Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Thị Điểm

Đề thi HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Thị Điểm

Câu hỏi 1 :

Quê hương của phong trào văn hóa Phục Hưng là nước nào?

A. Nước Pháp

B. Nước Bỉ

C. Nước Ý

D. Nước Anh

Câu hỏi 3 :

Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

A. Nông dân tự do

B. Nông nô

C. Nô lệ

D. Lãnh chúa phong kiến

Câu hỏi 4 :

Để dẹp “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với ai?

A. Sứ quân Trần Lãm

B. Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp

C. Sứ quân Ngô Nhật Khánh

D. Sứ quân Nguyễn Siêu

Câu hỏi 5 :

Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân ta tôn xưng là gì?

A. Bắc Bình Vương

B. Bình Đinh Vương

C. Vạn Thắng Vương

D. Bố Cái Đại Vương

Câu hỏi 6 :

Nguyên nhân nào dưới đây đã giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?

A. Sự ủng hộ của nhân dân

B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh

C. Sự liên kết của các sứ quân

D. Tất cả các ý trên

Câu hỏi 7 :

Trong hoàn cảnh lịch sử nào Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàn mất

B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi

D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn

Câu hỏi 8 :

Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054, Quốc hiệu nước ta là gì?

A. Đại Việt

B. Đại Cồ Việt

C. Đại Nam

D. Việt Nam

Câu hỏi 9 :

Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta?

A. Cuối năm 1076

B. Cuối năm 1075

C. Đầu năm 1077

D. Đầu năm 1076

Câu hỏi 10 :

Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng vào thời nào?

A. Thời Tiền Lê

B. Thời Trần

C. Thời Hậu Lê

D. Thời Lý

Câu hỏi 11 :

Văn Miếu được xây dựng vào năm nào?

A. Năm 1060

B. Năm 1070

C. Năm 1075

D. Năm 1080

Câu hỏi 13 :

Tác phẩm “Binh thư yếu lược” do ai viết?

A. Trần Quang Khải

B. Trần Hưng Đạo

C. Trần Quốc Tuấn

D. Trần Nguyên Đán

Câu hỏi 14 :

Người nào đã dâng sớ đòi vua chém đầu 7 tên nịnh thần?

A. Nguyễn Phi Khanh

B. Trần Quốc Tuấn

C. Trần Khánh Dư

D. Chu Văn An

Câu hỏi 15 :

Giai cấp tư sản châu Âu được hình thành từ tầng lớp nào dưới đây?

A. Địa chủ giàu có

B. Thương nhân giàu có

C. Chủ xưởng, chủ đồn điền

D. Câu B và C đúng

Câu hỏi 17 :

Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo

B. Ki-tô giáo

C. Phật giáo

D. Ấn Độ giáo

Câu hỏi 18 :

“Loạn 12 sứ quân” diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?

A. Cuối thời Ngô

B. Đầu thời Ngô

C. Cuối thời Đinh

D. Đầu thời Đinh

Câu hỏi 19 :

Cơ cấu hành chính dưới thời nhà Lý được sắp xếp theo thứ tự nào?

A. Lộ - Huyện – Hương, xã

B. Lộ - Phủ - Châu – Hương, xã

C. Lộ - Phủ - Châu, xã

D. Lộ - Phủ - Huyện – Hương, xã

Câu hỏi 20 :

Nguyên tắc mà nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững trong khi duy trì mối giao bang với các nước láng giềng là gì?

A. Hòa hảo, thân thiện

B. Đoàn kết, tránh xung đột

C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa

Câu hỏi 21 :

Để giải quyết những khó khăn của mình giữa thế kỉ XI, nhà Tống đã làm gì?

A. Đánh hai nước Liêu-Hạ

B. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ

C. Đánh Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước

D. Tất cả các biện pháp trên

Câu hỏi 22 :

Thời đại Lý – Trần kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1005 đến năm 1400

B. Từ cuối năm 1009 đến năm 1400

C. Từ năm 1010 đến năm 1400

D. Từ năm 1010 đến năm 1401

Câu hỏi 23 :

Thời Lý tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1005 đến năm 1224

B. Từ năm 1005 đến năm 1225

C. Từ cuối năm 1009 đến năm 1225

D. Từ năm 1009 đến đầu năm 1226

Câu hỏi 24 :

Thời Trần kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. 1225 – 1400

B. 1226 – 1400

C. 1225 – 1399

D. 1226 – 1399

Câu hỏi 25 :

Quân Mông – Nguyên xâm lược Đại Việt vào các năm nào?

A. 1257,1285,1286

B. 1258,1285,1287 – 1288

C. 1258,1287,1288

D. 1258,1285 – 1286, 1287 – 1288

Câu hỏi 26 :

Các trận đánh quyết định sự thất bại của quân Mông – Nguyên trên đất nước ta là gì?

A. Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Tây Kết

B. Vân Đồn, Bạch Đằng, Chi Lăng

C. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử - Tây Kết – Chương Dương, Bạch Đằng

D. Ngọc Hồi – Đống Đa, Tây kết, Bạch Đằng

Câu hỏi 27 :

Thiên tài quân sự nổi danh nhất thế kỉ XIII của nước ta là ai?

A. Trần Thủ Độ

B. Phạm Ngũ Lão

C. Trần Quang Khải

D. Trần Quốc Tuấn

Câu hỏi 28 :

Ruộng đất trong cả nước thời Lý trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của ai?

A. Nhà nước

B. Làng xã

C. Quý tộc

D. Địa chủ

Câu hỏi 29 :

Hằng năm, người nông dân cày ruộng công phải nộp thuế cho ai (thời Lý)?

A. Tướng lĩnh quân đội

B. Quý tộc

C. Địa chủ

D. Nhà vua

Câu hỏi 30 :

Các vua Lý lấy một số ruộng đất công để làm gì?

A. Cho quân lính cày cấy

B. Làm nơi thờ phụng, tế lễ, xây dựng các đền chùa

C. Phong cho những người có công, làm đồn điền để cho các tù binh cày cấy

D. Bán cho phú nông

Câu hỏi 31 :

Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích gì?

A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp

B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp

C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang

D. Để nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình

Câu hỏi 32 :

Để mở rộng diện tích ruộng đất, nhà Trần đã thực hiện biện pháp gì?

A. Chiêu tập dân nghèo khai hoang

B. Bắt dân binh đi khai hoang

C. Vương hầu, quý tộc nhà Trần trực tiếp đi khai khẩn đất đai

D. Huy động lực lượng quân đội đi khai hoang

Câu hỏi 33 :

Dưới thời Trần, nguồn thu nhập chính của nhà nước từ loại ruộng đất nào?

A. Ruộng đất của nhà chùa

B. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu

C. Ruộng đất công làng xã

D. Ruộng đất tư hữu của địa chủ

Câu hỏi 34 :

Tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Trần như thế nào?

A. Không phát triển

B. Phát triển chậm

C. Chỉ phát triển trong bộ phận thủ công nghiệp Nhà nước

D. Rất phát triển cả thủ công nghiệp nhân dân và thủ công nghiệp Nhà nước

Câu hỏi 35 :

Công trình kiến trúc Tháp Phổ Minh nằm ở tỉnh nào?

A. Thanh Hóa

B. Nam Định

C. Hà Nội

D. Huế

Câu hỏi 36 :

“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai?

A. Trần Thủ Độ

B. Trần Quốc Tuấn

C. Trần Khánh Dư

D. Trần Nhật Duật

Câu hỏi 37 :

Sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” có nghĩa là gì?

A. Đánh giặc, đền ơn

B. Phá giặc mạnh, báo ơn vua

C. Phá địch, báo ơn

D. Đánh thắng giặc, đền ơn nghĩa

Câu hỏi 38 :

Ở thời Trần, cả nước được chia là bao nhiêu lộ?

A. 24 lộ

B. 18 lộ

C. 10 lộ

D. 12 lộ

Câu hỏi 40 :

Sau khi Trần Dụ Tông chết, ai là người nắm quyền? Vào thời gian nào?

A. Hồ Quý Ly (1369 - 1400)

B. Dương Nhật Lễ (1369 - 1370)

C. Nguyễn Thanh (1372 - 1379)

D. Nguyễn Bổ (1379 - 1380)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK