Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI

Trắc nghiệm Sử 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI

Câu hỏi 1 :

Trong thế kỉ XVI-XVIII, tình hình chính trị Đại Việt có điểm gì nổi bật?

A. Khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

D. Sự xâm nhập của thực dân phương Tây

Câu hỏi 2 :

Ai là người đã xin Trịnh Kiểm vào trấn thủ vùng Thuận - Quảng trong thế kỉ XVI?

A. Nguyễn Kim

B. Nguyễn Hoàng

C. Nguyễn Uông

D. Nguyễn Ánh

Câu hỏi 3 :

Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

A. Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tạo điều kiện để thống nhất đất nước

B. Lật đổ chúa Trịnh và chúa Nguyễn, tạo điều kiện để thống nhất đất nước

C. Lật đổ các thế lực phong kiến, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

D. Lật đổ các thế lực phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước

Câu hỏi 5 :

Từ đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế Đại Việt có đặc điểm gì nổi bật?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành quan hệ sản xuất chủ đạo

B. Kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng

C. Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng đi liền mở rộng ngoại thương

D. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh mẽ

Câu hỏi 6 :

Từ thời kì nào chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống và văn thơ chữ Nôm được đưa vào nội dung thi cử?

A. thời nhà Mạc.

B. thời Lê sơ.

C. thời Lê - Trịnh.

D. thời vua Quang Trung.

Câu hỏi 7 :

Tác giả của cuốn Phủ biên tạp lục là ai?

A. Phan Huy Chú

B. Lê Quý Đôn

C. Trịnh Hoài Đức

D. Lê Hữu Trác

Câu hỏi 8 :

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân nào?

A. Sự suy yếu của nhà Lê sơ

B. Sự chống đối của họ Nguyễn với chúa Trịnh

C. Sự chống đối của các cận thần nhà Lê với nhà Mạc

D. Sự chống đối của nhân dân với nhà Mạc

Câu hỏi 9 :

Hậu quả lớn nhất của chiến tranh Trịnh - Nguyễn đối với lịch sử dân tộc là gì?

A. Tàn phá nền kinh tế đất nước

B. Khiến đời sống nhân dân khổ cực

C. Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm

D. Đất nước bị chia cắt hơn 200 năm

Câu hỏi 10 :

Biện pháp nào dưới đây không phải chính sách của nhà Nguyễn nhằm khôi phục chế độ phong kiến tập quyền?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng trung ương tập quyền

B. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ để bảo vệ triều đình

C. Tổ chức quân đội chặt chẽ

D. Tăng cường ảnh hưởng sang khu vực Cao Miên và Xiêm

Câu hỏi 11 :

Chế độ phong kiến tập quyền trên cả nước được khôi phục dưới thời Nguyễn có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Thúc đẩy quá trình mở cõi về phía Nam

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

C. Thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

D. Hạn chế khả năng phòng thủ của đất nước

Câu hỏi 12 :

Đặc điểm quá trình thành lập nhà Nguyễn đã tác động như thế nào đến thái độ của nhân dân với triều đình?

A. Thành lập trên cơ sở lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập nên được lòng dân

B. Thành lập trên cơ sở sự chuyển giao quyền lực hòa bình với Tây Sơn nên được lòng dân

C. Thành lập trên cơ sở lật đổ vương triều Tây Sơn nhờ người Pháp nên không được lòng dân

D. Thành lập trên cơ sở sự ủng hộ của nhà Thanh nên không được lòng dân

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?

A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.

B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.

C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

D. quân Thanh quá mạnh nên dễ dàng đánh bại nghĩa quân

Câu hỏi 14 :

Thế kỉ nào được mệnh danh là "thế kỉ nông dân khởi nghĩa" trong lịch sử Việt Nam?

A. Thế kỉ XVI

B. Thế kỉ XVII

C. Thế kỉ XVIII

D.Thế kỉ XIX

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK