Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Dương Bá Trạc

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Dương Bá Trạc

Câu hỏi 1 :

Để nhanh chóng hồi phục nông nghiệp sau chiến tranh, thời Lê sơ đã có những chính sách gì?

A. Cho 25 vạn (trong tổng số 35 vạn) lính về quê làm nông nghiệp.

B. Cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

C. Cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

D. Cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

Câu hỏi 2 :

Gọi nghĩa quân của Trần Cảo là “quân ba chỏm” vì sao?

A. Nghĩa quân đã ba lần tấn công Thăng Long.

B. Nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc.

C. Nghĩa quân ba lần bị thất bại.

D. Nghĩa quân chia làm ba cánh quân tấn công nhà Lê.

Câu hỏi 3 :

Luật Hồng Đức có những nét tiến bộ vì sao?

A. Bảo vệ chủ quyền quốc gia

B. Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

C. Bảo vệ quyền lợi của triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến

D. Khuyến khích phát triển kinh tế, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

Câu hỏi 4 :

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai?

A. Lê Lợi

B. Lê Thánh Tông

C. Nguyễn Hoàng

D. Lương Thế Vinh

Câu hỏi 5 :

Quang Trung đại phá quân Thanh trong bao nhiêu ngày?

A. 7 ngày

B. 8 ngày

C. 5 ngày

D. 6 ngày

Câu hỏi 6 :

Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì sao?

A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động.

B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.

C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết.

D. Cả ba phương án A, B, C.

Câu hỏi 8 :

Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?

A. Được xem như quốc giáo.

B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

C. Không hề được quan tâm.

D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.

Câu hỏi 9 :

Ngày 29/1/1258 ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc là ngày gì?

A. Quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.

B. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.

C. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.

D. Quân Mông Cổ gặp khó khăn ở Thăng Long.

Câu hỏi 10 :

Thời Trần đã ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Quốc triều hình luật.

D. Quốc triều thư.

Câu hỏi 11 :

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với hai giai cấp nào?

A. Lãnh chúa và nông nô.

B. Địa chủ và nông dân tá điền.

C. Tư sản và vô sản.

D. Quý tộc và công nhân.

Câu hỏi 12 :

Bộ luật đầu tiên của nước ta là gì?

A. Hình thư (thời Lý).

B. Hình luật (thời Trần).

C. Hồng Đức (thời Lê).

D. Gia Long (thời Nguyễn).

Câu hỏi 13 :

Các phường hội, thương hội được lập ra trong các thành thị trung đại châu Âu nhằm mục đích gì?

A. Cạnh tranh công bằng.

B. Giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán.

C. Tạo thêm công việc cho nông nô.

D. Thành lập các hội buôn lớn hơn.

Câu hỏi 14 :

Trần Quốc Tuấn không có đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc ta?

A. Ông là một nhà lý luận quân sự tài ba của dân tộc ta.

B. Ông là tác giả của hai bộ binh thư nổi tiếng “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tông bí truyền thư” và là tác giả của “Hịch tướng sĩ”.

C. Ông là Tổng chỉ huy quân đội, là người có công lao to lớn trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên.

D. Ông là người đầu tiên mở ra thời kì độc lập tự chủ của dân tộc ta.

Câu hỏi 15 :

Vì sao nhà Tống quyết xâm lược Đại Việt?

A. Do sự xúi giục của Cham - pa.

B. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu - Hạ ở biên cương.

C. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

D. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

Câu hỏi 16 :

Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là gì?

A. Hoa văn hình hoa sen.

B. Hoa văn hình rồng.

C. Hoa văn chim lạc.

D. Hoa văn hình người.

Câu hỏi 17 :

Những chính sách về nông nghiệp do triều Đinh – Tiền Lê thi hành có tác dụng gì?

A. Nông nghiệp chỉ phát triển ở những vùng lân cận.

B. Nông nghiệp chưa có sự chuyển biến đáng kể.

C. Nông nghiệp phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.

D. Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.

Câu hỏi 18 :

Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào?

A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà Trần với lực lượng của Hồ Quý Ly.

B. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ.

C. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, Hồ Quý Ly cho gấp rút xây dựng thành nhà Hồ.

Câu hỏi 19 :

Xã hội phong kiến phương Đông phổ biến quan hệ bóc lột giữa hai giai cấp nào?

A. chủ nô và nô lệ.

B. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

C. địa chủ và nô tì.

D. địa chủ và công nhân.

Câu hỏi 20 :

Một trong những nội dung quan trọng thể hiện vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) là gì?

A. Cho quân mai phục những vị trí quan trọng ở gần biên giới Việt – Tống.

B. Tự giải phóng các vùng đất bị quân Tống chiếm đóng.

C. Đưa ra kế sách chủ động tiến công khi thời cơ đến gần.

D. Chiêu mộ binh lính đánh bại hoàn toàn bộ binh của địch.

Câu hỏi 21 :

Tác phẩm nào sau đây của Trung Quốc không thuộc thể loại tiểu thuyết?

A. Đường thư.

B. Thủy hử.

C. Tam quốc diễn nghĩa.

D. Hồng lâu mộng.

Câu hỏi 22 :

Trong phong trào Cải cách tôn giáo, giai cấp tư sản chống lại thế lực nào?

A. Giáo hội.

B. Tu sĩ.

C. Quý tộc.

D. Thương nhân.

Câu hỏi 23 :

Sự kiện đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt là gì?

A. Mở Quốc Tử Giám.

B. Xây dựng Văn Miếu.

C. Mở khoa thi.

D. Mở khoa thi, mở Quốc Tử Giám.

Câu hỏi 24 :

Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào sau đây?

A. Lào.

B. Mi-an-ma.

C. Cam-pu-chia.

D. Ma-lai-xi-a.

Câu hỏi 25 :

Nghệ thuật kiến trúc và điều khắc thời Trần có nét gì độc đáo?

A. Vô số các công trình được tu sửa có quy mô lớn nhất Đông Dương.

B. Hình rộng được khắc trên đá trau chuốt, uy nghiêm.

C. Xây dựng Đại Nội tại kinh thành Huế.

D. Nhiều thành kiên cố được xây dựng ở các tỉnh.

Câu hỏi 26 :

Điểm độc đáo của kiến trúc Ấn Độ là gì?

A. Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.

B. Kiến trúc mang nét đặc trưng riêng của Phật giáo.

C. Kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: Kiến trúc Nho giáo và kiến trúc Hin-đu.

D. Kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: Kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo.

Câu hỏi 28 :

Công lao đầu tiên, quan trọng nhất của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc trong thế kỉ X là gì?

A. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, giành lại tự do cho dân tộc

B. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, thành lập nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên

C. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, giành lại được độc lập cho dân tộc

D. Đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, củng cố và xây dựng đất nước.

Câu hỏi 29 :

Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì?

A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động.

B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.

C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết.

D. Cả ba phương án A, B, C.

Câu hỏi 30 :

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh thời gian nào?

A. Ngày 07 – 02 – 1418

B. Ngày 17 – 12 – 1416

C. Ngày 28 – 6 – 1917

D. Cả ba đáp án đều sai

Câu hỏi 32 :

Thế kỉ XVII, “Kẻ Chợ” là tên gọi của đô thị nào ở nước ta?

A. Phố Hiến (Hưng Yên)

B. Thăng Long (Hà Nội)

C. Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế)

D. Hội An (Quảng Nam)

Câu hỏi 33 :

Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh – Nguyễn?

A. Sông Gianh (Quảng Bình)

B. Vùng núi Tam Đảo

C. Thanh Hóa – Nghệ An

D. Quang Bình – Hà Tĩnh

Câu hỏi 34 :

Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý - Trần ở điểm nào?

A. Bảo vệ quyền lợi của vua và quý tộc.

B. Khuyến khích sản xuất.

C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

D. Xác nhận quyền sở hữu tài sản.

Câu hỏi 35 :

Lũy Thầy thuộc tỉnh nào ngày nay?

A. Tỉnh Nghệ An.

B. Tỉnh Quảng Bình.

C. Tỉnh Quảng Trị.

D. Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu hỏi 36 :

Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần?

A. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

B. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa.

C. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp.

D. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ.

Câu hỏi 37 :

Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?

A. Được xem như quốc giáo.

B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

C. Không hề được quan tâm.

D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.

Câu hỏi 38 :

Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?

A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.

B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.

C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

Câu hỏi 39 :

Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là gì?

A. Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

B. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm và bắt sống được Nguyễn Ánh.

C. Buộc Xiêm phải thần phục nhà Tây Sơn.

D. Khẳng định vị trí của nhà Tây Sơn đối với các nước trong khu vực.

Câu hỏi 40 :

Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?

A. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành hai Đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt.

B. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh nhân cơ hội Lê Chiêu Thống hèn mạc cầu cứu nhà Thanh nhằm khôi phục lại quyền lợi của mình.

C. Bảo vệ chính quyền họ Lê.

D. Thể hiện sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đại Việt.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK