Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lịch sử Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 14 (có đáp án)

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 14 (có đáp án)

Câu hỏi 1 :

Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 là

A. quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng

B. hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn

C. nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, trọng tâm ở Nam Kì

D. các cuộc khởi nghĩa có sự liên hệ với nhau thành phong trào lớn

Câu hỏi 2 :

Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?

A. Báo Tiền Phong

B. Tạp chí Thư tín quốc tế

C. Báo Thanh Niên

D. Báo An Nam trẻ

Câu hỏi 3 :

Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến?

A. Việt Nam giải phóng quân.

B. Vệ quốc đoàn.

C. Cứu quốc quân.

D. Trung đoàn Thủ đô.

Câu hỏi 4 :

So với kế hoạch Rơve (1949) thì kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) được xem là

A. một bước tiến trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.

B. sự thỏa hiệp của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

C. sự bế tắc của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

D. một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.

Câu hỏi 5 :

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực

A. Công nghiệp vũ trụ

B. Công nghiệp nặng

C. Sản xuất nông nghiệp

D. Khoa học kỹ thuật

Câu hỏi 6 :

Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945 là do

A. nghệ thuật khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo.

B. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

C. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Câu hỏi 7 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào Cần Vương ở Việt Nam là

A. Nhân dân muốn giúp vua khôi phục vương quyền.

B. Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

C. Mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe đối lập trong triều đình.

D. Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế bị thất bại.

Câu hỏi 8 :

Vì sao phải mất gần 30 năm thực dân Pháp mới hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam?

A. Vì Pháp chưa đủ mạnh.

B. Vì triều đình nhà Nguyễn kiên quyết đấu tranh

C. Vì tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam

D. Vì bị thực dân Anh khống chế

Câu hỏi 9 :

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc (1946-1949)?

A. Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

B. Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.

C. Lật đổ triều đình Mãn Thanh- triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc.

D. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu hỏi 10 :

Tiền thân của chính Đảng vô sản ở Việt Nam là

A. Tân Việt cách mạng Đảng

B. Cộng sản Đoàn

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

D. Tâm Tâm Xã

Câu hỏi 11 :

Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?

A. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari.

C. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong ba năm 1969, 1970, và 1971.

D. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong việc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ

Câu hỏi 12 :

So với các giai đoạn trước, quy mô của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thay đổi như thế nào?

A. Chiến trường chính là miền Nam Việt Nam.

B. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc

C. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương

D. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào chiến tranh Việt Nam

Câu hỏi 13 :

Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 của thực dân Pháp là

A. đánh vào cơ quan đầu não kháng chiến của ta

B. giành thế chủ động trên chiến trường

C. làm xoay chuyển cục diện chiến tranh

D. âm mưu tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam

Câu hỏi 14 :

Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi đầu tư vào phát triển giao thông vận tải ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 -1929) là

A. thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển

B. thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các vùng miền.

C. xây dựng cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.

D. phục vụ cho mục đích của cuộc khai thác thuộc địa.

Câu hỏi 15 :

Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trên những lĩnh vực nào?

A. Tôn giáo, chữ viết, kinh tế.

B. Chữ viết, văn hóa, nghệ thuật.

C. Điêu khắc, lễ hội, chữ viết, kiến trúc.

D. Tôn giáo, kiến trúc, chữ viết.

Câu hỏi 16 :

Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là:

A. Cách mạng Tân Hợi.

B. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.

C. Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất.

D. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn

Câu hỏi 17 :

Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Chống chủ nghĩa thực dân cũ, giải phóng dân tộc.

B. Chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.

C. Chống chế độ độc tài thân Mỹ, bảo vệ độc lập.

D. Chống thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Câu hỏi 19 :

Hệ tư tưởng phong kiến và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta thời Bắc thuộc?

A. Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

B. Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.

D. Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo.

Câu hỏi 20 :

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam thuộc học thuyết nào sau đây trong chiến lược toàn cầu?

A. Dăn đe thực tế

B. Phản ứng linh hoạt

C. Chính sách thực lực

D. Bên miệng hổ chiến tranh

Câu hỏi 21 :

Vì sao việc Mỹ thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô lại gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

A. Liên Xô, Trung Quốc đứng về phía Mỹ, ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta

B. Hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta

C. Lôi kéo Liên Xô, Trung Quốc, ủng hộ Mỹ trong cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán Paris.

D. Hạn chế con đường liên lạc quốc tế của ta với các nước Á, Phi, Mĩ - La tinh

Câu hỏi 22 :

Nhận xét nào là đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn?

A. Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây

B. Trang bị phương tiện kĩ thuật còn rất lạc hậu kiểu trung cổ

C. Đã đóng những chiếc tàu lớn và Trang bị vũ khí hiện đại

D. Yếu kém nhất khu vực Đông Nam Á

Câu hỏi 23 :

Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên là ở

A. Kon Tum

B. Gia Lai

C. Buôn Ma Thuột

D. Pleiku

Câu hỏi 24 :

Nội dung nào không phải đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới

B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

C. Mở rộng liên minh quân sự ở Châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh

D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 25 :

Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là

A. nông dân

B. công nhân

C. tư sản

D. tiểu tư sản.

Câu hỏi 26 :

Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) với Hiệp định Giơnevơ ?

A. Pháp công nhận Việt Nam là một nước tự do nằm trong Liên hiệp Pháp.

B. Pháp công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

C. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chính phủ, Hiến pháp riêng.

D. Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

Câu hỏi 27 :

Từ năm 1919 đến năm 1930, sự kiện quốc tế nào có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Cách mạng Việt Nam?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918

B. Thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917

C. Đảng Cộng sản Pháp và Trung Quốc được thành lập

D. Quốc tế Cộng sản ra đời năm 1919

Câu hỏi 28 :

Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích

A. khóa chặt biên giới Việt - Trung

B. kết thúc chiến tranh trong danh dự

C. cô lập căn cứ địa Việt Bắc

D. quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương

Câu hỏi 29 :

Bài học kinh nghiệm gì từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 được rút ra cho cách mạng Việt Nam?

A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

B. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

C. Thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản.

D. Đấu tranh chính trị

Câu hỏi 30 :

Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc là

A. Khởi nghĩa Bà Triệu

B. Khởi nghĩa Lý Bí.

C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

D. Khởi nghĩa Phùng Hưng

Câu hỏi 31 :

Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu gì?

A. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

B. “Tự do - dân chủ”.

C. “Thúc đẩy dân chủ”.

D. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

Câu hỏi 32 :

Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân?

A. Xóa nợ, giảm tô

B. Cơm áo và hòa bình

C. Phá kho thóc giải quyết nạn đói

D. Chia lại ruộng đất công

Câu hỏi 33 :

Mục đích của phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc là?

A. Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh.

B. Cải cách đất nước Trung Quốc.

C. Đánh đuổi các nước đế quốc.

D. Phản đối ấm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

Câu hỏi 34 :

Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX?

A. Ra đời sau giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị

B. Ra đời trước giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị

C. Ra đời trước giai cấp công nhân, yếu ớt về kinh tế nhưng có địa vị chính trị

D. Ra đời sau giai cấp công nhân, nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị

Câu hỏi 35 :

Về quy mô, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) có điểm gì khác so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 – 1965)?

A. Phạm vi chiến trường mở rộng ra toàn Đông Dương

B. Phạm vi chiến trường rộng hơn, ở cả hai miền Nam, Bắc

C. Phạm vi chiến trường mở rộng sang cả Nam Lào và Campuchia

D. Diễn ra chủ yếu ở chiến trường miền Nam

Câu hỏi 36 :

Từ năm 1954 - 1975, cách mạng Việt Nam diễn ra theo hình thái độc đáo nào ?

A. Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với hai hình thức khác nhau ở miền Bắc và miền Nam.

B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

D. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Câu hỏi 37 :

Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

A. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

B. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới

C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên thế giới

D. Sự xóa bỏ hoàn toàn của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

Câu hỏi 38 :

Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”?

A. Chiến thắng Vạn Tường.

B. Chiến thắng Bình Giã.

C. Chiến thắng Ấp Bắc.

D. Chiến thắng Ba Gia .

Câu hỏi 39 :

Mục tiêu lớn nhất của cách mạng Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là

A. cách mạng ruộng đất

B. độc lập dân tộc

C. đi lên chủ nghĩa xã hội

D. cải cách dân chủ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK