Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Võ Văn Tần

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Võ Văn Tần

Câu hỏi 1 :

Một trong những nguyên nhân khiến nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống là gì?

A. Chính sách đóng cửa của nhà Tống.

B. Nhà Tống đang xâm lược nước ta.

C. Sản xuất đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của dân.

D. Không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài.

Câu hỏi 2 :

Ý nào lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A. Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.

B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).

C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay.

D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á.

Câu hỏi 3 :

Từ thế kỉ XVI đến XIX là giai đoạn chế độ phong kiến phương Đông ..........

A. phát triển thịnh đạt.

B. bước đầu hình thành.

C. sụp đổ hoàn toàn.

D. khủng hoảng.

Câu hỏi 4 :

Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là gì?

A. Đều do vua trực tiếp chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

B. Đều đánh dấu thắng lợi bằng trận chiến trên sông.

C. Đều đánh bại sự kết hợp quân thủy bộ của địch.

D. Đều chủ động đánh địch trước khi chúng tiến vào.

Câu hỏi 5 :

So với bộ máy nhà nước của thời Ngô, bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tập trung quyền lực đến đỉnh cao.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài hơn bộ máy nhà nước thời Ngô.

C. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, với nhiều chức quan hơn.

D. Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ và quy củ hơn.

Câu hỏi 6 :

Khoảng thời gian nào là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

A. Từ khoảng sau thế kỉ I đến đầu thế kỉ XV.

B. Từ khoảng thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV.

C. Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.

D. Từ khoảng thế kỉ IX đến đầu thế kỉ XVIII.

Câu hỏi 7 :

Nhà Lý đã có chính sách gì để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp?

A. Cấm giết hại trâu, bò.

B. Vua Lý cày Tịch Điền.

C. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

D. Phân chia ruộng đất cho nông dân

Câu hỏi 8 :

Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

B. Gây khó khăn cho quân Tống vì lực lượng chủ yếu là bộ binh.

C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước.

D. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long.

Câu hỏi 9 :

Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?

A. Ph. Ma-gien-lan.

B. Va-xco đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. B. Đi-a-xơ.

Câu hỏi 10 :

Nhà Đường đã thi hành chính sách giáo dục tiến bộ nào dưới đây?

A. Các hoàng tử đỗ đạt cao trong các kì thi.

B. Ba năm tổ chức thi một lần.

C. Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.

D. Cử quan lại sang phương Tây học tập.

Câu hỏi 11 :

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất nước rơi vào “Loạn 12 sứ quân” là gì?

A. Uy tín triều đình giảm sút, hệ thống cai quản từ trung ương thiếu chặt chẽ.

B. Dương Tam Kha tiếm quyền, giành ngôi vua.

C. Các tướng lĩnh không ủng hộ các vị vua nối nghiệp Ngô Quyền.

D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn.

Câu hỏi 12 :

Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm tiến bộ của phong trào Văn hóa Phục Hưng?

A. Đề cao giáo lí nhà thờ.

B. Coi trọng phát triển văn hóa tư sản.

C. Đề cao khoa học tự nhiên.

D. Đề cao trật tự phong kiến.

Câu hỏi 13 :

Nhà Trần đã không thực hiện chính sách nào để khuyến khích nông nghiệp phục hồi và phát triển?

A. Đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

B. Chia ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy và thu thuế.

C. Tiếp tục công cuộc “Nam tiến” còn dang dở.

D. Đắp đê phòng lụt, củng cố đê điều.

Câu hỏi 14 :

Năm 1149, nhà Lý lập cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm gì?

A. làm vùng hải cảng trao đổi hàng hoá với nước ngoài.

B. làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm.

C. làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công.

D. làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hoá với Ấn Độ.

Câu hỏi 15 :

Tướng giặc nào phải chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy về nước?

A. Ngột Lương Hợp Thai.

B. Thoát Hoan.

C. Toa Đô.

D. Ô Mã Nhi

Câu hỏi 16 :

Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, việc Lê Hoàn sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bình thường có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện nước ta là một nước thắng trận trước Trung Quốc.

B. Thể hiện thiện chí muốn quan hệ ngoại giao hòa bình của nước ta.

C. Thể hiện Trung Quốc sẽ phải kiêng dè trước nước ta.

D. Trung Quốc sẽ không dám đem quân sang xâm lược nước ta.

Câu hỏi 17 :

Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào?

A. Vương hầu, quý tộc, bình dân.

B. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ.

C. Vương hầu, quý tộc, nông dân.

D. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ, nông dân.

Câu hỏi 18 :

Dưới thời Lý - Trần, nhân dân ta phải đương đầu với các thể lực ngoại xâm nào của Trung Quốc?

A. Quân Tống, quân Thanh.

B. Quân Đường, quân Tống.

C. Quân Hán, quân Tống.

D. Quân Tống, quân Mông - Nguyên

Câu hỏi 19 :

Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Trung ương tập quyền.

B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.

C. Vua nắm quyền tuyệt đối.

D. Phong kiến phân quyền.

Câu hỏi 20 :

Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?

A. Những người Giec-man giàu có.

B. Các chủ nô Rô-ma.

C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

D. Những người nông dân nhiều ruộng đất.

Câu hỏi 21 :

Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi và Nguyễn Trãi nổ ra vào thời gian và địa điểm nào?

A. năm 1417, ở Lam Sơn- Thanh Hóa

B. năm 1418, ở Chí Linh- Thanh Hóa

C. năm 1418, ở Lam Sơn- Thanh Hóa

D. năm 1418, ở Lam Sơn- Hà Tĩnh

Câu hỏi 22 :

Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 - 1423 là gì?

A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui.

B. Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam.

C. Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi.

D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công.

Câu hỏi 23 :

Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành ...........

A. 5 đạo

B. 13 đạo thừa tuyên

C. 10 lộ

D. 5 phủ

Câu hỏi 24 :

Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà Lê sơ đã ban hành chính sách gì về ruộng đất?

A. Chính sách Nam tiến

B. Chính sách quân điền

C. Chính sách lộc điền

D. Chính sách bình lệ

Câu hỏi 25 :

Tình hình nhà Lê Sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?

A. phát triển ổn định

B. phát triển đến đỉnh cao

C. phát triển không ổn định

D. khủng hoảng suy vong

Câu hỏi 26 :

Ở Đàng Ngoài, việc cường hào đem cầm bán ruộng công có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nông dân?

A. Phải chuyển nghề làm thương nhân.

B. Phải chuyển làm nghề thủ công.

C. Mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt.

D. Phải khai hoang, lập ấp mới.

Câu hỏi 27 :

Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là “quân ba chỏm”?

A. Khởi nghĩa Trần Tuân.

B. Khởi nghĩa Trần Cảo.

C. Khởi nghĩa Phùng Chương.

D. Khởi nghĩa Trịnh Hưng.

Câu hỏi 28 :

Tác phẩm nào dưới đây là thành tựu y học tiêu biểu dưới thời Lê sơ?

A. Hồng Đức bản đồ.

B. An Nam hình thăng đồ.

C. Lập thành toán pháp.

D. Bản thảo thực vật toát yếu.

Câu hỏi 29 :

Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thánh Tông

C. Lê Nhân Tông

D. Lê Hiến Tông

Câu hỏi 30 :

Ai là người đã đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An?

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Trần Nguyên Hãn.

D. Nguyễn Chích.

Câu hỏi 31 :

Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?

A. Lê Lai

B. Lê Ngân

C. Trần Nguyên Hãn

D. Lê Sát

Câu hỏi 32 :

Tôn giáo nào được xem là quốc giáo của Đại Việt thời Lý - Trần?

A. Đạo giáo

B. Nho giáo

C. Phật giáo

D. Kitô giáo

Câu hỏi 33 :

Vị trí của Nho giáo thời Lê sơ có gì thay đổi so với giai đoạn trước?

A. Chiếm vị trí độc tôn.

B. Bổ trợ cho Phật giáo.

C. Đóng vai trò thứ yếu.

D. Không còn chỗ đứng trong đời sống văn hóa.

Câu hỏi 34 :

Chiến thắng nào đã đè bẹp ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải giảng hòa, kết thúc chiến tranh?

A. Tân Bình, Thuận Hóa

B. Tốt Động, Chúc Động

C. Chi Lăng- Xương Giang

D. Ngọc Hồi- Đống Đa

Câu hỏi 35 :

Điểm tập kích đầu tiên  nào của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An?

A. Thành Trà Lân.

B. Thành Nghệ An.

C. Diễn Châu.

D. đồn Đa Căng.

Câu hỏi 36 :

Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong có tác động như thế nào đến tình hình xã hội từ thế kỉ XVI đến XVIII?

A. Hình thành một tầng lớp địa chủ lớn.

B. Hình thành một tầng lớp quý tộc.

C. Hình thành một tầng lớp quan lại.

D. Hình thành một tầng lớp xã trưởng.

Câu hỏi 37 :

Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng gì?

A. Dệt vải

B. Gốm

C. Giấy

D. Tranh

Câu hỏi 38 :

Năm 1527 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?

A. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc.

B. Chính quyền Đàng Ngoài được thành lập.

C. Chính quyền Đàng Trong được thành lập.

D. Mạc Đăng Đung lập ra triều Mạc.

Câu hỏi 39 :

Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý

B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên

C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình

D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình

Câu hỏi 40 :

Xã hội Đại Việt trong thế kỉ X đến XV được chia thành những bộ phận nào?

A. Giai cấp thống trị và bị trị

B. Địa chủ và nông dân

C. Vua quan và nông dân

D. Lãnh chúa và nông nô

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK