Các điểm E, F, G, H, K, L, M, N chia mỗi cạnh hình vuông ABCD có độ dài bằng 6cm thành ba đoạn thắng bằng nhau. Gọi P, Q, R, S là giao điểm của EH và NK với FM và GL. Tính diện tích của ngũ giác AEPSN và của tứ giác PQR
Diện tích hình vuông ABCD bằng 6.6 = 36 (cm2)
Diện tích ΔBEH bằng \(\frac{1}{2}\) .4.4 = 8 (cm2)
Diện tích ΔDKN bằng \(\frac{1}{2}\) .4.4 = 8 (cm2)
Diện tích phần còn lại là: 36 - (8 + 8) = 20 (cm2)
Trong tam giác vuông AEN, ta có:
EN2 = AN2 + AE2 = 4 + 4 = 8 => EN = \(2\sqrt 2 \) (cm)
Trong tam giác vuông BHE, ta có:
EH2 = BE2 + BH2 = 16 + 16 = 32 => EH = \(4\sqrt 2 \) (cm)
Diện tích hình chữ nhật ENKH bằng: \(2\sqrt 2 \) . \(4\sqrt 2 \) = 16 (cm2)
Nối đường chéo BD. Theo tính chất đường thẳng song song cách đều ta có hình chữ nhật ENKH được chia thành 4 phần bằng nhau nên diện tích tứ giác PQRS chiếm 2 phần bằng 8 cm2
Diện tích ΔAEN bằng \(\frac{1}{2}\) .2.2 = 2 (cm2)
Vậy SAEPSN = SAEN + SEPSN = 2 + \(\frac{16}{4}\) = 6 (cm2)
-- Mod Toán 8
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK