Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

Câu hỏi 1 :

Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG khi nói về vận chuyển thụ động?

A. Vận chuyển thụ động không phụ thuộc nồng độ

B. Vận chuyển thụ động không tiêu tốn năng lượng

C. Vận chuyển thụ động không sử dụng các kênh protein trên màng tế bào

D. Vận chuyển thụ động không phụ thuộc vào tính tan của các chất

Câu hỏi 2 :

Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào?

A. Hòa tan trong dung môi

B. Thể rắn

C. Thể thăng hoa

D. Thể khí

Câu hỏi 3 :

Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ đặc điểm gì?

A. Trực tiếp qua màng tế bào mà không cần kênh và ATP

B. Kênh protein và tiêu tốn ATP

C. Sự khuếch tán của các ion qua màng

D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”

Câu hỏi 4 :

Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua đặc điểm gì?

A. Kênh protein đặc biệt

B. Các lỗ trên màng

C. Lớp kép photpholipit

D. Kênh protein xuyên màng

Câu hỏi 5 :

Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?

A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ

B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn

C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ

 

D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn

Câu hỏi 6 :

Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào?

A. Khuếch tán qua lớp kép photpholipit

B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào

C. Nhờ kênh protein đặc biệt

D. Vận chuyển chủ động

Câu hỏi 7 :

Nhập bào là phương thức vận chuyển như thế nào?

A. Chất có kích thước nhỏ và mang điện

B. Chất có kích thước nhỏ và phân cực

C. Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước

 

D. Chất có kích thước lớn

Câu hỏi 8 :

Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây không có màng bao bọc?

A. Lizôxôm

B. Không bào

C. Ti thể

D. Ribôxôm

Câu hỏi 9 :

Bào quan nào sau đâu chỉ có mặt ở tế bào thực vật mà không có mặt ở tế bào động vật?

A. Ti thể

B. Lưới nội chất

C. Bộ máy gôngi

D. Lục lạp

Câu hỏi 10 :

Ti thể được ví như một “nhà máy điện” cung cấp năng lượng cho tế bào vì sao?

A. ti thể là nơi thực hiện quá trình quang hợp, tạo ra chất hữu cơ

B. ti thể là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào, phân giả các chất và tạo ra năng lượng ATP

C. ti thể là nơi tổng hợp protein, cung cấp cho tế bào

D. ti thể chứa nhiềm enzim, làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào

Câu hỏi 11 :

Chức năng của màng sinh chất là gì?

A. Tổng hợp protein cho tế bào

B. Phân giải các hợp chất hữu cơ, cung cấp năng lượng cho tế bào

C. Là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào

D. Đóng gói và phân phối sản phẩm trong tế bào

Câu hỏi 12 :

Ở tế bào động vật, ADN có trong bào quan nào?

A. nhân tế bào

B. nhân tế bào, ti thể và lục lạp

C. nhân tế bào và ti thể

D. ti thể, lục lạp

Câu hỏi 13 :

Cho các phát biểu sau:(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài

A. (2), (3), (4)

B. (1), (2), (3), (5)

C. (2), (3), (4), (5)

D. (1), (3), (4), (5)

Câu hỏi 14 :

Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của tế bào nhân thực?

A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan

B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang nhỏ nhờ hệ thống nội màng

C. Có thành tế bào bằng peptidoglican

D. Các bào quan có màng bao bọc

Câu hỏi 15 :

Dựa vào cấu trúc của tế bào người ta chia chúng thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm

B. 3 nhóm

C. 4 nhóm

D. 5 nhóm

Câu hỏi 17 :

Mọi tế bào gồm mấy phần cơ bản?

A. 2 phần: màng sinh chất và nhân

B. 3 phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân

C. 3 phần: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân

D. 2 phần: màng tế bào và vùng nhân

Câu hỏi 18 :

Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ hợp chất nào?

A. Peptidoglican

B. Glugican

C. Kitin

D. Pôlisaccarit

Câu hỏi 19 :

Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm gì?

A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng

B. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép

C. Được bao bọc bởi lớp màng và chứa một phân tử ADN dạng vòng

D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein

Câu hỏi 20 :

Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan nào?

A. Lizoxom

B. Riboxom

C. Trung thể

D. Lưới nội chất

Câu hỏi 21 :

Plasmit là gì?

A. Là tên gọi khác của ADN dạng vòng ở trong vùng nhân của tế bào vi khuẩn

B. Gồm nhiều phân tử ADN dạng vòng, có kích thước nhỏ nằm ngoài vùng nhân

C. Gồm nhiều phân tử ADN ở ngoài vùng nhân

D. Gồm 1 phân tử ADN dạng vòng ở trong vùng nhân và các phân từ ADN khác ở ngoài vùng nhân

Câu hỏi 22 :

Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào?

A. ADN

B. hoocmôn insulin

C. ADN polimeraza

D. ARN polimeraza

Câu hỏi 24 :

Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc đa phân

B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân

C. Nguyên tắc bổ sung

 

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân

Câu hỏi 25 :

Trong cấu trúc không gian của phân tử ADN, các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết gì?

A. Liên kết glicozit

B. Liên kết phốtphodieste

C. Liên kết hidro

D. Liên kết peptit

Câu hỏi 26 :

Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là gì?

A. Số lượng các nucleotit trong phân tử ADN

B. Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN

C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN

D. Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN

Câu hỏi 27 :

ADN có chức năng gì?

A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào

B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan

C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào

D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

Câu hỏi 28 :

Loại đường có trong cấu tạo đơn phân của ADN là gì?

A. glucôzơ

B. lactôzơ

C. đềôxiribôzơ

D. ribôzơ

Câu hỏi 29 :

Đơn phân cấu tạo của Protein là gì?

A. Glucozo

B. Nucleotit

C. Axit amin

D. Axit béo và glixeron

Câu hỏi 30 :

Loại protein tham gia điều hòa trao đổi chất của tế bào được gọi là gì?

A. Kháng thể

B. Hoocmon

C. Thụ thể

 

D. Enzim

Câu hỏi 31 :

Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là gì?

A. Liên kết hidrô

B. Liên kết este

C. Liên kết peptit

D. Liên kết hoá trị

Câu hỏi 32 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử prôtêin?

A. Prôtêin là đại phân tử hữu cơ, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

B. Phân tử prôtêin có bốn bậc cấu trúc, trong đó cấu trúc bậc bốn gồm hai hay nhiều phân tử prôtêin liên kết với nhau

C. Các phân tử prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit

 

D. Hiện tượng prôtêin bị mất chức năng sinh học do các yếu tố như nhiệt độ, độ pH, ... gọi là hiện tượng biến tính prôtêin

Câu hỏi 33 :

Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua gọi là gì?

A. Glucozo

B. Kitin

C. Saccarozo

D. Fructozo

Câu hỏi 35 :

Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?

A. Khối lượng của phân tử

B. Độ tan trong nước

C. Số loại đơn phân có trong phân tử

D. Số lượng đơn phân có trong phân tử

Câu hỏi 36 :

Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?

A. Lactozo

B. Mantozo

C. Xenlulozo

D. Saccarozo

Câu hỏi 37 :

Trong tế bào có 4 loại phân tử hữu cơ chính là gì?

A. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Glucôzơ

B. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit amin

C. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axitnuclêic

D. Cacbohiđrat, Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic

Câu hỏi 39 :

Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?

A. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào

B. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định

C. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào

D. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng

Câu hỏi 40 :

Các nguyên tố cần cho hoạt hoá các enzim là gì?

A. Các nguyên tố vi lượng (Zn,Mn,Mo...)

B. C,H,O,N

C. C,H,O

D. Các nguyên tố đại lượng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK