Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 Dòng điện xoay chiều môn Vật lý 12 năm 2019-2020

Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 Dòng điện xoay chiều môn Vật lý 12 năm 2019-2020

Câu hỏi 2 :

Một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm R = 100W, cuộn dây thuần cảm \(L = \frac{1}{\pi }\)H, tụ điện có điện dung C = 15,9 mF. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch là \(u = 200\sqrt 2 \cos 100\pi t\) (V). Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là :

A.  \(i = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\)(A)     

B.  \(i = 0,5\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) (A)

C.  \(i = 02\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) (A)   

D.  \(i = \frac{1}{5}\sqrt {\frac{2}{3}} \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) (A)

Câu hỏi 7 :

Cho mạch điện R, L, C mắc nối tiếp. Cuộn dây thuần cảm, tụ điện có C thay đổi được. Điều chỉnh C để UC đạt giá trị cực đại thì ta sẽ có:

A.

uLC vuông pha với u.     

B. uRL vuông pha với u.

C. uLC vuông pha với uRC.          

D. uRC vuông pha với u.

Câu hỏi 9 :

Mạch R, L, C nối tiếp có  \(2\pi f\sqrt {LC} = 1\). Nếu cho R tăng 2 lần thì hệ số công suất của mạch

A. tăng 2 lần        

B. Giảm 2 lần    

C. tăng bất kì    

D.  không đổi

Câu hỏi 10 :

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn dây thuần cảm có \(L = \frac{1}{{2\pi }}\)H thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có biểu thức \(i = 3\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (A). Biểu thức điện áp ở hai đầu đoạn mạch là:

A.  \(u = 150\sin \left( {100\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (V).       

B.  \(u = 150\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (V).

C.  \(u = 150\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (V).    

D.  \(u = 100\sin \left( {100\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (V).

Câu hỏi 15 :

 Cho mạch điện như hình vẽ.

A. R = 73,2W      

B. ZL = 73,2W    

C. ZC = 73,2W     

D. R = 6,8W

Câu hỏi 19 :

Cuộn thứ cấp của máy biến áp có 1500 vòng và dòng điện có f = 50Hz. Giá trị cực đại của từ thông trong lõi thép là 0,6 Wb. Chọn pha ban đầu bằng không. Biểu thức của suất điện động trong cuộn thứ cấp là:

A.  \(e = 200\cos 100\pi t\)(V).          

B.  \(e = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\)(V).

C.  \(e = 200\sqrt 2 \cos 100\pi t\)(V).        

D.  \(e = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\)(V).

Câu hỏi 29 :

Đặt điện áp \(u = {U_o}\cos \omega t\)(V) vào hai đầu đoạn mạch gồm R, C và cuộn thuần cảm L mắc nối tiếp, L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng \(R\sqrt 3 \) . Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó:

A. Điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha 30o so với điện áp hai đầu đoạn mạch. 

B. Điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha 30o so với điện áp hai đầu đoạn mạch.

C. Trong mạch có cộng hưởng điện. 

D. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha 30o so với điện áp hai đầu đoạn mạch

Câu hỏi 30 :

Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = {U_0}c{\rm{os}}\omega t\) (trong đó U0 và \(\omega\)  không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AN nối tiếp với đoạn mạch NB. Đoạn mạch AN có điện trở thuần R, cuộn cảm thuần với cảm kháng có giá trị bằng \(\sqrt 3 \) lần R mắc nối tiếp, đoạn mạch NB chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch NB bằng điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu AB. Kết luận nào sau đây là đúng? 

A.

Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp đặt vào hai đầu AB   

B. Điện áp giữa hai đầu NB lệch pha \(\frac{2\pi }{3}\) so với điện áp đặt vào hai đầu AB  

C.

Hệ số công suất của mạch có giá trị bằng 0,5.        

D. Điện áp đặt vào hai đầu AB sớm pha \(\frac{\pi }{3}\)  so với cường độ dòng điện tức thời trong mạch

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK