Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Đề kiểm tra 1 tiết Chương 4: Ấn Độ thời phong kiến !!

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 4: Ấn Độ thời phong kiến !!

Câu hỏi 1 :

Vào khoảng thời gian nào nước Ma-ga-da lớn mạnh hơn cả, được nhiều nước khác tôn phục ?

A. Khoảng 1500 năm TCN.

B. Khoảng 1000 năm TCN.

C. Khoảng 1200 năm TCN.

D. Khoảng 500 năm TCN.

Câu hỏi 3 :

Khi A-sô-ca mất, đất nước Ấn Độ như thế nào ?

A. Thống nhất gần hết bán đảo Ấn Độ.

B. Đất nước trở lên hùng cường.

C. Ấn độ bị chia cắt, khủng hoảng.

D. Ấn Độ bị Mông Cổ xâm lược ngay.

Câu hỏi 5 :

Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập? Vào thời gian nào?

A. Gúp ta sáng lập, vào đầu Công Nguyên.

B. A-sô-ca sáng lập, vào thế kỷ II.

C. A-sô-ca sáng lập, vào thế kỷ IV.

D. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào 1500 năm TCN

Câu hỏi 8 :

Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?

A. Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo)

B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng Phật.

C. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn.

D. Lễ hội tổ chức vào mùa gặt hái.

Câu hỏi 9 :

Các nước nào đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hóa truyền thống Ấn Độ ?

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Mông Cổ.

D. Các nước Đông Nam Á.

Câu hỏi 10 :

Đầu thế kỷ III TCN, đất nước Ma-ga-đa trở nên hùng mạnh nhất dưới thời vua nào?

A. A-cơ-ba.

B. A-sô-ca.

C. Sa-mu-draGúp-ta.

D. Mi-hi-ra-cu-la.

Câu hỏi 11 :

Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là phát triển thịnh vượng nhất ?

A. Vương triều Gúp-ta.

B. Vương triều hồi giáo Đê-Li.

C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

D. Vương triều Hác-sa.

Câu hỏi 12 :

Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới thời vương triều Gúp-ta?

A. Đúc được cột sắt không rỉ, đúc tượng Phật bằng đồng cao 2m.

B. Đúc được cột sắt, đúc tượng Phật bằng sắt cao 2m.

C. Nghề khai mỏ phát triền: khai thác sắt, đồng, vàng.

D. Đúc một cột sắt cao 7.25m nặng 6500kg.

Câu hỏi 16 :

Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán vào thế kỷ VII?

A. Do chính quyền trung ương suy yếu.

B. Do đất nước rộng lớn, chính quyền trung ương không cai quản nổi.

C. Do tình trạng cát cứ ở mỗi địa phương.

D. Do mỗi vùng lãnh thổ có những điều kiện và những sắc thái riêng

Câu hỏi 17 :

Từ đầu công nguyên và những thế kỷ VII-XII, văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển như thế nào ?

A. Phát triển và mở rộng ở từng quốc gia nhỏ lẻ.

B. Phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.

C. Phát triển trên toàn lãnh thổ.

D. Tất cả câu trên đều sai.

Câu hỏi 18 :

Nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI là gì ?

A. Văn hóa Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hóa truyền thống.

B. Văn hóa truyền thống Ấn Độ đã phai mờ văn hóa truyền thống.

C. Song song tồn tại hai nền văn minh đặc sắc là Hin-đu giáo và Hồi giáo.

D. Tổng hợp các loại hình văn hóa của các nước đều có mặt ở Ấn Độ.

Câu hỏi 19 :

 Dưới vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỷ XII-XVI) tôn giáo nào ở Ấn Độ bị cấm đoán nghiệt ngã ?

A. Đạo Phật.

B. Đạo thiên chúa.

C. Đạo Hin-đu

D. Đạo Bà La Môn

Câu hỏi 23 :

Hoàng đế cuối cùng của Ấn Độ là ai ?

A. A-cơ-ba.

B. Gian –han-ghia

C. Ao-reng-dép.

D. Sa-gia-han.

Câu hỏi 24 :

Vương triều hồi giáo Đê-li do người nước nào sáng lập nên ?

A. Người Ấn Độ.

B. Người Thổ Nhĩ Kì.

C. Người Mông Cổ.

D. Người Trung Quốc.

Câu hỏi 25 :

Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556-1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì ?

A. Xóa bỏ sự kỳ thị tôn giáo.

B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.

C. Khôi phục và phát triển kinh tế Ấn Độ.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu hỏi 26 :

Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì ?

A. Chữ Nho

B. Chữ tượng hình

C. Chữ Phạn.

D. Chữ Hin-đu.

Câu hỏi 27 :

Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại là gì?

A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.

B. Ma-ha-bha-ra-ta và Pritsicat.

C. Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a.

D. Ra-ma-ya-na và Mê-ga-đi-ta.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK