Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Trần Phú

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học - Trường THPT Trần Phú

Câu hỏi 3 :

Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng ?

A. Mg(OH)2 → MgO + H2O.

B. CaCO3 → CaO + CO2.

C. BaSO4 →Ba + SO2 + O2.

D. 2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2.

Câu hỏi 4 :

Chất nào dưới đây thuộc loại cacbohiđrat?

A. Tristearin.    

B. Polietilen.         

C. Anbumin.          

D. Glucozơ.

Câu hỏi 5 :

Thu được kim loại nhôm khi

A. khử Al2O3 bằng khí CO đun nóng.   

B. khử Al2O3 bằng kim loại Zn đun nóng.

C. khử dung dịch AlCl3 bằng kim loại Na.     

D. điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 với criolit.

Câu hỏi 6 :

Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là

A. đá vôi.     

B. muối ăn.      

C. thạch cao.        

D. than hoạt tính.

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.         

B. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.

C. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.  

D. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Câu hỏi 12 :

Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là:

A. 8,10.              

B. 2,70.         

C. 4,05.            

D. 5,40.

Câu hỏi 22 :

Hiện tượng khi cho Cu tác dụng với HNO3 đặc là gì?

A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra.

B. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra.

C. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra.

D. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra.

Câu hỏi 26 :

Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng chất nào?

A. Một đinh Fe sạch.

B. Dung dịch H2SO4 loãng.

C. Một dây Cu sạch.

D. Dung dịch H2SO4 đặc.

Câu hỏi 27 :

Cho sơ đồ CuFeS2 → X → Y → CuHai chất X, Y lần lượt là gì?

A. Cu2S, Cu2O

B. Cu2O, CuO

C. Cu2S, CuO

D. CuS, CuO

Câu hỏi 36 :

Sắt + lưu huỳnh → sắt (II) sunfua xảy ra trong điều kiện nào?

A. “Sắt tác dụng với lưu huỳnh trong điều kiện nhiệt độ cao tạo thành sắt (II) sunfua”

B. “ Sắt phân hủy với lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua”

C. “ Sắt trộn với lưu huỳnh tạo thành hỗn hợp sắt (II) sunfua”

D. “ Sắt hòa tan lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua”

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK