Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Khuyến

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Khuyến

Câu hỏi 1 :

Hành động nào sau đây của Ngô Quyền được cho không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ?

A. Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô

B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương

C. Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán

Câu hỏi 2 :

Nhận xét nào dưới đây không chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô?  

A. Thể hiện ý thức độc lập tự chủ

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai

C. Đặt cơ sở cho sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau

D. Tổ chức bộ máy nhà nước đã cơ bản được tổ chức chặt chẽ, hoàn thiện

Câu hỏi 3 :

Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xác lập và xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế  

A. Dân chủ chủ nô

B. Quân chủ chuyên chế

C. Quân chủ lập hiến

D. Cộng hòa quý tộc

Câu hỏi 4 :

Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc cụ thể là gì?  

A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước

C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền

D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hiếu với Trung Hoa

Câu hỏi 5 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là  

A. Hệ thống chính quyền trung ương và địa phương mục nát

B. Các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh

C. Nội bộ triều đình bị phân hóa do việc chọn người kế vị

D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn

Câu hỏi 6 :

Căn cứ của nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở khu vực nào?  

A. Cổ Loa (Hà Nội)

B. Hoa Lư (Ninh Bình)

C. Phong Châu (Phú Thọ)

D. Thuận Thành (Bắc Ninh)

Câu hỏi 7 :

Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến cụ thể như thế nào  

A. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước

B. Rơi vào tình trạng hỗn loạn “Loạn 12 sứ quân“

C. Quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha

Câu hỏi 8 :

Chức quan nào Khương Công Phụ từng nắm giữ? 

A. Hành khiển 

B. Thượng thư

C. Tể tướng 

D. Cả 3 chức vụ trên

Câu hỏi 9 :

 Khương Công Phụ sinh ra trong gia đình thế nào? 

A. Nông dân nghèo 

B. Nông dân nghèo 

C. Có truyền thống khoa bảng 

D. Địa chủ phong kiến

Câu hỏi 10 :

Khương Công Phụ nổi tiếng là người…? 

A. Hiền lành 

B. Nóng nảy

C. Cương trực, thẳng thắn 

D. Cả 3 nhận định trên

Câu hỏi 11 :

Người thân cùng tham gia kỳ thi với Khương Công Phụ là ai? 

A. Anh trai 

B. Em trai

C. Cháu trai 

D. Bác trai

Câu hỏi 12 :

Khương Công Phụ  làm quan dưới triều đại nào của Trung Quốc ?

A. nhà Đường

B. nhà Hán

C. nhà Tống

D. nhà Minh

Câu hỏi 13 :

Khương Công Phụ quê ở tỉnh nào hiện nay? 

A. Thanh Hóa 

B. Bắc Ninh

C. Ninh Bình 

D. Hải Dương

Câu hỏi 15 :

 Tuyệt tác văn học cổ nhất của người Việt hiện còn được lưu giữ, do ai sáng tác? 

A. Khương Công Phụ 

B. Khương Công Phục

C. Nguyễn Bỉnh Khiêm 

D. Trần Nhật Duật

Câu hỏi 16 :

Vị vua nào là “Dạ Trạch Vương”, đánh bại quân Lương xâm lược? 

A. Lý Nam Đế

B. Triệu Việt Vương

C. Mai Hắc Đế 

D. Mai Thiếu Đế

Câu hỏi 17 :

Quốc hiệu nước ta dưới thời An Dương Vương là gì ? 

A. Văn Lang 

B. Âu Lạc 

C. Vạn Xuân 

D. Đại Cồ Việt

Câu hỏi 18 :

Thành phố nào ở nước ta từng có tên gọi Rốn Rồng trong lịch sử? 

A. Thanh Hóa 

B. Ninh Bình

C. Hà Nội 

D. Đà Nẵng

Câu hỏi 19 :

Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là gì ? 

A. Văn Lang  

B. Âu Lạc 

C. Vạn Xuân 

D. Đại Cồ Việt 

Câu hỏi 20 :

Hoa lợi thu được trên ruộng tịch điền được dùng để…? 

A. Tiếp sứ thần 

B. Vua dùng hàng ngày

C. Ban cho đại thần 

D. Tế lễ

Câu hỏi 21 :

Nghi lễ cày ruộng đầu năm của vua chúa ngày xưa có tên gì? 

A. Tịch thu 

B. Tịch điền

C. Quảng điền 

D. Phong điền

Câu hỏi 23 :

Vua nào xem chủ tướng của kẻ thủ chỉ là kẻ khờ dại? 

A. Ngô Quyền

B. Đinh Bộ Lĩnh

C. Lê Hoàn 

D. Lê Lợi

Câu hỏi 25 :

Vua nào gắn với giai thoại “Đánh Tống bình Chiêm”? 

A. Lê Đại Hành

B. Lý Thái Tổ

C. Lý Thái Tông 

D. Lý Nhân Tông

Câu hỏi 26 :

 Vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua và đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) năm nào ?

A. năm 958

B. năm 968

C. năm 978

D. năm 988

Câu hỏi 27 :

Vị vua nào sau đây được triều thần tôn là “Vạn Thắng vương”? 

A. Ngô Quyền 

B. Đinh Bộ Lĩnh

C. Lê Hoàn 

D. Lê Lợi

Câu hỏi 28 :

Quốc hiệu nước ta dưới thời Tiền Lý là gì ? 

A. Vạn Xuân 

B. Đại Cồ Việt 

C. Đại Việt 

D. Đại Ngu

Câu hỏi 29 :

Vì sao các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua? 

A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh

B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khẳ năng lãnh đạo đất nước

C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt 

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 30 :

Đâu không phải nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua? 

A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh

B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khẳ năng lãnh đạo đất nước

C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt 

D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Văn Nga

Câu hỏi 31 :

Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê là gì? 

A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.

B. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.

C. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 32 :

Cấm quân là chức quân gì ? 

A. quân phòng vệ biên giới. 

B. quân phòng vệ các lộ.

C. quân phòng vệ các phủ. 

D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.

Câu hỏi 33 :

Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc nào trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng? 

A. Hòa hảo thân thiện.

B. Đoàn kết tránh xung đột

C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 

D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

Câu hỏi 34 :

Đứng đầu các lộ, phủ thời Lý là chức quan tên gì? 

A.  Chánh, phó an phu Sứ 

B. Hào Trương, Trấn Phủ

C. Tri Phủ, Tri Châu 

D. Tổng Đốc, Tri Phủ

Câu hỏi 35 :

Chính sách "ngụ binh ư nông" là gì ? 

A. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động

B. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động

C. Cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần sẽ điều động 

D. Cho những quân sẽ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất

Câu hỏi 36 :

Nhà Lý thi hành chính sách gì đối với miền biên viễn? 

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi. 

B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.

C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình. 

D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Câu hỏi 37 :

Dưới thời Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp thế nào? 

A. Lộ-Huyện-Hương, xã 

B.  Lộ-Phủ-Châu, xã

C. Lộ-Phủ-Châu-Hương, xã 

D. Lộ-Phủ-Huyện-Hương, xã

Câu hỏi 38 :

Biểu hiện nào phản ánh sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long dưới thời nhà Lý? 

A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ 

B. Dân cư tập trung đông đúc phóa ngoài hoàng thành

C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 39 :

Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý? 

A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ

B. Dân cư tập trung đông đúc phóa ngoài hoàng thành

C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển 

D. Các thương nhân châu Âu bến buôn bán và lập thương điếm

Câu hỏi 40 :

Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh chống quân Tống bằng cách nào? 

A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. 

B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.

C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh. 

D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK