Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Vật Lý năm 2018Đề 2 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Vật Lý năm 2018Đề 2 (có video chữa)

Câu hỏi 2 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về đặc trưng sinh lý của âm:

A Độ to của âm chỉ phụ thuộc vào mức cường độ âm.

B Âm sắc phụ thuộc vào các đặc trưng vật lý của âm như biên độ, tần số và các thành phần cấu tạo của âm.

C Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm và cường độ âm.

D Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm và biên độ âm.

Câu hỏi 5 :

Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây?

A Trạng thái có năng lượng ổn định.

B Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

C  Hình dạng quỹ đạo của các electron.

D Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.

Câu hỏi 7 :

Câu nào dưới đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A phản xạ được trên các mặt kim loại.   

B giống tính chất của sóng cơ học.

C có vận tốc 300.000 km/h. 

D giao thoa được với nhau

Câu hỏi 8 :

Gốc thời gian được chọn vào lúc nào nếu phương trình dao động điều hòa có dạng x = Acos(ωt + π/2) ?

A Lúc chất điểm có li độ x = - A.

B Lúc chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều dương qui ước.

C  Lúc chất điểm có li độ x = + A.

D Lúc chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều âm quy ước.

Câu hỏi 9 :

Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.

B  Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.

C Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.

D  Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau

Câu hỏi 10 :

Câu nào sau đây là sai khi nói về sự phóng xạ:

A Tổng khối lượng của hạt nhân tạo thành có khối lượng lớn hơn khối lượng hạt nhân mẹ.

B Là phản ứng hạt nhân tự xảy ra.

C Không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài.

D Hạt nhân con bền hơn hạt nhân mẹ.

Câu hỏi 11 :

Ánh sáng phát ra từ nguồn nào sau đây sẽ cho quang phổ vạch phát xạ?

A Ánh sáng của Mặt Trời thu được trên Trái Đất. 

B Ánh sáng từ đèn dây tóc nóng sáng.

C Ánh sáng từ chiếc nhẫn nung đỏ.            

D Ánh sáng từ bút thử điện.

Câu hỏi 12 :

Tìm phát biểu sai về đặc điểm quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học khác nhau.

A Khác nhau về độ sáng tỉ đối giữa các vạch.   

B  Khác nhau về số lượng vạch.

C Khác nhau về bề rộng các vạch quang phổ. 

D Khác nhau về màu sắc các vạch.

Câu hỏi 13 :

Trong thí nghiệm với khe Y-âng nếu thay không khí bằng nư­ớc có chiết suất n = 4/3, thì hệ vân giao thoa trên màn sẽ thay đổi thế nào?

A Khoảng vân tăng lên bằng 4/3 lần khoảng vân trong không khí.

B  Khoảng vân không đổi

C Vân chính giữa to hơn và dời chỗ.

D Khoảng vân trong n­ước giảm đi và bằng 3/4 khoảng vân trong không khí.

Câu hỏi 15 :

Ánh sáng từ hai nguồn kết hợp có bước sóng l1=500nm truyền đến màn tại một điểm có hiệu đường đi hai nguồn sáng là Dd=0,75mm. Tại điểm này quan sát được gì nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng l2 = 750nm?

A Từ cực tiểu giao thoa chuyển thành cực đại giao thoa.

B Từ cực đại giao thoa chuyển thành cực tiểu giao thoa.

C Từ cực đại của một màu chuyển thành cực đại của một màu khác.

D Từ cực đại của một màu chuyển thành cực tiểu của một màu khác.

Câu hỏi 16 :

Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C biến thiên, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Mắc vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều u = U0coswt. Điều chỉnh điện dung để điện áp hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại UCmax. Khi đó

A vectơ \(\vec U\) vuông góc với vectơ \({\vec U_R}\).         

B vectơ \(\vec U\) vuông góc với vectơ \({\vec U_{RL}}\).

C vectơ \(\vec U\) vuông góc với vectơ \({\vec U_{RC}}\).        

D vectơ \(\vec U\) vuông góc với vectơ \({\vec U_{LC}}\).

Câu hỏi 20 :

Laze rubi không hoạt động  nguyên tắc nào dưới đây?

A Dựa vào sự tái hợp giữa êlectron và lỗ trống. 

B Tạo ra sự đảo lộn mật độ.

C  Sử dụng buồng cộng hưởng.    

D  Dựa vào sự phát xạ cảm ứng.

Câu hỏi 28 :

Cho ba dao động điều hòa cùng phương cùng tần số: x1 = 4cos(30t)(cm), x2 = - 4sin(30t) (cm), \({x_3} = 4\sqrt 2 c{\rm{os}}(30t - {\pi  \over 4})cm\). Dao động tổng hợp x = x1 + x2 + x3 có dạng:

A x = 4cos(30t - \({\pi  \over 2}\)) (cm)

B x = \(8\sqrt 2 c{\rm{os}}(30t)\) cm

C x = \(4\sqrt 2 c{\rm{os}}(30t + {\pi  \over 2})\) cm

D x = 8cos(30t) (cm)

Câu hỏi 32 :

Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ nguyên chất X với chu kì bán rã T. Cứ một hạt nhân X sau khi phóng xạ tạo thành một hạt nhân Y. Nếu hiện nay trong mẫu chất đó tỉ lệ số nguyên tử của chất Y và chất X là k thì tuổi của mẫu chất là:

A \(t = T{{2\ln 2} \over {\ln \left( {1 + k} \right)}}\)

B \(t = T{{\ln \left( {1 + k} \right)} \over {\ln 2}}\)

C \(t = T{{\ln 2} \over {\ln \left( {1 + k} \right)}}\)

D \(t = T{{\ln \left( {1 - k} \right)} \over {\ln 2}}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK