Trang chủ Đề thi & kiểm tra Sinh học Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh số 2 có đáp án

Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh số 2 có đáp án

Câu hỏi 2 :

Nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chính là:

A. ARN và prôtêin histôn.

B. ADN và ARN.

C. ADN và prôtêin histôn.

D. ADN và prôtêin trung tính.

Câu hỏi 3 :

Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi hình thái của NST.

A. Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn.

B. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.

C. Đột biến đảo đoạn qua tâm đọng.

D. Đột biến gen và đột biến đảo đoạn.

Câu hỏi 6 :

Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prôlin là $5'X{\rm{XU3';5'XX}}A3';5'X{\rm{XX}}3';5'X{\rm{X}}G3'.$ Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nuclêôtit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit.

A. Thay đổi vị trí của tất cả các nuclêôtit trên một bộ ba.

B. Thay đổi nuclêôtit thứ hai trong mỗi bộ ba.

C. Thay đổi nuclêôtit thứ ba trong mỗi bộ ba.

D. Thay đổi nuclêôtit đầu tiên trong mỗi bộ ba.

Câu hỏi 18 :

Một quần thể có thành phần kiểu gen 30%AA: 70%aa, sau nhiều thế hệ thành phần kiểu gen cũng không thay đổi. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Đây là quần thể của một loài giao phối.

B. Quần thể này có tính đa hình di truyền rất thấp.

C. Khi điều kiện sống thay đổi, quần thể này dễ bị tuyệt diệt.

D. Đây là quần thể của một loài tự phối hoặc các loài sinh sản vô tính.

Câu hỏi 22 :

Anh Nguyễn Văn A bị nghi là con của một người bố lạ mặt (ông B). Để xác định chính xác quan hệ huyết thống giữa hai người thì phải sử dụng phương pháp

A. so sánh kiểu gen của anh A với kiểu gen của ông B.

B. so sánh cấu trúc ADN của anh A với cấu trúc ADN của ông B.

C. so sánh chỉ số ADN của anh A với chỉ số ADN của ông B.

D. so sánh dấu vân tay của anh A với dấu vân tay của ông B.

Câu hỏi 24 :

Đối với tiến hóa, đột biến gen có vai trò tạo ra các

A. gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

B. kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

C. alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp chọn lọc tự nhiên.

D. kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 25 :

Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?

A. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính.

B. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng giao phối.

C. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối.

D. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối.

Câu hỏi 27 :

Khi nói về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong quá trình phát triển, các sinh vật có mối liên quan mật thiết với nhau. Loài này xuất hiện và phát triển lại làm cho một hoặc một số loài nào đó bị kìm hãm hoặc phát triển theo.

B. Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.

C. Trong quá trình hình thành và tồn tại, Trái Đất luôn luôn biến đổi gây nên những biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố của các loài cũng như gây nên các vụ tuyệt chủng hàng loạt của các loài.

D. Địa chất và khí hậu biến đổi là nguyên nhân duy nhất làm cho các loài xuất hiện và biến đổi. Chính sự biến đổi của địa chất và khí hậu đã làm cho sinh vật phát triển ngày càng đa dạng và phong phú.

Câu hỏi 29 :

Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài?

A. Quan hệ kí sinh - vật chủ.

B. Quan hệ hội sinh.

C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.

D. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.

Câu hỏi 30 :

Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ nào có sức sản xuất cao nhất?

A. Hệ sinh thái đại dương.

B. Hệ sinh thái sa mạc.

C. Hệ sinh thái rừng lá kim.

D. Hệ sinh thái cửa sông.

Câu hỏi 31 :

Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?

A. Thành trong của tế bào dày, thành ngoài mỏng.

B. Thành trong của tế bào mỏng, thành ngoài dày.

C. Thành trong và thành ngoài của tế bào đều rất mỏng.

D. Thành trong và thành ngoài của tế bào đều rất dày.

Câu hỏi 34 :

Nguyên nhân chính để các tế bào còn non có số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác là:

A. Ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn.

B. Ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn.

C. Ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu, nên úa trình phân giải xảy ra mạnh.

D. Ở các tế bào còn non, quá trình trao đổi chất mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng.

Câu hỏi 36 :

Những cây thuộc nhóm C3 là:

A. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

B. Lúa, khoai, sắn, đậu.

C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

D. Rau dền, kê, các loại rau.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK