Trang chủ Đề thi & kiểm tra Vật lý Tổng hợp đề ôn luyện môn Vật lí cực hay có lời giải !!

Tổng hợp đề ôn luyện môn Vật lí cực hay có lời giải !!

Câu hỏi 1 :

Khi đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC thì dao động điện từ trong mạch là

A. dao động tự do.

B. dao động tắt dần.

C. dao động duy trì.

D. dao động cưỡng bức.

Câu hỏi 2 :

Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T thì pha của dao động

A. là hàm bậc nhất của thời gian.

B. biến thiên điều hòa theo thời gian.

C. không đổi theo thời gian.

D. là hàm bậc hai của thời gian.

Câu hỏi 3 :

Biến điệu sóng điện từ là:

A. tách sóng điện từ âm tần ra khỏi sóng điện từ cao tần.

B. biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.

C. làm cho biên độ của sóng điện từ tăng lên

D. trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần.

Câu hỏi 4 :

Phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

B. Đều xảy ra ở hạt nhân có số khối lớn. 

C. Đều là phản ứng có để điều khiển được.

D. Đều xảy ra ở nhiệt độ rất cao.

Câu hỏi 7 :

Khi điện dung của tụ điện tăng 2 lần thì tần số của mạch dao động điện từ LC

A. giảm 2 lần.

B. tăng 1,4 lần.

C. giảm 1,4 lần.

D. tăng 2 lần.

Câu hỏi 8 :

Khả năng đâm xuyên của bức xạ nào mạnh nhất trong các bức xạ sau?

A. Ánh sáng nhìn thấy.

B. Tia tử ngoại.

C. Tia X.

D. Tia hồng ngoại.

Câu hỏi 9 :

Trong các bức xạ phát ra từ nguồn là vật được nung nóng, bức xạ nào cần nhiệt độ của nguồn cao nhất ?

A. Ánh sáng nhìn thấy.

B. Tia tử ngoại.

C. Tia hồng ngoại.

D. Tia X.

Câu hỏi 10 :

Theo nội dung thuyết lượng tử, phát biểu nào sau đây sai?

A. Photon tồn tại trong cả trạng thái chuyển động và đứng yên. 

B. Trong chân không, photon bay với vận tốc c=3.108 m/s dọc theo các tia sáng. 

C. Photon của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có năng lượng khác nhau. 

D. Năng lượng của một photon không đổi khi truyền trong chân không.

Câu hỏi 11 :

Chọn câu sai. Định luật Len–xơ là định luật

A. cho phép xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

B. khẳng định dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

C. khẳng định dòng điện cảm ứng xuất hiện khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động này.

D. cho phép xác định lượng nhiệt toả ra trong vật dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu hỏi 12 :

Để xác định một điểm trong không gian có từ trường hay không, ta đặt tại đó một

A. điện tích.

B. kim nam châm.

C. sợi dây dẫn.

D. sợi dây tơ.

Câu hỏi 13 :

Trong phản ứng hạt nhân có sự bảo toàn

A. số proton.

B. số nuclon.

C. số notron.

D. động năng.

Câu hỏi 42 :

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia tử ngoại.

B. Tia X có tần số lớn hơn tần số của tia hồng ngoại.

C. Tia X có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.

D. Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào.

Câu hỏi 43 :

Câu nào dưới đây nói về quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là sai? Quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là quá trình dẫn điện trong chất khí

A. khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện.

B. do tác nhân ion hóa từ ngoài

C. không cần tác nhân ion hóa từ ngoài.

D. thường gặp: tia lửa điện, hồ quang điện.

Câu hỏi 49 :

Chỉ ra ý sai. Hạt nhân hiđrô H11

A. có điện tích +e.

B. không có độ hụt khối.

C. có năng lượng liên kết bằng 0.

D. kém bền vững nhất.

Câu hỏi 51 :

Kết luận nào không đúng với âm nghe được?

A. Âm nghe càng cao nếu chu kì âm càng nhỏ.

B. Âm nghe được là các sòng cơ có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz.

C. Âm sắc, độ to, độ cao, cường độ và mức cường độ âm là các đặc trưng sinh lí của âm.

D. Âm nghe được có cùng bản chất với siêu âm và hạ âm.

Câu hỏi 63 :

Giới hạn quang điện của bạc là 0,260±0,001 μm. Công thoát electron của bạc là

A. 7,64±0,03.10-19 J

B. 7,64.10-19 J

C. 7,64±0,02.10-19 J

D. 7,64±0,03.10-18 J

Câu hỏi 68 :

Hai dao động điều hòa cùng phương cùng chu kì có phương trình lần lượt là x1=6sin2,5πt cm x2=6cos2,5πt cmPhương trình dao động tổng hợp là

A. x=8,5cos2,5πt-π/4 cm

B.  x=8,5cos2,5πt+π/4 cm

C. x=42cos2,5πt+π/4 cm

D. x=22cos2,5πt+π/2 cm.

Câu hỏi 81 :

Khi bị nung nóng đến 3000°C thì thanh vonfam phát ra

A. tia Rơn–ghen, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.

B. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn–ghen

C. tia tử ngoại, tia Rơn–ghen và tia hồng ngoại.

D. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại.

Câu hỏi 82 :

Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều:

A.  có thể kích thích phát quang một số chất.

B.  là các tia không nhìn thấy.

C.  không có tác dụng nhiệt.

D.  bị lệch trong điện trường.

Câu hỏi 83 :

Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng 0,73 μm. Ánh sáng này có màu

A.  vàng.

B.  đỏ.

C.  lục.

D.  tím

Câu hỏi 86 :

Có hai dao động cùng phương cùng tần số được mô tả trong đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, có thể kết luận.

A. Hai dao động cùng pha.

B. Dao động 1 sớm pha hơn dao động 2.

C. Dao động 1 trễ pha hơn dao động 2.

D. Hai dao động vuông pha

Câu hỏi 87 :

Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm M qua điểm N rồi trở lại điểm M. Công của lực điện

A. trong cả quá trình bằng 0.

B. trong quá trình M đến N là dương. 

C. trong quá trình N đến M là dương.

D. trong cả quá trình là dương.

Câu hỏi 88 :

Mắt lão nhìn thấy vật ở xa vô cùng khi

A. đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.

B. đeo kính phân kì và mắt không điều tiết.

C. mắt không điều tiết.

D. đeo kính lão.

Câu hỏi 90 :

Sóng cơ là gì?

A. Là dao động lan truyền trong một môi trường.

B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường.

C. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.

D. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.

Câu hỏi 91 :

Hiện tượng phân li các phân tử hòa tan trong dung dịch điện phân

A. là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân.

B. là nguyên nhân duy nhất của sự xuất hiện dòng điện chạy qua chất điện phân.

C. là dòng điện trong chất điện phân.

D. tạo ra hạt tải điện trong chất điện phân.

Câu hỏi 97 :

Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?

A.  Tia γ.

B.  Tia α

C.  Tia β+.

D.  Tia β-.

Câu hỏi 121 :

Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí, hình thành do

A. phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hoá.

B. catôt bị nung nóng phát ra êlectron. 

C. quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí. 

D. chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hoá.

Câu hỏi 123 :

Yếu tố nào kể sau không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác của kính lúp khi quan sát một vật kích thước cỡ mm khi ngắm chừng ở vô cực?

A. Kích thước của vật.

B. Đặc điểm của mắt.

C. Đặc điểm của kính lúp.

D. Đặc điểm của mắt và của kính lúp.

Câu hỏi 125 :

Chiếu chùm electron có động năng lớn vào tấm kim loại thì xuất hiện bức xạ điện từ gọi là

A. tia gama.

B. tia tử ngoại.

C. tia hồng ngoại.

D. tia X.

Câu hỏi 126 :

Chọn câu đúng. Trạng thái dừng là:

A. trạng thái êlectrôn không chuyển động quanh hạt nhân.

B. trạng thái hạt nhân không dao động.

C. trạng thái đứng yên của nguyên tử.

D. trạng thái ổn định của hệ thống nguyên tử.

Câu hỏi 128 :

Một con lắc đơn dao động tại một nơi nhất định (bỏ qua lực cản). Lực căng của sợi dây có giá trị lớn nhất khi vật nặng qua vị trí

A. mà tại đó thế năng bằng động năng.

B. vận tốc của nó bằng 0.

C. cân bằng.

D. mà lực kéo về có độ lớn cực đại.

Câu hỏi 130 :

Âm của một cái đàn ghi ta và của một cái kèn phát ra mà tai người phân biệt được khác nhau thì không thể có cùng

A. cường độ âm.

B. mức cường độ âm.

C. tần số âm.

D. đồ thị dao động âm.

Câu hỏi 132 :

Tia α

A. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng trong chân không.

B. là dòng các hạt nhân H24e

C. không bị lệch khi đi qua điện trường và từ trường.

D. là dòng các hạt nhân nguyên tử hiđrô.

Câu hỏi 133 :

Hình vẽ biểu diễn một sóng ngang đang truyền về phía phải. P và Q là hai phần tử thuộc môi trường sóng truyền qua. Hai phần tử P và Q chuyển động như thế nào ngay tại thời điểm đó?

A. Cả hai chuyển động về phía phải.

B. P chuyển động xuống còn Q thì lên.

C. P chuyển động lên còn Q thì xuống.

D. Cả hai đang dừng lại.

Câu hỏi 134 :

Vật  dao động tắt dần có

A. cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.

B. thế năng luôn giảm theo thời gian.

C. li độ luôn giảm dần theo thời gian.

D. pha dao động luôn giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 136 :

Năng lượng toả ra trong phản ứng nhiệt hạch lớn hơn năng lượng toả ra trong phản ứng phân hạch vì

A. phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở nhiệt đô rất cao. 

B. mỗi phản ứng nhiệt hạch toả ra một năng lượng lớn hơn năng lượng mà mỗi phản ứng phân hạch toả ra. 

C. cùng một lượng nhiên liệu của phản ứng nhiệt hạch tỏa ra một lượng năng lượng lớn hơn năng lượng mà cùng một lượng nhiên liệu của phản ứng phân hạch tỏa ra. 

D. các hạt nhân tham gia vào phản ứng nhiệt hạch “nhẹ hơn” các hạt nhân tham gia vào phản ứng phân hạch.

Câu hỏi 161 :

Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào?

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật.

B. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.

C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

Câu hỏi 163 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy. 

C. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ. 

D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

Câu hỏi 164 :

Siêu âm là âm

A. có tần số lớn.

B. có cường độ rất lớn.

C. có tần số trên 20000Hz.

D. truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm.

Câu hỏi 165 :

Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu tơn nhằm chứng minh

A. sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc. 

B. lăng kính không làm đổi màu sắc của ánh sáng qua nó. 

C. ánh sáng Mặt Trời không phải ánh sáng đơn sắc. 

D. ánh sáng có bất kì màu gì, khi qua lăng kính cũng bị lệch về phía đáy.

Câu hỏi 167 :

Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất bán dẫn tinh khiết

A. tăng.

B. giảm.

C. không đổi.

D. có khi tăng có khi giảm.

Câu hỏi 168 :

Trong phản ứng hạt nhân: F919+pO816+X, hạt X là

A. êlectron.

B. pôzitron.

C. prôtôn.

D. hạt α.

Câu hỏi 169 :

Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó. 

B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ. 

C. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ. 

D. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

Câu hỏi 170 :

Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo song song với các đường sức từ, thì

A. Chuyển động của electron tiếp tục không bị thay đổi.

B. Hướng chuyển động của electron bị thay đổi. 

C. Vận tốc của electron bị thay đổi. 

D. Năng lượng của electron bị thay đổi.

Câu hỏi 171 :

Có hai phản ứng hạt nhân: 

A. Cả hai phản ứng đều ứng vói sự phóng xạ. 

B. Cả hai phản ứng đều ứng với sự phân hạch. 

C. Phản ứng (1) ứng với sự phóng xạ; phản ứng (2) ứng với sự phân hạch. 

D. Phản ứng (1) ứng với sự phân hạch; phản ứng (2) ứng vói sự phóng xạ.

Câu hỏi 174 :

Từ thông qua một vòng dây dẫn là ϕ=2.10-2/πcos100πt+π/4 Wb.  Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là

A. e = –2sin(100πt + π/4) (V).

B. e = +2sin(100πt + π/4) (V).

C. e = –2sin100πt (V)

D. e = 2πsin100πt (V).

Câu hỏi 175 :

Công thoát electron của kẽm là 3,55±0,01 eV. Giới hạn quang điện của kẽm là

A. 0,350 ± 0,001 μm.

B. 0,350 μm.

C. 0,350 ± 0,002 μm.

D. 0,340 ± 0,001 μm.

Câu hỏi 183 :

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động 6 V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1=R2=30 Ω; R3=7,5 Ω. Chọn phương án đúng.

A. Điện trở tương đương của mạch ngoài là 6 Ω.

B. Hiệu điện thế hai cực nguồn điện là 5 V.

C. Cường độ dòng điện chạy qua R1 là 0,3 A. 

D. Cường độ dòng điện chạy qua R3 là 0,8 A.

Câu hỏi 205 :

Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng

A. tăng lên gấp đôi.

B. giảm đi một nửa.

C. giảm đi bốn lần.

D. không thay đổi.

Câu hỏi 208 :

Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn. 

B. Siêu âm có thể  bị phản xạ khi gặp vật cản. 

C. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz. 

D. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.

Câu hỏi 209 :

Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0 < φ < 0,5π) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó

A. gồm điện trở thuần, tụ điện có dung kháng ZC và cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL<ZC

B. gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm (cảm thuần). 

C. gồm cuộn thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện. 

D. gồm điện trở thuần, tụ điện có dung kháng ZC và cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL>ZC.

Câu hỏi 218 :

Hạt tải điện trong kim loại là

A. các electron của nguyên tử.

B. electron ở lớp trong cùng của nguyên tử. 

C. các electron hóa trị đã bay tự do ra khỏi tinh thể. 

D. các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

Câu hỏi 219 :

Phát biểu nào sau đây đúng? Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm

A. nằm theo hướng của lực từ.

B. ngược hướng với đường sức từ.

C. nằm theo hướng của đường sức từ.

D. ngược hướng với lực từ.

Câu hỏi 222 :

Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng nhiệt hạch?

A. n10+U23592X54e139+S37r95+2n10

B. H21+H31H2e4+2n10

C. n10+U23592B56a144+K36r89+3n10

D. P84o210H2e4+P82b206

Câu hỏi 223 :

Trong các tia sau, tia nào là dòng các hạt không mang điện tích?

A. tia γ

B. tia β+

C. tia α

D. tia β-

Câu hỏi 235 :

Các kí hiệu trong sơ đồ hình vẽ như sau: (1) Đèn; (2) Chùm sáng; (3) Quang điện trở; (4) Rơle điện từ; (5) Còi báo động.

A. Đèn 1 tắt thì còi báo động không kêu.

B. Rơle 4 hút khóa k thì còi báo động kêu.

C. Còi báo động chỉ kêu khi có chùm sáng 2 chiếu vào quang điện trở 3.

D. Còi báo động chỉ kêu khi chùm sáng 2 bị chắn.

Câu hỏi 242 :

Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi

A. trong mạch có một nguồn điện.

B. mạch điện được đặt trong một từ trường đều.

C. mạch điện được đặt trong một từ trường không đều.

D. từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian.

Câu hỏi 243 :

Vật liệu nào sau đây không thể làm nam châm?

A. Sắt non.

B. Đồng ôxit.

C. Sắt ôxit.

D. Mangan ôxit.

Câu hỏi 245 :

Trong hiện tượng khúc xạ, góc khúc xạ

A. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.

B. bao giờ cũng lớn hơn góc tới.

C. có thể bằng 0.

D. bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

Câu hỏi 246 :

Trong các tia sau tia nào trong y học dùng để chụp các vùng xương bị tổn thương?

A. Tia hồng ngoại.

B. Tia X.

C. Tia tử ngoại.

D. Tia gama.

Câu hỏi 247 :

Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không. 

B. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại. 

C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại. 

D. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

Câu hỏi 248 :

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch khuếch đại có tác dụng

A. tăng bước sóng của tín hiệu.

B. tăng tần số của tín hiệu.

C. tăng chu kì của tín hiệu.

D. tăng cường độ của tín hiệu.

Câu hỏi 262 :

Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số

A. prôtôn nhưng khác số nuclôn.

B. nuclôn nhưng khác số nơtron.

C. nuclôn nhưng khác số prôtôn.

D. nơtron nhưng khác số prôtôn.

Câu hỏi 264 :

Công suất bức xạ của Mặt Trời là 3,9.1026 W. Năng lượng Mặt Trời tỏa ra trong một ngày là

A. 3,3696.1030 J

B. 3,3696.1029 J

C. 3,3696.1032 J

D. 3,3696.1031 J

Câu hỏi 279 :

Mắc đoạn mạch RLC nối tiếp với máy phát điện xoay chiều 1 pha, trong đó chỉ thay đổi được tốc độ quay của phần ứng. Khi tăng dần tốc độ quay của phần ứng từ giá trị rất nhỏ thì cường độ hiệu dụng trong đoạn mạch sẽ

A. tăng từ 0 đến giá trị cực đại Imax rồi giảm về giá trị I1 xác định. 

B. tăng từ giá trị I1 xác định đến giá trị cực đại Imax rồi giảm về 0. 

C. giảm từ giá trị I1 xác định đến giá trị cực tiểu Imin rồi tăng đến giá trị I2 xác định.

D. luôn luôn tăng.

Câu hỏi 282 :

Theo định luật khúc xạ thì

A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng. 

B. góc khúc xạ có thể bằng góc tới. 

C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần. 

D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Câu hỏi 283 :

Trong các tia sau, tia nào dùng để sấy khô trong công nghệ chế biến nông sản?

A. tia hồng ngoại.

B. tia X.

C. tia tử ngoại.

D. tia tím.

Câu hỏi 284 :

Chọn câu sai.

A. Khi đặt diện tích S vuông góc với các đường sức từ, nếu S càng lớn thì từ thông có giá trị càng lớn. 

B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb). 

C. Giá trị của từ thông qua diện tích S cho biết cảm ứng từ của từ trường lớn hay bé. 

D. Từ thông là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng 0.

Câu hỏi 288 :

Lực hạt nhân là lực nào sau đây?

A. Lực điện.

B. Lực từ.

C. Lực tương tác giữa các nuclôn.

D. Lực tương tác giữa các thiên hà.

Câu hỏi 289 :

Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Câu hỏi 294 :

Các tần số có thể tạo sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định theo thứ tự tăng dần là f1, f2, f3, f4....Tỉ số hai tần số liên tiếp bằng tỉ số

A. hai số nguyên liên tiếp.

B. tỉ số hai số nguyên lẻ liên tiếp.

C. tỉ số hai nguyên chẵn liên tiếp.

D. tỉ số hai số nguyên tố liên tiếp.

Câu hỏi 299 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. 

B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. 

C. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng. 

D. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

Câu hỏi 300 :

Tia lửa điện hình thành do

A. Catôt bị các ion dương đập vào làm phát ra electron. 

B. Catôt bị nung nóng phát ra electron. 

C. Quá trình tao ra hạt tải điện nhờ điện trường mạnh. 

D. Chất khí bị ion hóa do tác dụng của tác nhân ion hóa.

Câu hỏi 322 :

Tia X

A. có cùng bản chất với sóng vô tuyến.

B. truyền trong chân không với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của tia hồng ngoại. 

C. được phát ra từ nguồn phóng xạ. 

D. trong y tế người ta còn gọi là siêu âm.

Câu hỏi 323 :

Một khung dây dẫn hình chữ nhật không bị biến dạng được đặt trong một từ trường đều ở vị trí (1) mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ. Sau đó, cho khung dây quay 90° đến vị trí (2)  vuông góc với các đường sức từ. Khi quay từ vị trí (1) đến vị trí (2)

A. không có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây. 

B. có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo chiều ADCB. 

C. có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo chiều ABCD. 

D. có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây lúc đầu theo chiều ABCD sau đó đổi chiều ngược lại.

Câu hỏi 324 :

Theo quan điểm của thuyết lượng tử, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi ánh sáng truyền đi các phôtôn ánh sáng không đổi, không phụ thuộc khoảng cách đến nguồn sáng. 

B. Chùm ánh sáng là một dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn mang năng lượng. 

C. Các phôtôn có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau. 

D. Cường độ chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôtôn trong chùm.

Câu hỏi 325 :

Trong các phản ứng hạt nhân sau, phản ứng nào thu năng lượng?

A. n+U92235B5689a+K3689r+3n

B. T13+D12H24e+n

C. C6123H34e

D. P84210oP82206b+H24e

Câu hỏi 326 :

Sự phóng xạ và sự phân hạch không có cùng đặc điểm nào sau đây?

A. biến đổi hạt nhân.

B. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

C. tạo ra hạt nhân bền vững hơn.

D. xảy ra một cách tự phát.

Câu hỏi 328 :

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Biên độ dao động của sóng âm càng lớn thì âm càng cao. 

B. Sóng âm là một sóng cơ. 

C. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền âm. 

D. Sóng âm không truyền được trong chân không.

Câu hỏi 331 :

Sóng âm không truyền được trong

A. thép.

B. không khí.

C. chân không.

D. nước.

Câu hỏi 332 :

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn dây và tụ điện C. Điện áp đầu cuộn dây nhanh pha 90°so với dòng điện qua đoạn mạch

A. chỉ khi trong mạch có cộng hưởng điện.

B. chỉ xảy ra ZL>ZC.

C. khi điện trở hoạt động của cuộn dây bằng 0.

D. khi mạch chỉ có cuộn dây.

Câu hỏi 333 :

Trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời chạy qua đoạn mạch không phụ thuộc vào

A. điện dung của tụ điện.

B. độ tự cảm của cuộn dây.

C. điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.

D. tần số của điện áp xoay chiều.

Câu hỏi 336 :

Tia hồng ngoại và tử ngoại

A. đều có khả năng tác dụng lên kính ảnh và làm phát quang một số chất. 

B. đều là sóng điện từ nhưng vận tốc truyền trong chân không khác nhau. 

C. đều truyền thẳng (không bị lệch) khi đi qua khoảng giữa hai bản tụ điện. 

D. không gây ra được các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

Câu hỏi 337 :

ột vật thực hiện dao động điều hòa theo phương trình: x=8cos20πt+π/2 cm thời gian đo bằng giây. Chu kỳ, tần số dao động của vật là:

A. T = 20 s; f = 10 Hz.

B. T = 0,1 s; f = 10 Hz.

C. T = 0,2 s; f = 20 Hz.

D. T = 0,05 s; f = 20 Hz.

Câu hỏi 338 :

Một kim loại có công thoát là 2,5 eV. Tính giới hạn quang điện của kim loại đó:

A. 0,4969 μm

B. 0,649 μm.

C. 0,325 μm.

D. 0,229 μm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK