Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 11 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trãi

Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 11 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trãi

Câu hỏi 1 :

Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là 

A. nước

B. ion khoáng

C. nước và ion khoáng 

D. Saccarôza và axit amin

Câu hỏi 2 :

Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: 

A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước)

B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)

C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn 

D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ

Câu hỏi 3 :

Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng

A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động

B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ

C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác

D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ

Câu hỏi 5 :

Thoát hơi nước có những vai trò nào sau đây?(1) Tạo lực hút đầu trên.

A. (1), (3) và (4)

B. (1), (2) và (3)

C. (2), (3) và (4) 

D. (1), (2) và (4)

Câu hỏi 6 :

Ở thực vật sống trên cạn, lá thoát hơi nước qua con đường nào sau đây? 

A. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá

B. Qua thân, cành và khí khổng

C. Qua khí khổng và lớp cutin 

D. Qua khí khổng không qua lớp cutin

Câu hỏi 7 :

Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây? 

A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh

B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh

C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh 

D. Vận tốc bé và được điều chỉnh

Câu hỏi 8 :

Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật là: 

A. lượng nước thoát ra nhỏ, có thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng

B. lượng nước thoát ra lớn, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng

C. lượng nước thoát ra nhỏ, không thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng 

D. lượng nước thoát ra lớn, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng

Câu hỏi 9 :

Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là 

A. nhiệt độ

B. ánh sáng

C. hàm lượng nước 

D. ion khoáng

Câu hỏi 10 :

Tế bào khí khổng ở lá đóng – mở rất nhanh khi mất nước hoặc trương nước nhờ có cấu tạo: 

A. Thành trong dày, thành ngoài dày

B. Thành trong dày, thành ngoài mỏng

C. Thành trong mỏng, thành ngoài mỏng 

D. Thành trong mỏng, thành h ngoài dày

Câu hỏi 12 :

Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất: 

A. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng

B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm

C. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn

D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước

Câu hỏi 13 :

Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước? 

A. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước

B. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng

C. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước 

D. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng

Câu hỏi 15 :

Các nguyên tố đại lượng (đa lượng) gồm: 

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn

C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu 

D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg

Câu hỏi 16 :

Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? 

A. Sắt, Molipden

B. Phôtpho, Kali

C. Hiđrô, Lưu huỳnh 

D. Nitơ, Magie

Câu hỏi 18 :

Ý nào không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?    

A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng

B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học

C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng

D. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo sự chuyển hoá về chức năng

Câu hỏi 19 :

Điểu nào sau đây đúng khi nói về cơ quan tiêu hóa dạng ống? 

A. Enzim tiêu hóa được bài tiết từ Lizôxôm

B. Hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào

C. Ống tiêu hóa thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã 

D. Các tế bào bài tiết dịch tiêu hóa luôn nằm ngay trên thành của ống tiêu hóa

Câu hỏi 20 :

Thứ tự nào sau đây đúng với thứ tự từ trước về sau của một đoạn ống tiêu hóa của chim? 

A. Thực quản → dạ dày tuyến → diều → dạ dày cơ

B. Diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → thực quản

C. Thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ 

D. Diều → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ

Câu hỏi 21 :

Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa cùa người 

A. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn

B. miệng → thực quán → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn

C. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn 

D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn

Câu hỏi 22 :

Phân áp O2 và CO2 trong tế bào so với ngoài cơ thể như thế nào?  

A. Trong tế bào, phân áp O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ thể

B. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn so với ngoài cơ thể

C. Trong tế bào, phân áp O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể 

D. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể

Câu hỏi 23 :

Côn trùng có hình thức hô hấp nào?     

A. hô hấp bằng mang

B. Hô hấp bằng phổi

C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí 

D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

Câu hỏi 24 :

Nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào vì:    

A. Một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang

B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản

C. Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể

D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào màu trước khi ra khỏi phổi

Câu hỏi 25 :

Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi thú có: 

A. khối lượng lớn hơn

B. cấu trúc phức tạp hơn

C. có kích thước lớn hơn 

D. có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn

Câu hỏi 26 :

Chim hô hấp nhờ: 

A. phổi

B. hệ thống túi khí và phổi

C. mang 

D. qua bề mặt cơ thể

Câu hỏi 28 :

Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra:  

A. Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim

B. Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim

C. Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim 

D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim

Câu hỏi 29 :

Ở các động vật có xương sống, máu trao đổi chất với tế bào qua:     

A. thành tĩnh mạch, mao mạch

B. thành mao mạch

C. thành động mạch, mao mạch 

D. thành động mạch, tĩnh mạch

Câu hỏi 30 :

Các động vật có hệ tuần hoàn kín, máu có có màu đỏ là do:      

A. sắc tố hô hấp có chứa Fe

B. sắc tố hô hấp chứa Cu

C. sắc tố hô hấp chứa Ca 

D. sắc tố hô hấp chứa Zn

Câu hỏi 31 :

Hoạt động nào sau đây không phải của gan? 

A. Nơi dự trữ đường cho cơ thể

B. Điều hòa hoạt động trao đổi đường của cơ thể

C. Điều khiển quá trình lọc máu qua cầu thận để tạo nước tiểu 

D. Điều tiết các chất dinh dưỡng sau quá trình hấp thu vào máu đến các mô

Câu hỏi 32 :

Khi lượng protein huyết tương giảm làm giảm áp suất thẩm thấu của máu sẽ dẫn đến bệnh nào sau đây? 

A. Bệnh giảm đường huyết

B. Đái tháo đường

C. Viêm thận

D. Phù nề do ứ nước ở các mô

Câu hỏi 33 :

Hoạt động nào sau đây có tác dụng điều chỉnh nồng độ CO2 trong máu? 

A. Bài tiết mồ hôi

B. Đào thải nước tiểu

C. Thông khí phổi 

D. Hấp thu nước ở ống thận

Câu hỏi 34 :

Hoạt động của thận tham gia điều chỉnh thành phần nào sau đây? 

A. nồng độ bicacbonat trong máu

B. Lượng glicogen dự trữ trong gan

C. Nồng độ glucôzơ trong máu 

D. Lượng mỡ dự trữ trong các mô mỡ

Câu hỏi 35 :

Cơ thể động vật chống nóng bằng phương thức nào sau đây? 

A. Tăng tỏa nhiệt và sinh nhiệt của cơ thể

B. Tăng tỏa nhiệt và giảm sinh nhiệt của cơ thể

C. Giảm tỏa nhiệt và sinh nhiệt của cơ thể 

D. Giảm tỏa nhiệt và tăng sinh nhiệt của cơ thể

Câu hỏi 36 :

Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm 

A. Diễn ra chậm, theo một hướng xác định

B. Là vận động sinh trưởng của thực vật

C. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích 

D. Luôn tránh xa tác nhân kích thích

Câu hỏi 37 :

Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là 

A. Sự tăng nhiệt độ trong tế bào

B. Hocmon sinh trưởng

C. Sự thay đổi độ pH trong tế bào

D. Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào

Câu hỏi 39 :

Khi đặt một cây non nằm ngang. Sau một thời gian, rễ cây cong xuống. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở rễ? 

A. Mặt trên và mặt dưới rễ có lượng auxin ngang nhau

B. Mặt trên và mặt dưới rễ có lượng axit abxixic ngang nhau

C. Mặt trên có auxin, mặt dưới rễ có axit abxixic 

D. Mặt trên có axit abxixic, mặt dưới rễ có auxin

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK