Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu

Câu hỏi :

Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt: 2 cây quả tròn: 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây qua tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Tiếp tục cho F3 giao phấn ngẫu nhiên qua 2 thế hệ nữa thu được F5. Lấy ngẫu nhiên một hạt F5 đem trồng, theo lý thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là:

A. 16,81%.

B. 18,54%.

C. 17,36%.

D. 11,11%.

* Đáp án

C

* Hướng dẫn giải

Đáp án C

F1 lai với cây đồng hợp lặn tạo 4 tổ hợp

=> F1 dị hợp 2 cặp gen, F1 toàn quả dẹt và chiếm 1/4 trong phép lai phân tích.

=> P thuần chủng, tính trạng do 2 cặp gen không alen tương tác bổ trợ.

Quy ước: A–B–: quả dẹt

                aabb: quả bầu dục

                A–bb: quả tròn

                aaB–: quả tròn.

=> F1: AaBb.

=> F2: 9 A–B–: 3A–bb: 3aaB–: 1aabb.

Các cây quả tròn ở F2 có: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb

Khi đem các cây quả tròn ở F2 ngẫu phối thì lúc này ta coi như một quần thể mới ngẫu phối qua các thế hệ. Ta cần biết rằng lúc này quần thể sẽ không cân bằng qua 1 hay 2 thế hệ ngẫu phối mà phải qua nhiều thế hệ. Như vậy đến thế hệ F5 thì tức là quần thể này đã trải qua 3 thế hệ ngẫu phối.

Đến đây ta có 2 cách để giải quyết bài tập này:

-  Cách 1: Viết lần lượt CTDT qua các thế hệ, tuy nhiên như vậy sẽ rất tốn thời gian và dễ tính toán sai nên cách này gần như bất khả thi.

-  Cách 2: Ta sẽ dùng đến biến số bất định R. Biến số bất định là hiệu số giữa tích giao tử đồng và giao tử đối.

Ta có: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb => Cho giao tử: 1/3Ab: 1/3aB: 1/3ab

=> R=AB.ab-Ab.aB=0,1/3-1/3.1/3=-1/9.

Như vậy, ở thế hệ F5 tức là qua 3 thế hệ ta cần cộng thêm 1 lượng vào giao tử đồng và bớt đi lượng tương ứng vào giao tử đối. Ta cần tìm tỉ lệ cây bầu dục (aabb) nghĩa là ta chỉ cần tìm tỉ lệ giao tử ab ở F4 tạo ra.

=> ab= 1/3 + 1/9.1-(1/2)2 = 5/12.

=> aabb = 5/122 = 25/144 0,1736.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 !!

Số câu hỏi: 797

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK