Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Lịch sử trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Lịch sử trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương lần 1

Câu hỏi 1 :

Nhận định "Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta", được Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra trong bối cảnh

A. xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

B. cách mạng khoa học- công nghệ đang diễn ra.

C. chủ nghĩa xã hội sụp đổ tại Liên Xô và Đông Âu.

D. Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu hỏi 2 :

Kế hoạch quân sự nào của Pháp đã chứng tỏ Mỹ bắt đầu "dính líu" và "can thiệp" vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương?

A. Kế hoạch Rơ -ve

B. Kế hoạch Đờ Lat đơ Tatxinhi.

C. Kế hoạch Bôlae.

D. Kế hoạch Na-va.

Câu hỏi 3 :

Điểm khác nhau cơ bản giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần vương là

A. địa bàn đấu tranh.

B. lực lượng tham gia.

C. mục tiêu đấu tranh.

D. thời gian bùng nổ.

Câu hỏi 4 :

Nhà lãnh đạo đi đầu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ Apácthai ở Nam Phi là

A. Xucácnô.

B. Phiden Cátxtoro.

C. M.Ganđi.

D. N. Mandela. 

Câu hỏi 5 :

Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tại

A. Hội nghị thành lập Đảng tháng 2 – 1930.

B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 10 – 1930.

C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11 – 1939.

D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5 – 1941.

Câu hỏi 6 :

Sau đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ (13 - 17/3/1954), thực dân Pháp rơi vào tình trạng như thế nào?

A. Pháp bị cắt đứt hoàn toàn khả năng tiếp viện bằng đường hàng không.

B. Pháp mất sân bay Mường Thanh và phân khu Bắc.

C. Pháp mất sân bay Hồng Cúm, bị bao vây ở phân khu trung tâm.

D. Pháp mất cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

Câu hỏi 7 :

Yếu tố chủ quan quyết định đến thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là

A. ý thức dân tộc và sự trưởng thành của lực lượng xã hội ở các nước thuộc địa.

B. giai cấp tư sản dân tộc ngày càng đông về số lượng, ý thức được sứ mệnh của mình.

C. giai cấp công nhân xuất hiện và ngày càng trưởng thành, từng bước bước lên vũ đài chính trị.

D. sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc.

Câu hỏi 8 :

Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện từ khi

A. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B. Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi Đồng minh vào Đông Dương.

C. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập đến khi Nhật đầu hàng.

D. Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh.

Câu hỏi 9 :

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là sự kết hợp của những yếu tố nào?

A. Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước.

B. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào vô sản yêu nước

D. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Câu hỏi 11 :

Nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là

A. đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến

B. đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do.

C. đánh đổ đế quốc, phong kiến, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do.

D. đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai.

Câu hỏi 12 :

Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào dân tộc dân chủ trước năm 1930?

A. Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

B. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.

C.

Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.

D. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nền kinh tế Mĩ, Nhật, Tây Âu bị suy thoái từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh làm cho các nước này mất thị trường tiêu thụ.

B. Sự vươn lên của các nền kinh tế mới nổi.

C. Các nước đồng minh không có khả năng trả nợ cho Mĩ.

D. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

Câu hỏi 14 :

Đâu là công thức tổng quát về chiến lược "Chiến tranh cục bộ" mà đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?

A. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu + vũ khí, trang bị, cố vấn Mĩ.

B. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ là chủ yếu + vũ khí, trang bị, cố vấn Mĩ.

C. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ + Quân đồng Minh + quân đội Sài Gòn + cố vấn, trang bị kĩ thuật của Mĩ.

D. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tiến hành bằng quân đồng minh của Mĩ là chủ yếu + vũ khí, trang bị, cố vấn Mĩ.

Câu hỏi 15 :

Chỗ dựa của "chiến tranh đặc biệt" mà Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

A. "ấp chiến lược" và quân đội tay sai.

B. "ấp chiến lược".

C. lực lượng quân đội tay sai.

D. hệ thống cố vấn Mỹ.

Câu hỏi 16 :

Nội dung nào sau đây giải thích không đúng về quá trình khởi nghĩa giành chính quyền trong tổng khởi nghĩa tháng Tám?

A. Việc giành chính quyền có sự kết hợp của lực lượng chính trị và vũ trang.

B. Lực lượng vũ trang có sự phối hợp với lực lượng Đồng minh tiêu diệt phát xít Nhật.

C. Lực lượng vũ trang tuy mới hình thành, nhưng góp phần quan trọng làm nên thắng lợi.

D. Công tác chuẩn bị lực lượng của Đảng diễn ra lâu dài và chu đáo.

Câu hỏi 17 :

Trong phong trào diệt "giặc đói" sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp quan trọng là

A. nghiêm cấm nạn đầu cơ tích trữ.

B. điều hoà thóc gạo giữa các địa phương.

C. chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.

D. tăng gia sản xuất.

Câu hỏi 18 :

Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

B. Trật tự nhiều trung tâm ra đời.

C. Trật tự đa cực được thiết lập.

D. Trật tự đơn cực được xác lập.

Câu hỏi 19 :

Ý nào không phản ánh hậu quả do cuộc Chiến tranh lạnh để lại ?

A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ diễn ra cuộc chiến tranh thế giới mới.

B. Lợi dụng Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, đe dọa an ninh thế giới.

C. Các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang.

D. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ bị phá vỡ.

Câu hỏi 20 :

Mục tiêu chính của thực dân Pháp khi thực hiên kế hoạch Nava là

A. tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta.

B. phá tan căn cứ địa cách mạng.

C. khóa chặt đường liên lạc với bên ngoài.

D. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu hỏi 21 :

Sự kiện nào sau đây được nhận định "mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc"?

A. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.

B. Ngày 2 - 9 - 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, mở ra bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam.

D. Ngày 25 - 8 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng từ Tân Trào về đến Hà Nội.

Câu hỏi 22 :

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định vì

A. đề ra đường lối chính trị đúng đắn và hệ thống tổ chức chặt chẽ.

B. đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

C. lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công.

D. đáp ứng căn bản nguyện vọng của các giai cấp trong xã hội.

Câu hỏi 23 :

Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn?

A. Kí hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

C. Hiệp thương thống nhất 2 miền.

D. Quân Pháp rút khỏi Việt Nam (5-1955).

Câu hỏi 24 :

Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là do

A. yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thòi kì chiến tranh lạnh.

B. bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

D. kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX.

Câu hỏi 25 :

Nội dung nào của Hội nghị Pốtxđam (Đức - tháng 7/1945) đã gây khó khăn cho cách mạng Đông Dương?

A. Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.

B. Liên Xô không tham gia nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật.

C. Phân công nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương.

D. Phân công nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật tại Nhật Bản.

Câu hỏi 26 :

Hiệp định Gionevo năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm

A. biên giới tạm thời. 

B. giới tuyến quân sự tạm thời.

C. ranh giới tạm thời.

D. vị trí tập kết của hai bên.

Câu hỏi 27 :

Điểm giống nhau cơ bản trong con đuờng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

A. cùng đi theo khuynh hướng phong kiến.

B. cùng muốn cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.

C. cùng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. cùng muốn dùng bạo lực để chống Pháp.

Câu hỏi 28 :

Chiến thắng được coi là "Ấp Bắc" đối với quân Mỹ, mở đầu cho cao trào "tìm Mỹ mà đánh,lùng Ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam là:

A. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).

B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).

C. Chiến thắng Tây Ninh.

D. Chiến thắng Trà Bồng (Quảng Ngãi).

Câu hỏi 29 :

Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành căn bản quá trính xâm lược Việt Nam?

A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. 

B. Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết.

C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.

D. Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.

Câu hỏi 30 :

"Đại hội kháng chiến thắng lợi " là nhận định dành cho

A. Đại hội Đảng lần I (1935).

B. Đại hội Đảng lần IV (1976).

C. Đại hội Đảng lần III (1960).

D. Đại hội Đảng lần II (1951).

Câu hỏi 31 :

Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?

A. công nhân xưởng Ba son Bãi công.

B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn.

C. công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn lập Công hội.

D. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.

Câu hỏi 32 :

5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1967 là:

A. Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Singapo, Philippin.

B. Thái Lan, Philippin, Lào, Singapo, Malaixia.

C. Singapo, Malaixia, Mianma, Brunây, Philippin.

D. Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Mianma, Brunây.

Câu hỏi 33 :

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được xem là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã

A. tổ chức phong trào "vô sản hóa" giúp truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin đến với giai cấp công nhân - lực lượng lòng cốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. chuẩn bị trực tiếp những điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. đoàn kết giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. góp phần tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào trong nước.

Câu hỏi 34 :

Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai( 1939- 1945) và chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) đều có điểm giống nhau cơ bản là

A. do sự phát triển không đều về kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản.

B. do mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

C. do sự dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước đế quốc.

D. do cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị.

Câu hỏi 35 :

Ý nghĩa to lớn của phong trào "Đồng khởi" (1959 -1960) là:

A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, buộc Mỹ phải thực hiện cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. Đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

C. Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thể giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Mỹ - Diệm.

D. Mở rộng vùng giải phóng.

Câu hỏi 36 :

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do

A. có tiềm lực kinh tế quốc phòng vuợt trội.

B. Mỹ cắt giảm dần sự bảo trợ về an ninh. 

C. có tiềm lực kinh tế tài chính lớn mạnh.

D. tác động của cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu hỏi 37 :

Những câu thơ sau của Tố Hữu nói đến sự kiện lịch sử nào?"Thủa anh chưa ra đời

A. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

B. Cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam 1945.

C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917.

D. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vécxai.

Câu hỏi 38 :

Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập tổ chức ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo là do

A. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh lan rộng đến khu vực.

B. cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của ba nước Đông Dương đã kết thúc.

C.  chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế, cần phải thay đổi.

D. các tầng lớp nhân dân trong nước biểu tình phản đối, đề nghị thay đổi.

Câu hỏi 39 :

Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là

A. Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. Mỹ phải chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh.

C. đánh đòn bất ngờ làm cho quân Mỹ, quân chư hầu của Mỹ và quân đội Sài Gòn hoảng loạn.

D. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại của mình trong chiến lược "chiến tranh cục bộ".

Câu hỏi 40 :

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968), Mỹ không nhằm thực hiện âm mưu

A. phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

C. cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" đang thất bại ở miền Nam.

D. uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân hai miền Bắc, Nam.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK