Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Toán học Đề trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2018 - Đề số 3

Đề trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2018 - Đề số 3

Câu hỏi 6 :

Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với b?

A. Một mặt phẳng 

B. Hai mặt phẳng 

C. Ba mặt phẳng 

D. Không có mặt phẳng nào 

Câu hỏi 7 :

Gọi \(T_k\) là số hạng không chứa \(x\) trong khai triển của \({\left( {{x^3} + \frac{1}{{{x^3}}}} \right)^{18}},x \ne 0.\) Tìm số hạng \(T_k\).

A. \({T_{10}} = 48820.\)

B. \({T_{10}} = 48620.\)

C. \({T_{11}} = 43758.\)

D. \({T_9} = 48620.\)

Câu hỏi 9 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang và BA là đáy lớn. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).

A. \((SAD) \cap (SBC) = SO\) với \(E = AC \cap BD.\)

B. \((SAD) \cap (SBC) = SE\) với \(E = AD \cap BC.\)

C. \((SAD) \cap (SBC) = \Delta \) với \(S \in \Delta ,\Delta //AD.\)

D. \((SAD) \cap (SBC) = d\) với \(S \in d,d//AB.\)

Câu hỏi 12 :

Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số \(y = 3\sin \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) - 2.\)

A. \(\mathop {Min}\limits_R y =  - 5\) và \(\mathop {Max}\limits_R y = 2.\)

B. \(\mathop {Min}\limits_R y =  - 1\) và \(\mathop {Max}\limits_R y = 1.\)

C. \(\mathop {Min}\limits_R y =  - 5\) và \(\mathop {Max}\limits_R y = 1.\)

D. \(\mathop {Min}\limits_R y =  1\) và \(\mathop {Max}\limits_R y = 5.\)

Câu hỏi 13 :

Cho hai hàm số \(f(x) = \frac{{\cos 2x}}{{1 + {{\sin }^2}3x}}\) và \(g(x) = \frac{{\left| {\sin x} \right| - \cos 3x}}{{2 + {{\tan }^2}x}}\). Mệnh đề nào dưới đây đúng 

A. \(f(x)\) và \(g(x)\) là hàm số chẵn 

B. \(f(x)\) là hàm số lẻ, \(g(x)\) là hàm số chẵn 

C. \(f(x)\) và \(g(x)\) là hàm số lẻ 

D. \(f(x)\) là hàm số chẵn, \(g(x)\) là hàm số lẻ 

Câu hỏi 15 :

Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \frac{{3\tan x - 2}}{{1 + \sin x}}.\)

A. \(D = R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}.\)

B. \(D = R\backslash \left\{ {\pi  + k\pi ,k \in Z} \right\}.\)

C. \(D = R\backslash \left\{ { - \frac{\pi }{2} + k2\pi ,k \in Z} \right\}.\)

D. \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}.\)

Câu hỏi 21 :

Một con súc sắc cân đối được gieo ba lần. Tìm xác suất P để tổng số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đầu bằng số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ ba.

A. \(P = \frac{{15}}{{216}}.\)

B. \(P = \frac{{10}}{{216}}.\)

C. \(P = \frac{{16}}{{216}}.\)

D. \(P = \frac{{12}}{{216}}.\)

Câu hỏi 22 :

Cho hình vuông ABCD có tâm H, G là trung điểm của AD. Tìm ảnh của \(\Delta ABG\) qua phép quay tâm H, góc quay \(-90^0\).

A. \(\Delta BCN\), với N là trung điểm AB.

B. \(\Delta DAM\), với M là trung điểm CD.

C. \(\Delta BAC.\)

D. \(\Delta DCE\), với E là trung điểm của BC.

Câu hỏi 25 :

Tìm \(A\) dể  điểm \(A'\left( {3;2} \right)\) là ảnh của \(A\) qua phép vị tự tâm \(O\), tỉ số \(k=-2\).

A. \(A\left( {3; - 1} \right).\)

B. \(A\left( { - \frac{3}{2}; - 1} \right)\)

C. \(A\left( { - 6; - 4} \right)\)

D. \(A\left( { - 6;2} \right).\)

Câu hỏi 26 :

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình \({(x + 2)^2} + {(y + 1)^2} = 4\) và \(\overrightarrow v ( - 1;4)\). Tìm ảnh ( C') của (C) qua phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \).

A. Đường tròn (C') có phương trình \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4\).

B. Đường tròn (C') có phương trình \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 16\).

C. Đường tròn (C') có phương trình \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 4\)

D. Đường tròn (C') có phương trình \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4\)

Câu hỏi 27 :

Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J, K lần lượt là trung điểm của AC, BC, BD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (ABD) và (KIJ) là

A. KD

B. KI

C. Đường thẳng qua K và song song với AB   

D. Không có 

Câu hỏi 28 :

Hàm số \(y = \frac{{3\sin \frac{x}{2} + {\mathop{\rm cosx}\nolimits} }}{{2x + 1}}\) đồng biến trong khoảng nào sau đây?

A. \(\left( { - \frac{{3\pi }}{2}; - 2} \right)\)

B. \(\left( { - \frac{\pi }{2};0} \right)\)

C. \(\left( {0;\pi } \right)\)

D. \(\left( { - \frac{1}{2};0} \right)\)

Câu hỏi 29 :

Viết khai triển của nhị thức \({\left( {2{x^2} - \frac{3}{{2x}}} \right)^7}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(128{x^{14}} - 672{x^{11}} + 1512{x^8} - 1890{x^5} + \frac{{2835{x^2}}}{2} - \frac{{5103}}{{8x}} + \frac{{5203}}{{32{x^4}}} - \frac{{2187}}{{128{x^7}}}\)

B. \(128{x^{14}} - 672{x^{11}} + 1512{x^8} - 1890{x^5} - \frac{{2835{x^2}}}{2} - \frac{{5103}}{{8x}} + \frac{{5203}}{{32{x^4}}} - \frac{{2187}}{{128{x^7}}}\)

C. \(128{x^{14}} + 672{x^{11}} + 1512{x^8} + 1890{x^5} + \frac{{2835{x^2}}}{2} - \frac{{5103}}{{8x}} + \frac{{5203}}{{32{x^4}}} - \frac{{2187}}{{128{x^7}}}\)

D. \(128{x^{14}} - 672{x^{11}} + 1512{x^8} - 1890{x^5} + \frac{{2385{x^2}}}{2} - \frac{{5103}}{{8x}} + \frac{{5203}}{{32{x^4}}} - \frac{{2187}}{{128{x^7}}}\)

Câu hỏi 30 :

Tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {4\sin x - 4}  + \left( {2\sin 2x - 1} \right){\rm{.}}\cot x\)

A. \(D = R\backslash \left\{ {\frac{{k\pi }}{2},\,k \in Z} \right\}.\)

B. \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k2\pi ,\,k \in Z} \right\}.\)

C. \(D = \left\{ {\frac{\pi }{2} + k2\pi ,\,k \in Z} \right\}.\)

D. \(D = R\backslash \left\{ {k\pi ,\,k \in Z} \right\}.\)

Câu hỏi 38 :

Nghiệm của phương trình \(\frac{1}{2}A_{2x}^2 - A_x^2 = \frac{6}{x}C_x^3 + 88\) thuộc khoảng nào sau đây.

A. \(\left( {11;19} \right).\)

B. \(\left( {0;5} \right).\)

C. \(\left( {5;11} \right).\)

D. \(\left( {20;35} \right).\)

Câu hỏi 39 :

Tập nghiệm của bất phương trình \(\frac{{C_{n - 1}^{n - 3}}}{{A_{n + 1}^4}} < \frac{1}{{14{P_3}}}\) là

A. \(S = \left\{ {x \in N/x \ge 11} \right\}.\)

B. \(S = \left\{ {x \in N/x \ge 10} \right\}.\)

C. \(S = \left( {10; + \infty } \right).\)

D. \(S = \left[ {11; + \infty } \right).\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK