Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề ôn tập HK1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Phan Đăng Lưu

Đề ôn tập HK1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Phan Đăng Lưu

Câu hỏi 8 :

Dao động cơ học đổi chiều khi :

A. Lực tác dụng có độ lớn cực đại      

B. Lực tác dụng đổi chiều

C. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu                

D. Lực tác dụng bằng không

Câu hỏi 9 :

Khoảng cách giữa một nút và một bụng sóng liên tiếp trong hiện tượng sóng dừng là :

A. bằng một nửa bước sóng       

B. bằng một bước sóng

C. bằng 2 lần bước sóng         

D. bằng một phần tư bước sóng

Câu hỏi 10 :

Trong đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp thì 

A. độ lệch pha giữa uR và u là \(\frac{\pi }{2}\)        

B. uL nhanh pha hơn i một góc \(\frac{\pi }{2}\)

C. uR nhanh pha hơn i một góc  \(\frac{\pi }{2}\)           

D. uC nhanh pha hơn i một góc \(\frac{\pi }{2}\)

Câu hỏi 11 :

Nhận xét nào sau đây không đúng? 

A. Biên độ dao động cưỡng bức đạt cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của vật 

B. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. 

D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc tần số của lực cưỡng bức

Câu hỏi 12 :

Nguồn sóng có phương trình \({u_0} = 5\cos (2\pi t + \frac{\pi }{6})(cm)\) . Biết sóng lan truyền với bước sóng 40cm. Coi biên độ sóng không đổi. Phương trình dao động của sóng tại điểm M cách O một đoạn 10cm nằm trên phương truyền sóng là : 

A. \({u_M} = 5\cos (2\pi t - \frac{\pi }{3})(cm)\)

B. \({u_M} = 5\cos (2\pi t + \frac{\pi }{3})(cm)\)

C. \({u_M} = 5\cos (2\pi t - \frac{\pi }{6})(cm)\)

D. \({u_M} = 5\cos (2\pi t + \frac{\pi }{6})(cm)\)

Câu hỏi 14 :

Hai dao động thành phần có biên độ là 4cm và 12cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị  :

A. 3 cm          

B. 48 cm       

C. 9 cm             

D. 4 cm

Câu hỏi 15 :

Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên: 

A. hiện tượng tạo ra từ trường quay       

B. hiện tượng cảm ứng điện từ

C. hiện tượng quang điện            

D.  hiện tượng tự cảm

Câu hỏi 16 :

Cho đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp gồm  \(R = 10\sqrt 3 \Omega ;L = \frac{1}{{5\pi }}H;C = \frac{1}{\pi }H\) . Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u = 40\cos (100\pi t - \frac{\pi }{3})V\) thì biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là :

A. \(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{2})(A)\)

B. \(i = 2\cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})(A)\)

C. \(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(A)\)

D. \(i = 2\cos (100\pi t - \frac{\pi }{2})(A)\)

Câu hỏi 21 :

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có 

A.

độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng 

B.  độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng

C.

độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên. 

D. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.

Câu hỏi 23 :

Trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần R, dòng điện luôn: 

A. ngược pha so với hiệu điện thế hai đầu mạch. 

B. nhanh pha \(\frac{\pi }{2}\) so với hiệu điện thế hai đầu mạch

C. chậm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với hiệu điện thế hai đầu mạch 

D. cùng pha so với hiệu điện thế hai đầu mạch

Câu hỏi 24 :

Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng MN dài 10cm với tần số 20Hz. Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương của quĩ đạo. Phương trình dao động của vật là:

A. \(x = 5\cos (20t - \frac{\pi }{2})(cm)\)

B. \(x = 10\cos (40t + \frac{\pi }{2})(cm)\)

C. \(x = 5\cos (40t - \frac{\pi }{2})(cm)\)

D. \(x = 10\cos (20t + \frac{\pi }{2})(cm)\)

Câu hỏi 25 :

Một vật dao động điều hoà theo phương trình \(x = 3\cos (\pi t + \frac{\pi }{2})(cm)\) , pha dao động của chất điểm tại thời điểm t = 1s. 

A. 2π (rad)                

B.  π (rad)     

C. 0,5π (rad)       

D. 1,5π (rad).

Câu hỏi 26 :

Vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(wt + j). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là :

A. \(\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2}\)

B. \(\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^4}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2}\)

C. \(\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^4}}} = {A^2}\)

D. \(\frac{{{\omega ^2}}}{{{v^2}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^4}}} = {A^2}\)

Câu hỏi 27 :

Các đặc trưng vật lý của âm :

A. Tần số và cường độ âm      

B. Cường độ âm và âm sắc

C. Đồ thị dao động và độ cao        

D. Độ to và mức cường độ âm

Câu hỏi 34 :

Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và BM mắc nối tiếp.

A.

85 W         

B. 135 W. 

C. 110 W.        

D. 170 W.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK