Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề kiểm tra HK2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình, Thái Nguyên

Đề kiểm tra HK2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình, Thái Nguyên

Câu hỏi 1 :

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ngày 26 tháng 4 năm 1975 gắn liền với sự kiện nào?

A. Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.

B. Miền Nam hoàn toàn giải phóng.

C. Quần đảo Trường Sa được giải phóng.

D. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng .

Câu hỏi 2 :

Mĩ leo thang đến cực điểm thông qua chiến lược 12 ngày đêm cuối năm 1972 nhằm

A. kết thúc chiến tranh.

B. giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký nhiều hiệp định có lợi cho Mĩ.

C. buộc ta thất bại và đầu hàng chúng.

D. giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký một hiệp định có lợi cho Mĩ.

Câu hỏi 3 :

Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari?

A. Trong chiến tranh đặc biệt.

B. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

C. Trong chiến tranh cục bộ.

D. Trong Viêt Nam hóa chiến tranh.

Câu hỏi 4 :

Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi?

A. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

B. Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

C. Mĩ làm lễ cuốn cờ và rút về nước.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

Câu hỏi 5 :

Chiến thắng nào được coi là “Ấp Bắc” đối với quân đội Mĩ?

A. Chiến thắng trong mùa khô 1965-1966.

B. Chiến thắng xuân Mậu Thân (1968).

C. Chiến thắng trong mùa khô 1966-1967.

D. Chiến thắng Vạn Tường (1965).

Câu hỏi 6 :

Trong cuộc phản công mùa khô lần thứ hai của Mĩ (1966 -1967), cuộc hành quân nào lớn nhất?

A. Xê-đa-phôn.

B. Ánh sáng sao.

C. Át –tơn -bô-rơ.

D. Gian-xơn-xi-ti.

Câu hỏi 7 :

Đại hội nào của Đảng cộng sản Việt Nam đi vào lịch sử là Đại hội đổi mới toàn diện?

A. Đại hội V (3/1982).

B. Đại hội IV (12/1976).

C. Đại hội VI (12/1986).

D. Đại hội VII (6/1991).

Câu hỏi 8 :

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, sự kiện nào được đồng chí Nguyễn Chí Thanh nhận định là "ý Đảng lòng dân gặp nhau"?

A. Chiến thắng Ấp Bắc.

B. Chiến thắng Bình Giã.

C. Miền Nam đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".

D. Phong trào Đồng Khởi.

Câu hỏi 9 :

Đập tan cuộc hành quân” Lam Sơn 719 “ ( 12/2 đến 23-3-1971) có sự phối hợp của quân đội nước nào?

A. Quân đội Việt Nam, quân dân Cam pu chia.

B. Quân đội Việt Nam, quân dân Lào.

C. Quân đội Việt Nam, Lào, Cam pu chia.

D. Quân dân Lào, Cam pu chia.

Câu hỏi 10 :

Chiến dịch nào đã mở màn cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975?

A. Trị Thiên.

B. Huế - Đà Nẵng.

C. Hồ Chí Minh.

D. Tây Nguyên.

Câu hỏi 11 :

Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh nằm trong chiến lược nào của Mĩ?

A. Ngăn đe thực tế.

B. Phản ứng linh hoạt.

C. Bên miệng hố chiến tranh.

D. Chính sách thực lực.

Câu hỏi 12 :

Từ ngày 5 đến ngày 10 - 9 - 1960 tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện gì?

A. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương Đảng.

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

Câu hỏi 13 :

Ngày 17/1/1960 cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm là:

A. Châu Thành, Giồng Trôm, Thạnh Phú.

B. Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh.

C. Định Thủy, Châu Thành, Bình Khánh.

D. Phước Hiệp, Bình Khánh, Giồng Trôm.

Câu hỏi 14 :

So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa?

A. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh để đi đến thắng lợi hoàn toàn.

B. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của kẻ thù.

D. Là mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 15 :

Ngày 16-5-1955 gắn với sự kiện lịch sử nào sau đây ở miền Bắc Việt Nam?

A. Quân Pháp rút khỏi Cát Bà (Hải Phòng).

B. Quân Pháp rút khỏi Quảng Ninh.

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

D. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội.

Câu hỏi 16 :

Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng là mục tiêu của kế hoạch

A. Xtalay- Taylo và Giôn xơn- Măcnamara

B. Xtalay- Taylo

C.  "Dồn dân lập ấp chiến lược".

D. Giôn xơn- Măcnamara.

Câu hỏi 17 :

Để mở đầu cho cuộc tiến công chiến lược1972, quân ta tấn công vào

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Quảng Trị.

D. Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 18 :

Em đánh giá như thế nào về quyết định của Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 1-1959?

A. Ra đời sớm so với tình hình cách mạng miền Nam.

B. Ra đời khi cách mạng miền Nam đang phát triển mạnh.

C. Ra đời muộn so với yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

D. Ra đời đúng thời điểm so với tình hình cách mạng miền Nam.

Câu hỏi 19 :

Gây tâm lí hoang mang, tuyệt vọng trong ngụy quân, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước với sức mạnh áp đảo. Đó là ý nghĩa của

A. chiến thắng Huế- Đà Nẵng.

B. chiến thắng Hồ Chí Minh.

C. chiến thắng Tây Nguyên.

D. chiến thắng Phước Long.

Câu hỏi 20 :

Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn đã

A. quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. nhất trí về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

D. bầu cơ quan, lãnh đạo cấp cao của nhà nước, cử Ban dự thảo hiến pháp.

Câu hỏi 22 :

Hội nghị lần thứ 21 (7 - 1973) của Đảng chủ trương đấu tranh trên những mặt trận nào?

A. Quân sự, chính trị, ngoại giao.

B. Chính trị, ngoại giao.

C. Chính trị, quân sự.

D. Quân sự, ngoại giao.

Câu hỏi 23 :

Chiến thắng nào của ta đã làm phá sản mục tiêu chiến lược” tìm diệt” và bình định” của Mĩ?

A. Chiến thắng Ấp Bắc.

B. Chiến thắng Đồng Xoài.

C. Chiến thắng Ba Gia.

D. Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967.

Câu hỏi 24 :

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Cách mạng ruộng đất.

D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

Câu hỏi 25 :

Điểm nổi bật của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

A. thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo.

B. tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

C. luôn lấy sự ổn định chính trị - xã hội làm hàng đầu.

D. Đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm.

Câu hỏi 26 :

Thắng lợi nào đã mở ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

B. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968

C. Phong trào Đồng khởi.

D. Hiệp định Pa ri năm 1973 về Việt Nam

Câu hỏi 27 :

Từ năm 1946 đến 1980, Quốc hội nước ta đã 3 lần thông qua Hiến pháp, đó là

A. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1975, Hiến pháp năm 1980.

B. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1960, Hiến pháp năm 1980.

C. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980.

D. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1976, Hiến pháp năm 1980.

Câu hỏi 28 :

Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” được tiến hành trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

A. Chiến tranh cục bộ.

B. Chiến tranh đặc biệt.

C. Chiến tranh đơn phương.

D. Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu hỏi 29 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

B. Pháp rút quân khỏi Miền Bắc, đất nước sạch bóng quân thù.

C. đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

D. Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.

Câu hỏi 30 :

Điểm khác nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A. dưới sự chỉ huy cuả hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.

B. có sự phối hợp đáng kể cuả lực lượng chiến đấu Mĩ.

C. hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.

D. sử dụng lực lượng chủ yếu là quân nguỵ.

Câu hỏi 31 :

Trong thời kì 1954 - 1975, phong trào nào đánh dấu bước chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công?

A. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.

B. Tìm Mĩ mà đánh lùng Ngụy mà diệt.

C. Phá ấp chiến lược.

D. Đồng khởi.

Câu hỏi 32 :

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954-1975 là gì?

A. Khôi phục kinh tế.

B. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Hoàn thành cải cách ruộng đất.

Câu hỏi 33 :

Chiến thắng nào của ta có tính chất mở màn cho việc đánh lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).

B. Chiếm thằng Đồng Xoài (Biên Hòa).

C. Chiến thắng Ba Gia (Quãng Ngãi).

D. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).

Câu hỏi 34 :

Hình thức đấu tranh chống "Chiến tranh đặc biệt" được Bộ chính trị đề ra là

A. phá ấp chiến lược.

B. đấu tranh chính trị.

C. kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.

D. đấu tranh vũ trang.

Câu hỏi 35 :

Ngày 2 tháng 7 năm 1976 gắn với sự kiện lịch sử nào của Việt Nam?

A. Nước ta được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc.

B. Ngày nước ta lấy tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Trở thành thành viên của tổ chức ASEAN.

D. Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Nam – Bắc.

Câu hỏi 36 :

Yếu tố bất ngờ nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là

A. tiến công vào Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

B. tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

C. mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 5 thành phố ở miền Nam.

D. tiến công vào các vị trí đầu não của Mĩ ở Sài Gòn.

Câu hỏi 37 :

Chọn những cụm từ thích hợp nhất để hoàn thiện nội dung: Đổi mới phải(a), từ kinh tế và chính trị đến (b). Đổi mới kinh tế phải gắn liền với(c) nhưng trọng tâm là(d)

A. toàn diện và đồng bộ, tổ chức tư tưởng văn hóa, đổi mới xã hội, đổi mới chính trị.

B. toàn diện và đồng bộ, văn hóa tư tưởng, đổi mới xã hội, đổi mới kinh tế.

C. toàn diện và đồng bộ, tổ chức tư tưởng văn hóa, đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế.

D. toàn diện và thống nhất, tổ chức tư tưởng văn hóa, đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế.

Câu hỏi 38 :

Nội dung nào không thuộc về ý nghĩa của phong trào Đồng khởi?

A. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

D. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.

Câu hỏi 39 :

"Bất kì tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng là con đường bạo lực cách mạng, ngoài ra không có con đường nào khác". Đó là nội dung của

A. Hội nghị Bộ Chính trị T10/1974.

B. Hội nghị Bộ Chính trị cuối năm 1974 đầu năm 1975.

C. Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (T7/1973).

D. Hội nghị lần thứ 15 của Đảng(T1/1959).

Câu hỏi 40 :

Ngày 06-06-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?

A. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.

B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.

C. Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai.

D. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pari.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK