Trang chủ Đề thi & kiểm tra Sinh học Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh số 1 có đáp án

Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh số 1 có đáp án

Câu hỏi 1 :

Vì sao người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2?

A. Do cặp NST số 1 và 2 không bao giờ bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử.

B. Do NST số 1 và 2 rất nhỏ, có ít gen nên thể ba NST số 1 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.

C. NST số 1 và 2 có kích thước lớn nhất, nhưng có ít gen nên thể ba NST số 1 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.

D. Do phôi thai mang 3 NST số 1 hoặc số 2 đều bị chết ở giai đoạn sớm trong cơ thể mẹ.

Câu hỏi 3 :

Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là đột biến trung tính?

A. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.

B. Do tính đặc hiệu của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba này thành bộ ba khác làm prôtêin biến đổi.

C. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin.

D. Do tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm thay đổi bộ ba này thành bộ ba khác.

Câu hỏi 4 :

Cho các dạng đột biến
(1) Đột biến mất đoạn.
(2) Đột biến lặp đoạn.
(3) Đột biến đảo đoạn.
(4) Đột biến chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
(5) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Hãy chọn kết luận đúng?

A. Đột biến không làm thay đổi thành phần, số lượng gen của NST là; 1, 3, 4.

B. Loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào là; 3, 4.

C. Loại đột biến được dùng để xác định vị trí của gen trên NST là: 1, 4.

D. Đột biến được sử dụng để chuyển gen từ NST này sang NST khác là; 2, 4, 5.

Câu hỏi 5 :

Sơ đồ sau đây mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
Sơ đồ: ABCD*EFGH $ \to $ ABCDCD*EFGH

A. Chuyển đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Mất đoạn.

D. Đảo đoạn.

Câu hỏi 8 :

Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men lớn hơn hàm lượng ADN trong hệ gen của E.coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ tổng hợp và lắp ráp các nuclêôtit vào ADN của E.coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.coli khoảng vài chục lần là do

A. ở nấm men có nhiều loại enzim ADN polimeraza hơn E.coli.

B. hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.

C. cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hiđrô.

D. tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn E.coli.

Câu hỏi 15 :

Trong nghiên cứu di truyền, phép lai phân tích nhằm mục đích

A. xác định một tính trạng nào đó do gen nhân hay gen tế bào chất quy định.

B. tạo biến dị tổ hợp.

C. kiểm tra độ thuần chủng của giống.

D. kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần nghiên cứu.

Câu hỏi 19 :

Biện pháp nào sau đây không tạo ra được giống mới.

A. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị, sau đó nuôi cấy thành cơ thể và nhân lên thành dòng.

B. Nuôi cấy hạt phấn tạo nên dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa và nhân lên thành dòng.

C. Nuôi cấy tế bào thành mô sẹo để phát triển thành cá thể, sau đó nhân lên thành dòng.

D. Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy phát triển thành cơ thể và nhân lên thành dòng.

Câu hỏi 20 :

Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gen AAbb thành 20 phôi và nuôi cấy phát triển thành 20 cá thể. Cả 20 cá thể này

A. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.

B. có giới tính có thể giống hoặc khác nhau.

C. có khả năng giao phối với nhau để sinh con.

D. có mức phản ứng giống nhau.

Câu hỏi 23 :

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi tạo ra các kiểu hình thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.

D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu hỏi 24 :

Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi rất giống nhau trong khí đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác nhau. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng tất cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?

A. Sự tiến hóa của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.

B. Người và dơi được tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên còn cá voi được tiến hóa bằng cơ chế của Lacmac.

C. Các gen đột biến ở cá voi nhanh hơn so với người và dơi.

D. Chọn lọc tự nhiên, trong môi trường nước đã tích lũy những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi.

Câu hỏi 25 :

Ở trường hợp nào sau đây, đột biến gen lặn sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?

A. Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

B. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.

C. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.

D. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.

Câu hỏi 26 :

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
img
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.

D. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.

Câu hỏi 28 :

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở:

A. kỉ Đề tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.

B. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.

C. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.

D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

Câu hỏi 29 :

Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ ${21^o} - {35^o}C$, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ $74\% - 96\% $. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ $12 - {30^o}C$ , độ ẩm từ $90 - 100\% $.

B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ $25 - {40^o}C$ , độ ẩm từ $85 - 95\% $ .

C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ $20 - {35^o}C$ , độ ẩm từ $75 - 95\% $ .

D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ $25 - {30^o}C$ , độ ẩm từ $85 - 95\% $ .

Câu hỏi 36 :

Trong mề gà (dạ dày cơ của gà) thường có những hạt sỏi nhỏ. Chức năng của các viên sỏi này là để

A. giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học.

B. tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học.

C. cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà.

D. tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học.

Câu hỏi 37 :

Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?

A. Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa.

B. Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng.

C. Cơ thể thực vật tạo hạt.

D. Cơ thể thực vật ra hoa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK