HB=15cm;HC=30cm;AH=20cm

C. HB=16cm;HC=30cm;AH=22cm

D. HB=18cm;HC=32cm;AH=24cm

Câu hỏi 28 :

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB:AC = 3:4 và AB + AC = 21cm. Tính các cạnh của tam giác ABC

A. AB=9;AC=10;BC=15

B. AB=9;AC=12;BC=15  

C. AB=8;AC=10;BC=15

D. AB=8;AC=12;BC=15

Câu hỏi 29 :

Cho tam giác ABC nhọn và có các đường cao BD,CE. So sánh BC và DE .

A. BC = DE

B. BC < DE

C. BC > DE

D. \( BC = \frac{2}{3}DE\)

Câu hỏi 30 :

Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau. Trong hai dây của một đường tròn

A. Dây nào lớn hơn thì dây đó xa tâm hơn

B. Dây nào gần tâm hơn thì vuông góc với nhau

C. Dây nào gần tâm hơn thì dây đó nhỏ hơn

D. Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau

Câu hỏi 32 :

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R), AH là đường cao (H thuộc BC). Chọn câu đúng.

A.  \(AB.AC=R.AH\)

B.  \(AB.AC=3R.AH\)

C.  \(AB.AC=2R.AH\)

D.  \(AB.AC=R^2.AH\)

Câu hỏi 33 :

Cho ngũ giác đều ABCDE. Gọi K là giao điểm của AC và BE. Khi đó hệ thức nào dưới đây là đúng?

A.  \( C{B^2} = AK.AC\)

B.  \( O{B^2} = AK.AC\)

C.  \(AB+BC=AC\)

D.  Cả A, B, C đều sai.

Câu hỏi 34 :

Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường tròn tâm O, đường kính BC. Đường tròn (O) cắt AB, AC lần lượt tại I,K. So sánh các cung nhỏ BI và cung nhỏ CK.

A. Số đo cung nhỏ BI bằng số đo cung nhỏ CK

B. Số đo cung nhỏ BI nhỏ hơn số đo cung nhỏ CK

C. Số đo cung nhỏ BI lớn hơn  số đo cung nhỏ CK

D. Số đo cung nhỏ BI bằng  hai lần số đo cung nhỏ CK

Câu hỏi 35 :

Cho (O;R) và dây cung MN = \(R\sqrt 2 \) . Kẻ OI vuông góc với MN tại I. Tính độ dài OI theo R:

A.  \(\frac{{R\sqrt 3 }}{3}\)

B.  \(\frac{{R}}{3}\)

C.  \(\frac{R}{{\sqrt 2 }}\)

D.  \(\frac{{R}}{2}\)

Câu hỏi 36 :

Chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc

A. Có đỉnh nằm trên đường tròn 

B. Có đỉnh trùng với tâm đường tròn

C. Có hai cạnh là hai đường kính của đường tròn

D. Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn

Câu hỏi 37 :

Chọn khẳng định đúng. Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là

A. Góc ở tâm

B. Góc tạo bởi hai bán kính

C. Góc bên ngoài đường tròn

D. Góc bên trong đường tròn

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK