Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THPT Vạn Tường

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THPT Vạn Tường

Câu hỏi 1 :

Sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Sự phát triển của nông nghiệp.

B. Sự phổ biến của hệ thống tàu thuyền hiện đại.

C. Sự phát triển của thủ công nghiệp.

D. Sự thống nhất về tiền tệ, đo lường.

Câu hỏi 2 :

Nội dung nào không phải điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

A. Đất nước độc lập, thống nhất.

B. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất.

C. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam.

D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất.

Câu hỏi 3 :

Cho câu thơ sau:“…nhất trận hỏa công

A. Hàm Tử.

B. Chương Dương.

C. Bạch Đằng.

D. Vạn Kiếp.

Câu hỏi 4 :

Quân Mông - Nguyên cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt còn dong thuyền tấn công quốc gia nào?

A. Chiêm Thành.    

B. Phù Nam.

C. Chân Lạp.    

D. Champa.

Câu hỏi 5 :

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam?

A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.

B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.

C. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.

D. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.

Câu hỏi 6 :

Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy nhiều dấu tích của

A. văn hóa đá cũ.

B. văn hóa đá mới.

C. văn hóa sơ kì đồ đồng.

D. văn hóa sơ kì đá mới.

Câu hỏi 7 :

Những nền văn hóa tiêu biểu nào mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta?

A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên.

B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.

C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.

D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai.

Câu hỏi 8 :

Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm của Người tối cổ ở Việt Nam?

A. Sống thành từng bầy.

B. Săn bắt thú rừng để sống.

C. Hái lượm hoa quả để sống.

D. Biết trồng lúa và đánh bắt cá.

Câu hỏi 9 :

Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là

A. sống trong các thị tộc, bộ lạc.

B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.

C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai.

Câu hỏi 10 :

Khoảng thời gian bắt sử dụng đồ sắt của cư dân trong xã hội nguyên thủy Việt Nam có điểm gì tương đồng với nhiều nước khác trên thế giới cùng thời kì này?

A. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 3000 năm.

B. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 7000 năm.

C. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 5500 năm.

D. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 6000 năm.

Câu hỏi 11 :

Nội dung nào sau đây là hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam?

A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản.

B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.

C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.

D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.

Câu hỏi 12 :

Trong xã hội của quốc gia cổ Phù Nam có các tầng lớp chính nào?

A. Quý tộc, địa chủ, nông dân.

B. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì.

C. Quý tộc, bình dân, nô lệ.

D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì.

Câu hỏi 13 :

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.

B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.

C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

Câu hỏi 14 :

Văn hóa nước ta dưới thời kì Bắc thuộc (Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) có đặc điểm gì nổi bật?

A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta.

B. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn.

C. Nhân dân ta tiếp thu tất cả yếu tố của văn hóa Trung Quốc.

D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc.

Câu hỏi 15 :

Quốc tế thứ nhất được thành lập trong hoàn cảnh nào?

A. Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng.

B. Phong trào công nhân thu được nhiều thắng lợi quan trọng.

C. Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong một mặt trận.

D. Giới chủ đã có những thỏa hiệp đối với công nhân.

Câu hỏi 16 :

Tình hình xã hội Pháp những năm 70 của thế kỉ XIX như thế nào?

A. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

B. Đội ngũ công nhân đông đảo.

C. Tư sản tăng cường bóc lột công nhân.

D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

Câu hỏi 17 :

Sau khi chiếm được Pa-ri, để củng cố chính quyền mới, quân cách mạng đã thành lập

A. Hội đồng quân sự.

B. Chính phủ vệ quốc.

C. Chính phủ cách mạng.

D. Công xã.

Câu hỏi 18 :

Lực lượng sản xuất của các nước tư bản đạt đến trình độ cao vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng 30 đầu thế kỉ XIX.

B. Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX.

C. Khoảng 30 năm đầu thế kỉ XX.

D. Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XX.

Câu hỏi 19 :

Nhân tố nào giúp con người khám phá được năng lượng vô tận của thiên nhiên để phục vụ cho đời sống?

A. Các phát minh khoa học.

B. Cuộc phát kiến địa lí.

C. Thành tựu cải cach kinh tế.

D. Cách mạng chất xám.

Câu hỏi 20 :

Sự kiện nào đánh dấu ngành hàng không ra đời?

A. Sử dụng lò Bét-xme và Mác-tanh đẩy nhanh quá trình sản xuất thép.

B. Tháng 12/1903, anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên.

C. Năm 1840, William Samuel Henson vẽ một họa đồ máy bay hoàn chỉnh.

D. Năm 1848, máy bay của Stringfellow đã bay được vài mét.

Câu hỏi 21 :

Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp ở các nước tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Phương pháp canh tác được cải tiến.

B. Sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.

C. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”.

D. Sử dụng phân bón hóa học.

Câu hỏi 22 :

Nhân tố nào đưa đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ở các nước tư bản?

A. Tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

B. Công nghiệp quân sự phát triển mạnh.

C. Áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

D. Đội ngũ công nhân ngày càng đông đảo.

Câu hỏi 23 :

Những thành tựu khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã mang lại hệ quả gì tích cực?

A. Ứng dụng trong sản xuất vũ khí có khả năng hủy diệt.

B. Chế tạo nhiều phương tiện chiến tranh giết người hàng loạt.

C. Góp phần đưa tới các cuộc chiến tranh thế giới.

D. Tạo ra khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.

Câu hỏi 24 :

Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì?

A. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

B. Phát triển nền văn minh Đại Việt.

C. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ.

D. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân, …

Câu hỏi 25 :

Lòng yêu nước của nhân dân ta có cơ sở hạt nhân là

A. chung nguồn gốc tổ tiên là Âu Cơ và Lạc Long Quân.

B. các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Văn Lang - Âu Lạc.

C. sự đoàn kết của người Tây Âu và Lạc Việt để xây dựng nên nhà nước Âu Lạc.

D. mối quan hệ kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang và những yếu tố văn hóa chung.

Câu hỏi 26 :

Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có đặc điểm cơ bản là gì?

A. Văn minh lúa nước.

B. Văn minh nông nghiệp.

C. Văn minh thủ công nghiệp.

D. Văn minh thương nghiệp.

Câu hỏi 27 :

Phong trào nông dân Tây Sơn đóng vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

A. Đánh thắng quân Thanh, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Lật đổ các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước.

C. Giải phóng vùng đất Đàng Trong, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước.

D. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Câu hỏi 28 :

Lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu?

A. Tình cảm yêu nước.

B. Tình cảm mang tính dân tộc.

C. Tình cảm mang tính địa phương.

D. Tình cảm mang tính quốc gia

Câu hỏi 29 :

Thế kỉ nào trong lịch sử Việt Nam được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”?

A. Thế kỉ XVI.

B. Thế kỉ XVII.

C. Thế kỉ XIX.

D. Thế kỉ XVIII.

Câu hỏi 30 :

Nội dung nào là hiện tượng đặc biệt về tư tưởng - tôn giáo ở Đại Việt trong thế kỉ XI- XIII?

A. Phật giáo - đạo giáo hòa vào các tín ngưỡng dân gian.

B. Nho giáo được độc tôn.

C. Tam giáo đồng nguyên.

D. Phật giáo trở thành tôn giáo của nhân dân.

Câu hỏi 31 :

Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là

A. Văn minh lúa nước.

B. Văn minh nông nghiệp.

C. Văn minh thủ công nghiệp.

D. Văn minh thương nghiệp.

Câu hỏi 32 :

Quốc hiệu Đại Cồ Việt xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại nào?

A. Nhà Đinh.

B. Nhà Tiền Lê.

C. Nhà Lý.

D. Nhà Ngô.

Câu hỏi 33 :

Sự kiện nào làm thổi bùng ngọn lửa đấu tranh ở Bắc Mĩ vào những năm 70 của thế kỉ XVIII?

A. Đại hội lục địa lần thứ nhất.

B. Sự kiện “chè Bô-xtơn”.

C. Đại hội lục địa lần thứ hai.

D. Đại hội Philađenphia.

Câu hỏi 34 :

Ai là tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Mĩ?

A. G. Oasinhtơn.

B. A. Lincôn

C. B. Phranklin.

D. T. Giépphécxơn.

Câu hỏi 36 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

A. Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu.

B. Đưa ra bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền bất khả xâm phạm của con người.

C. Giải phóng 13 thuộc địa khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh.

Câu hỏi 37 :

Một trong những yếu tố khách quan quan trọng đưa đến sự thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

A. Sự lãnh đạo tài tình của Oa-sinh-tơn.

B. Tinh thần đoàn kết của nhân dân.

C. Phát huy lối đánh du kích.

D. Được nhân dân tiến bộ châu Âu ủng hộ.

Câu hỏi 38 :

Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

A. hình thức đấu tranh.

B. kết quả.

C. lực lượng tham gia.

D. phương pháp.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK