Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi

Câu hỏi 4 :

Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. glucozơ, sobitol.

B. fructozơ, sobitol.

C. saccarozơ, glucozơ.

D. glucozơ, axit gluconic.

Câu hỏi 6 :

Tripanmitin là chất béo no, ở trạng thái rắn. Công thức của tripanmitin là

A. (C17H33COO)3C3H5

B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C15H31COO)3C3H5

D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu hỏi 7 :

Poli(metyl metacrylat) (PMM) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH2.

B. CH2=C(CH3)COOCH3.

C. CH2=CHCl.

D. CHCl=CHCl

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây khi so sánh 3 kim loại Mg, Al, Cr là đúng?

A. 3 kim loại đều thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn

B. 3 kim loại đều bền vì có lớp oxit bảo vệ bề mặt.

C. 3 kim loại đều phản ứng với axit HCl loãng với tỷ lệ bằng nhau

D. Tính khử giảm dần theo thứ tự Mg, Cr, Al

Câu hỏi 13 :

Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và giá trị của a là

A. NO3- và 0,4.

B. OH- và 0,2

C. OH- và 0,4.

D. NO3- và 0,2

Câu hỏi 15 :

Vật liệu bằng nhôm khá bền trong không khí là do

A. nhôm không thể phản ứng với oxi.

B. có lớp hidroxit bào vệ.

C. có lớp oxit bào vệ.        

D. nhôm không thể phản ứng với nitơ

Câu hỏi 33 :

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 để loại bỏ tính cứng tạm thời của nước.

B. Nguyên liệu đẻ sản xuất nhôm là quặng boxit.

C. Kim loại Cu khử được ion Fe3+ trong dung dịch.

D. Quặng hematit nâu có hàm lượng sắt cao hơn quặng mahetit.

Câu hỏi 34 :

Dung dịch HCl 0,001M có pH bằng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu hỏi 37 :

Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ

A. Ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.

B. Ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.

C. Ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.               

D. Ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.

Câu hỏi 38 :

Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom?

A. Axit acrylic       

B. Stiren      

C. Axetilen.         

D. Propan

Câu hỏi 39 :

Ba dung dịch: Metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala-Gly) đều phản ứng được với

A. Dung dịch NaOH  

B. Dung dịch NaNO

C. Dung dịch NaCl       

D. Dung dịch HCl.

Câu hỏi 40 :

Kim loại nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm thổ:

A. Ca  

B. Na      

C. Fe                 

D. Al

Câu hỏi 41 :

Phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào?

A. K  

B. K2O    

C. N       

D. P2O5

Câu hỏi 43 :

Thành phần chính của phâm đạm ure là

A. (NH2)2CO        

B. (NH4)2CO3                

C. Ca(H2PO4)2               

D. (NH4)2CO.

Câu hỏi 45 :

Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 0,448.    

B. 4,032.    

C. 2,688.    

D. 1,344.

Câu hỏi 46 :

Chất tham gia phản ứng màu biure là

A. Anbumin.      

B. Đường nho.  

C. Dầu ăn.       

D. Poli(vinyl clorua).

Câu hỏi 47 :

Polime nào sau đây thuộc loại tơ poliamit?

A. Tơ nitron.    

B. Tơ axetat             

C. Tơ visco. 

D. Tơ nilon - 6,6

Câu hỏi 48 :

Chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là

A. Saccarozơ    

B. Polietilen.    

C. Gly-Ala-Gly          

D. Tinh bột

Câu hỏi 50 :

Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học

A. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

B. Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo.

C. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.

D. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.

Câu hỏi 53 :

Phương pháp điện phân dung dịch dùng để điều chế kim loại

A. Na, Ni         

B. Cu, Ag      

C. Al, Cu        

D. Ca, Fe

Câu hỏi 54 :

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:

A. Propyl axetat.   

B. Metyl axetat.        

C. Metyl propionat      

D. Etyl axetat.

Câu hỏi 55 :

Chất có khả năng tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. Phenol.         

B. Etanol              

C. Etyl axetat           

D. Saccarozơ

Câu hỏi 56 :

Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân?

A. Na2CO3.         

B. NaNO2              

C. NaCl.      

D. NH4HCO3.

Câu hỏi 57 :

Công thức của crom (VI) oxit là

A. CrO.           

B. CrO3.       

C. Cr2O3.       

D. Cr2O6.

Câu hỏi 58 :

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3

A. C2H4.        

B. C2H6.          

C. CH4.         

D. C2H2

Câu hỏi 65 :

Cho 0,1 mol phenol tác dụng hoàn toàn với lượng dư hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 gam.

B. Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6-trinitro phenol

C. Lượng HNO3 phản ứng là 0,3 mol.

D. Axit sunfuric đặc đóng vai trò là xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.

Câu hỏi 71 :

Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X (chứa m (gam) NaOH và a mol Ca(OH)2). Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

A. 48 và 1,2.        

B. 36 và 1,2.         

C. 48 và 0,8.      

D. 36 và 0,8.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK