A. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị
B. Đấu tranh ngoại giao có tính độc lập tương đối trong quan hệ với đấu tranh quân sự và chính trị
C. Kết quả của đấu tranh ngoại giao không phụ thuộc vào tương quan lực lượng trên chiến trường
D. Đấu tranh ngoại giao dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự trong mỗi giai đoạn chiến tranh
C
Đáp án C
Nội dung đáp án C không phù hợp, không phản ánh đúng về hoạt động đẩu tranh ngoại giao của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 -1975. Vì: Kết quả đấu tranh ngoại giao phụ thuộc chặt chẽ vào tương quan lực lượng giữa các bên trên chiến trường, “thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao”. Ví dụ:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam là cơ sở cho thắng lợi của Việt Nam trên bàn đàm phán Giơnevơ (1954).
+ Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân miền Bắc Việt Nam là một trong những cơ sở cho thắng lợi Việt Nam trên bàn đàm phá Pari (1973)
Một sổ điểm nổi bật trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong những năm 1945 -1975):
♦ Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị. Ví dụ:
- Với việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (tháng 3/1946), Pháp đã buộc phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Với điều khoản này, thực dân Pháp đã buộc phải thừa nhận sự thống nhất của dân tộc Việt Nam. Mặt khác, với việc kí kết Hiệp định Sơ bộ, Việt Nam đã mượn tay Pháp, đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước; tranh thủ được thời gian hòa hoãn cần thiết để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) được kí kết, đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954). Tuy nhiên, Mĩ đã lợi dụng những hạn chế trong Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.
- Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), so sánh tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên chiến trường miền Nam Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
♦ Đấu tranh ngoại giao có tính độc lập tương đối trong quan hệ với đấu tranh quân sự và chính trị. Ví dụ:
- Với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cách mạng Việt Nam trên bàn đàm phán Giơnevơ (1954). Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, do chịu sự tác động của tình hình thế giới, đặc biệt lả xu hướng hòa hoãn, thương lượng giữa các nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô, Anh, Pháp,...),... nên Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) còn mang một số hạn chế, chưa phản ánh dầy đủ những thắng lợi Việt Nam giành được trên chiến trường.
♦ Đấu tranh ngoại giao dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự trong mỗi giai đoạn chiến tranh:
- Hoàn cảnh, tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp trước khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1945):
+ Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Thực dân Pháp âm mưu đưa quân ra
Bắc để thôn tính toàn bộ Việt Nam. Để thực hiện được âm mưu tiến quân ra Bắc, Pháp đã điều đình với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Þ 28/2/1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết. Với việc kí kết Hiệp ước Hoa – Pháp, thực dân Pháp đã hợp pháp hóa việc đưa quân ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật (thay cho Trung Hoa Dân quốc).
+ Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng chính quyền mới, diệt giặc đói, giặc dốt và khắc phục những khó khăn về tài chính, xây dựng lực lượng vũ trang,...
Þ Tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch theo hướng bất lợi cho Việt Nam.
+ Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này. Þ Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp là Xanhtơni bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
+ Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã tác động trực tiếp dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (hội nghị được mở ra vào ngày 8/5/1954 – ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ), đồng thời góp phần tạo thế mạnh cho Việt Nam trên bàn đàm phán.
+ Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của nhân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi của quân dân miền Bắc (Việt Nam) trong trận “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mĩ phái kí kết Hiệp định Pari (tháng 1/1973)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK