Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 11 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 11 ( )

Câu hỏi 1 :

Địa hình vùng núi Tây Bắc ở nước ta có giới hạn

A phía tây thung lũng sông Hồng.

B  từ thung lũng sông Hồng đến thung lũng sông Mã.

C  từ thung lũng sông Hồng đến thung lũng sông Cả

D phía đông của thung lũng sông Hồng và sông Cả.

Câu hỏi 2 :

Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là do

A điều kiện kiện tự nhiên khó khăn hơn    

B lịch sử định cư muộn hơn.

C trình độ lao động còn hạn chế.        

D hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

Câu hỏi 3 :

Căn cứ vào trang 14 của Át lát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các cao nguyên xếp tầng nào sau đây ở Tây Nguyên được xếp theo thứ tự từ Bắc và Nam?

A Kon Tum, Pleiku, Lâm Viên, Đăk Lăk.      

B Kon Tum, Pleiku, Di Linh, Mơ Nông.

C Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Lâm Viên                  

D Kon Tum, Đăk Lăk, Pleiku, Di Linh.

Câu hỏi 4 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhóm ngữ hệ Môn - Khơ Me phân bố nhiều nhất ở

A  Trung du và miền núi Bắc Bộ

B Bắc Trung Bộ.

C Tây Nguyên      

D Đồng bằng sông Cửu Long

Câu hỏi 5 :

Căn cứ vào trang 11 của Át lát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết vùng nào sau đây có diện tích đất mặn lớn nhất?

A Đồng bằng sông Hồng.              

B Đồng bằng sông Cửu Long

C Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ.

D Các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 6 :

Căn cứ vào trang 18 của Át lát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết chè được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên        

B Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.

C Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.       

D Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi 8 :

Căn cứ vào bản đồ Thủy sản ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết hai tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng cao nhất của nước ta năm 2007 là

A Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận.                   

B Kiên Giang và An Giang

C  Đồng Tháp và Cần Thơ.       

D Trà Vinh và Sóc Trăng.

Câu hỏi 10 :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết từ tháng 10 trở đi bão thường đổ bộ vào vùng nào của nước ta?

A Đồng bằng sông Hồng.

B Bắc Trung Bộ.

C Duyên hải Nam Trung Bộ      

D Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 11 :

Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á

A đều nằm ở vĩ độ rất cao

B đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên

C đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng.

D đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản.

Câu hỏi 12 :

Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

A Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 

B Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

C Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.          

D Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân khiến đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng là do

A các chất bazơ dễ tan như Ca2+, K+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh.

B  có sự tính tụ oxit sắt (Fe­2O3).

C sự tích tụ ôxit nhôm (Al2O3)

D có sự tích tụ đồng thời ôxit sắt (Fe­2O3) và ôxit nhôm (Al2O3)

Câu hỏi 14 :

Hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp Đông Anh - Thái Nguyên là

A cơ khí, khai thác than.            

B cơ khí, luyện kim

C hóa chất, giấy.                 

D dệt - may, điện, vật liệu xây dựng.

Câu hỏi 15 :

Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, thủy sản là chuyên môn hóa trong nông nghiệp của vùng

A Trung du và miền núi Bắc Bộ.      

B Bắc Trung Bộ       

C  Đồng bằng sông Hồng.           

D Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 17 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành? 

A Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng. 

B  Tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng

C Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước có xu hướng giảm. 

D Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước có luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất. 

Câu hỏi 18 :

Cho biểu đồ:Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A Qui mô và cơ cấu số lượng một số vật nuôi của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014.

B Số lượng một số vật nuôi của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014

C Tốc độ tăng trưởng số lượng một số vật nuôi của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014.

D Sự chuyển dịch cơ cấu số lượng một số vật nuôi của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014

Câu hỏi 19 :

Trong những thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình thế giới là

A Làn sóng di cư tới các nước phát triển. 

B Nạn bắt cóc người, buôn bán nô lệ.

C Khủng bố, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo 

D Buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã.

Câu hỏi 20 :

Đường Hồ Chí Minh góp phần cho vùng Bắc Trung Bộ

A phát triển kinh tế khu vực phía tây            

B phát triển kinh tế khu vực phía đông.

C tạo thế mở cửa cho nền kinh tế.    

D phát triển mạng lưới đô thị ven biển.

Câu hỏi 21 :

So với các vùng kinh tế trọng điểm khác, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dẫn đầu về

A tài nguyên thiên nhiên và quy mô dân số.         

B nguồn lao động và mạng lưới đô thị.

C tiềm lực kinh tế và trình độ phát triển kinh tế  

D khai thác tài nguyên biển - đảo và du lịch.

Câu hỏi 22 :

Cho bảng số liệu:QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAMPHÂN THEO PHƯƠNG TIỆN ĐẾN TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014Nhận xét nào dưới đây không đúng về số lượt khách quốc tế và cơ cấu của nó phân theo phương tiện đến Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2014?

A Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam tăng 3,7 lần.

B Đường hàng không là ngành đóng vai trò chủ đạo, tỉ trọng có xu hướng tăng nhanh.

C Đường thủy luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm nhanh.

D Đường bộ có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng

Câu hỏi 23 :

Vùng có sản lượng tôm nuôi lớn nhất nước ta là

A Đồng bằng sông Cửu Long                

B Đồng bằng sông Hồng.

C Bắc Trung Bộ.   

D Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 24 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tuyến đường ô tô nào nối liền vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên?

A Quốc lộ 14 và 20    

B Quốc lộ 13 và 14.  

C Quốc lộ 1 và 14.   

D Quốc lộ 1 và 13.  

Câu hỏi 25 :

Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

A Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.   

B Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.

C Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế           

D Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới

Câu hỏi 26 :

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của châu Phi là

A Không có tài nguyên khoáng sản.                 

B Hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân

C Dân số già, số lượng lao động ít.                       

D Tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác nhiều.

Câu hỏi 27 :

Dân cư Hoa Kì tập trung với mật độ cao ở

A  Ven Thái Bình Dương.    

B Ven Đại Tây Dương

C  Ven vịnh Mê-hi-cô.            

D Khu vực Trung tâm.

Câu hỏi 28 :

Cho biểu đồ sauBIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GDP) CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2014Biểu đồ trên chưa hợp lí ở điểm nào ?

A Tên biểu đồ.             

B Bản chú giải.         

C Số liệu trên trục tung.    

D Khoảng cách năm

Câu hỏi 29 :

Các trung tâm công nghiệp quan trọng của nước ta tập trung chủ yếu ở

A Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

C Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng

D Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng

Câu hỏi 30 :

Trong công nghiệp, việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm

A nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm.

B đa dạng hóa sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

C nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm

D nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.

Câu hỏi 31 :

Vận tải đường sông nước ta phát triển nhất trên hệ thống sông

A Thái Bình.            

B Mê Công - Đồng Nai        

C Mã - Cả.   

D Hồng.

Câu hỏi 32 :

Khí tự nhiên được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện

A Dung Quất và Phả Lại.       

B Phả Lại và Hòa Bình.

C Phú Mỹ và Cà Mau              

D Cần Thơ và Phả Lại.

Câu hỏi 33 :

Tác động của sự phân hoá khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

A tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp thâm canh.

B tăng khả năng thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng.

C tạo điều kiện đa dạng hoá sản phẩm cây trồng, vật nuôi

D trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế như lúa gạo, cà phê, cao su...

Câu hỏi 34 :

Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng

A nhập khẩu điện từ nước ngoài.              

B phát triển nguồn điện và mạng lưới điện  

C sử dụng các nguồn điện mới.       

D sử dụng điện từ đường dây 500kV Bắc - Nam. 

Câu hỏi 35 :

Việc phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng gắn liền với

A hiện đại hóa công nghiệp khai thác, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

B hiện đại hóa công nghiệp khai thác, phát triển nền nông nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng.

C hiện đại hóa công nghiệp chế biến, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa

D hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển ngành công nghiệp chế biến.

Câu hỏi 36 :

Ở Tây Nguyên, cao su được trồng chủ yếu tại các tỉnh

A Kon Tum, Gia Lai.     

B Gia Lai,  Đắk Lắk

C Kon Tum, Đắk Lắk.       

D Đắk Lắk, Đắk Nông.

Câu hỏi 37 :

Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế phát triển một nền kinh tế mở vì

A có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu

B  vị trí tiếp giáp với các nước Đông Dương.

C có quốc lộ 1 xuyên suốt các tỉnh.

D vị trí thuận lợi tiếp giáp với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 38 :

Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ là

A đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng.

B có nhiều vũng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

C đều có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.

D có thế mạnh về trồng lúa và nuôi trồng thủy sản

Câu hỏi 39 :

Cây công nghiệp được coi là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A  cà phê.        

B cao su.    

C chè    

D hồ tiêu.

Câu hỏi 40 :

Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH RỪNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2014Nhận xét nào sau đây đúng về tình hình diện tích rừng ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014?

A Diện tích rừng tự nhiên tăng với tốc độ nhanh.

B Diện tích rừng trồng tăng liên tục

C Diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng tăng bằng nhau.

D Độ che phủ rừng có xu hướng tăng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK