Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 10 Chương 3

Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 10 Chương 3

Câu hỏi 1 :

Cho 3 ion: Na+, Mg2+, F-. Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau.

B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau.

C. 3 ion trên có số electron giống nhau.

D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.

Câu hỏi 2 :

Trong phân tử NH4NO3 số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ lần lượt là

A. +5 và -3.            

B. +5 và +5.

C. -3 và +5.     

D. -3 và -5.

Câu hỏi 3 :

Liên kết ion khác với liên kết cộng hóa trị ở

A. tính định hướng và tính bão hòa.

B. việc tuân theo quy tắc bát tử.

C. việc tuân theo nguyên tắc xen phủ đám mây electron nhiều nhất.

D. tính định hướng.

Câu hỏi 4 :

Cho nguyên tố clo (Z=17). Cấu hình electron của ion Cl- là

A. 1s22s22p63s23p4.    

B. 1s22s22p63s23p5.

C. 1s22s22p63s23p6.

D. 1s22s22p63s23p64s1.

Câu hỏi 5 :

Khí amoniac (NH3) được tìm thấy với số lượng nhỏ trong khí quyển do đạm động vật và thực vật thối rữa, có tác dụng cung cấp phân đạm cho cây. Khí NH3 tan tốt trong nước vì

A. NH3 có liên kết ion trong phân tử.

B. NH3 có liên kết cộng hóa trị không phân cực trong phân tử.

C. NH3 là chất khí, có mùi khai.

D. NH3 có liên kết cộng hóa trị phân cực trong phân tử.

Câu hỏi 6 :

Trong phản ứng hóa học, nguyên tử Na không hình thành được

A. ion Na.      

B. cation Na.

C. anion Na.       

D. ion đơn nguyên tử Na.

Câu hỏi 7 :

Kiểu liên kết trong KCl, N2, NH3 lần lượt là

A. ion, cộng hóa trị không phân cực, cộng hóa trị không cực.

B. ion, cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị không phân cực.

C. ion, cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị có cực.

D. ion, cộng hóa trị không phân cực, cộng hóa trị có cực.

Câu hỏi 8 :

Trong phản ứng: 2Na+Cl2→2NaCl có sự hình thành

A. cation natri và clorua.      

B. anion natri và cation clorua.

C. anion natri và clorua.   

D. cation natri và anion clorua.

Câu hỏi 10 :

Chọn phát biểu sai về ion

A. Ion là phần mang điện.

B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu hỏi 11 :

Chỉ ra nhận định đúng trong các câu sau

A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.

D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử cực yếu.

Câu hỏi 12 :

Chỉ ra phát biểu sai về phân tử CO2

A. Phân tử có cấu tạo góc.

B. Liên kết giữa nguyên tử O và C là phân cực.

C. Phân tử CO2 không phân cực.

D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Câu hỏi 13 :

Liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một chiều hay nhiều cặp electron chung, gọi là

A. liên kết ion.        

B. liên kết ion cộng hóa trị.

C. liên kết kim loại.      

D. liên kết hiđro.

Câu hỏi 14 :

Phân tử nào sau đây chỉ tồn tại liên kết đơn giữa các nguyên tử?

A. N2      

B. O2.          

C. F2.      

D. CO2.

Câu hỏi 15 :

Cho các dãy chất sau: KBr, HBr, H2. Liên kết trong phân tử nào phân cực mạnh nhất?

A. KBr.     

B. H2.

C. HBr.      

D. chúng phân cực giống nhau.

Câu hỏi 16 :

Cho các hợp chất HCl, CsF, H2O, NH3. Hợp chất không có liên kết cộng hóa trị là

A. HCl.          

B. CsF.      

C. H2O.        

D. NH3.

Câu hỏi 18 :

Chỉ ra các anion đa nguyên tử trong các ion sau: (1) NO3-, (2) SO42-, (3) Na+, (4) Br-, (5) NH4+?

A. (2), (5).       

B. (1), (2)      

C. (2), (3).     

D. (2), (4).

Câu hỏi 20 :

Liên kết trong phân tử BaCl2 là

A. liên kết cộng hoá trị phân cực.

B. liên kết ion.

C. liên kết cộng hóa trị không cực.

D. liên kết kim loại.

Câu hỏi 21 :

Cho các hợp chất sau: NH3(1), MgO (2), FeO (3), HNO3 (4), CaS (5). Các phân tử có liên kết ion là

A. (1), (4).             

B. (2), (3), (5).

C. (1), (2), (3), (5).      

D. (1), (2), (3).

Câu hỏi 22 :

Cho các nguyên tố có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 48, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Nguyên tó trên có thể ạo được mấy oxit và mấy hiđroxit bền? Liên kết trong các oxit và hiđroxit thuộc loại nào ?

A. 2 oxit gồm liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. 2 oxit và 2 hiđroxit đều gồm hai liên kết cộng hóa trị phân cực

C. 3 oxit và 2 hi đroxit đều gồm hai liên kết cộng hóa trị phân cực

D. 2 oxit và 2 hiđroxit đều gồm hai liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu hỏi 24 :

Cation X+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Bản chất liên kết giữa X với oxi là

A. vừa ion, vừa cộng hóa trị.

B. cộng hóa trị phân cực.

C. ion.

D. cộng hóa trị không phân cực.

Câu hỏi 25 :

Cho các chất và ion sau: NH4+, NH3, NO3-, N2O5, N2O, NO, NO2, NO2-. Số oxi hóa của nitơ trong các chất và ion trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:

A. NH4+< N< N2O < NO < NO2- < NO2 < NO3-.

B. NH3 < N2 < N2O < NO < NO2- < NO2 < NO3-.

C. NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2- < N2O5.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 26 :

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực được tạo thành giữa hai nguyên tử phi kim giống nhau.

B. Số oxi hóa của oxi trong tất cả các hợp chất đều là -2.

C. Các nguyên tử phi kim luôn có số oxi hóa âm trong các hợp chất với kim loại.

D. Lien kết được hình thành giữa một kim loại và một phi kim bất kì thuộc loại liên kết ion.

Câu hỏi 28 :

Độ âm diện của nitơ bằng 3,04 của clo là 3,16 khác nhau không đáng kể nhưng ở điều kiện thường khả năng phản ứng của nitơ kém hơn clo là do

A. clo là halogen có hoạt tính hóa học mạnh.

B. điện tích hạt nhân của nitơ nhỏ hơn của clo.

C. nitơ có liên kết ba còn clo có liên kết đơn.

D. trên trái đất hàm lượng nitơ nhiều hơn clo.

Câu hỏi 29 :

Trong các chất sau, chất có liên kết ion là

A. N2, CH4, NCl3.   

B. AIN, AlCl3, NaBr.

C. NaBr, MgO, CaO.    

D. AlCl3, NaBr, MgO.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK