Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Trường THPT Trần Cao Vân

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Trường THPT Trần Cao Vân

Câu hỏi 1 :

Đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển của xã hội vào trong các quy phạm pháp luật được biểu hiện trong mối quan hệ nào sau đây?

A. Mối quan hệ giữa pháp luật với công dân.

B. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị.

C. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

D. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế.

Câu hỏi 2 :

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống là đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung

B. Tính quy phạm phổ biến

C. Tính toàn diện đối với xã hội

D. Tính định hướng cho hành vi của mọi cá nhân, tổ chức

Câu hỏi 3 :

Một trong những đặc điểm để phân biệt rõ pháp luật với quy phạm đạo đức là gì?

A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Pháp luật có tính quyền lực.

C. Pháp luật có tính quy phạm.

D. Pháp luật có tính bắt buộc chung.

Câu hỏi 5 :

Pháp luật mang bản chất nào sau đây?

A. Xã hội.

B. Xã hội và giai cấp.

C. Giai cấp.

D. Bắt buộc.

Câu hỏi 7 :

Người do thiếu hiểu biết về pháp luật, nếu vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

A. Cũng bị Nhà nước xử lý theo quy định pháp luật nhưng mức độ nhẹ.

B. Nhà nước không xử lý.

C. Cũng bị Nhà nước xử lý theo quy định pháp luật.

D. Nhà nước chỉ xử phạt vi phạm hành chính.

Câu hỏi 8 :

Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho thí sinh vùng sâu vùng xa, thí sinh người dân tộ thiểu số trong kì thi THPT quốc gia, điều đó có nghĩa là gì?

A. Ảnh hưởng đến nguyên tắc mọi CD được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Ảnh hưởng đến nguyên tắc CD bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. công dân không được đối xử bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. không ảnh hưởng đến nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu hỏi 9 :

Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước là đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.

B. Tính áp đặt của pháp luật.

C. Tính bắt buộc và cưỡng chế.

D. Tính công bằng xã hội.

Câu hỏi 10 :

Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nào?

A. Quan hệ tài sản và quan hệ vợ chồng.

B. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm.

D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Câu hỏi 11 :

Hôn nhân được đánh dấu bằng một sự kiện pháp lí là gì?

A. Tổ chức lễ cưới

B. Đăng ký kết hôn

C. Ra mắt họ hàng, bạn bè

D. Kết hôn

Câu hỏi 13 :

Độ tuổi nào sau đây theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm sau khi thực hiện hành vi phạm tội (theo quy định của luật hình sự)?

A. Từ đủ 16 uổi đến dưới 18 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

Câu hỏi 14 :

Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

C. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về quyền lao động.

Câu hỏi 15 :

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu?

A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Nam và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Nam và nữ từ 18 tuổi trở lên.

Câu hỏi 16 :

Hành vi nào sao đây không phải là hành vi trái pháp luật?

A. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

B. Làm những việc không nên làm theo quy định của phâp luật.

C. Không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

D. Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Câu hỏi 17 :

Thực hiện pháp luật và quá trình hoạt động ........... làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

A. Phù hợp với quy định của pháp luật.

B. Có mục đích.

C. Có ý thức.

D. Phù hợp với quy tắc xử sự chung.

Câu hỏi 19 :

Người có năng lực trách nhiệm pháp lý là gì?

A. Người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của Pháp luật.

B. Người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức

C. Người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của Pháp luật,có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

D. Người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam

Câu hỏi 20 :

Chỉ ra đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

C. Luật Hôn nhân và Gia đình.

D. Nội quy nhà trường.

Câu hỏi 21 :

Pháp luật là hệ thống các ............ do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

A. chuẩn mực chung

B. điều lệ chung

C. quy định

D. quy tắc xử sự chung

Câu hỏi 22 :

Dấu hiệu nào sau đây không chỉ hành vi vi phạm pháp luật?

A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. Không làm những việc mà pháp luật cấm.

C. Hành vi trái pháp luật.

D. Người vi phạm phải có lỗi.

Câu hỏi 23 :

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội và là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung này thể hiện gì?

A. Bản chất của pháp luật.

B. Đặc trưng cơ bản của pháp luật.

C. Vai trò của pháp luật.

D. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.

Câu hỏi 24 :

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người .......... trách nhiệm pháp lý thực hiện.

A. Không có năng lực.

B. Đủ tuổi.

C. Có năng lực.

D. Bình thường.

Câu hỏi 25 :

Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng .............

A. Biện pháp giáo giáo dục.

B. Biện pháp cưỡng chế.

C. Biện pháp thuyết phục.

D. Biện pháp răn đe.

Câu hỏi 26 :

Điền vào chỗ trống: “Công dân ........... có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân”.

A. Có quyền bình đẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ.

B. Được hưởng quyền và nghĩa vụ.

C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu hỏi 27 :

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nghĩa là gì?

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

C. Công dân nào do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

D. Bất kỳ công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

Câu hỏi 28 :

Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào?

A. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

B. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

Câu hỏi 29 :

Pháp luật nghĩa là gì?

A. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.

B. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.

Câu hỏi 30 :

Kết hôn nghĩa là gì?

A. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về độ tuổi, sự tự nguyên và đăng kí kết hôn.

B. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng kí kết hôn.

C. Xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng kí kết hôn

D. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

Câu hỏi 33 :

Công dân bình đẳng trước Pháp luật gồm có bình đẳng về nội dung nào sau đây?

A. Bình đẳng về quyền và trách nhiệm pháp lí.

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

C. Bình đẳng về nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Câu hỏi 34 :

Chủ thể của áp dụng pháp luật là ai?

A. Các cơ quan công chức nhà nước.

B. Cá nhân, tổ chức.

C. Ai cũng có quyền áp dụng pháp luật.

D. Các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 35 :

Hoàn thành nội dung sau: Pháp luật là phương tiện để công dân thực và bảo vệ ............

A. Các quyền của mình.

B. Lợi ích kinh tế của mình.

C. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

D. Quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu hỏi 36 :

Pháp luật được ban hành dựa trên cơ sở nội dung nào sau đây?

A. Quan hệ KT-XH

B. Quan điểm chính trị

C. Chuẩn mực đạo đức.

D. Tất cả đều sai

Câu hỏi 37 :

Người ở độ tuổi bao nhiêu phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra theo quy định của pháp luật?

A. Từ 18 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu hỏi 38 :

Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là bao nhiêu?

A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Từ 18 tuổi trở lên.

Câu hỏi 39 :

Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân nhằm mục đích gì?

A. Tạo điều kiện để người vợ làm chủ gia đình.

B. Phát huy vai trò của người vợ.

C. Tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

D. Người vợ được hưởng mọi quyền lợi trong gia đình.

Câu hỏi 40 :

Ở nước ta, ngành, nghề nào sau đây không bị cấm kinh doanh?

A. Kinh doanh casino.

B. Kinh doanh các chất ma túy.

C. Kinh doanh mại dâm.

D. Mua bán người, bộ phận cơ thể người.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK