Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý lần 1 Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý lần 1 Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Câu hỏi 1 :

Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì 

A. tần số và tốc độ đều thay đổi.               

B. tần số và tốc độ đều không đổi.

C. tần số thay đổi còn tốc độ kshông đổi.     

D. tần số không đổi còn tốc độ thay đổi.

Câu hỏi 2 :

Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có 

A. độ lớn cực tiểu tại vị trí cân bằng và luôn cùng chiều với vectơ vận tốc. 

B. độ lớn cực đại ở vị trí biên và chiều luôn luôn hướng ra biển.

C. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ và chiều luôn hướng về vị trí cân bằng. 

D. độ lớn không đổi và chiều luôn luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu hỏi 3 :

Trong các tia: tử ngoại; Rơn-ghen; bêta; gamma, tia nào có bản chất khác với các tia còn lại? 

A. Tia tử ngoại       

B. Tia Rơn-ghen            

C. Tia bêta      

D. Tia gamma

Câu hỏi 5 :

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ và có tác dụng nhiệt là chủ yếu.  

B. Tia hồng ngoại có thể được phát từ vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ xung quanh.

C. Tia hồng ngoại có thể kích thích sự phát quang của nhiều chất. 

D. Tia hồng ngoại có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu hỏi 6 :

Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử 

A.

chỉ phát ra sóng điện từ và biến đổi thành hạt nhân khác. 

B. bị vỡ ra thành hai hạt nhân có số khối trung bình.

C.

tự động phát ra tia phóng xạ và thay đổi cấu tạo hạt nhân. 

D. khi bị kích thích phát ra các tia phóng xạ như \(\alpha ;\beta ;\gamma \)

Câu hỏi 7 :

Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là 

A. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)

B. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)

C. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)

D. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)

Câu hỏi 8 :

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai? 

A.

Sóng âm và sóng cơ có cùng bản chất vật lí. 

B. Tốc độ truyền sóng âm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường truyền sóng.

C.

Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz là hạ âm. 

D. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí và lỏng.

Câu hỏi 9 :

Trên một bóng đèn sợi đốt có ghi (220 V – 60 W). Bóng đèn này sáng bình thường khi đặt vào đèn điện áp xoay chiều có giá trị cực đại là 

A.  \(220\sqrt 2 \)V            

B. 60 V                         

C.  \(110\sqrt 2 \)V           

D. 220 V

Câu hỏi 10 :

 Phản ứng hạt nhân nào sau đây là quá trính phóng xạ? 

A. \(_0^1n + _{92}^{235}U \to _{54}^{139}Xe + _{38}^{95}Sr + 2_0^1n\)

B. \(_1^3H + _1^2H \to _2^4He + _0^1n\)

C. \(_0^1n + _{92}^{235}U \to _{56}^{144}Ba + _{36}^{89}K{\rm{r}} + 3_0^1n\)

D. \(_{84}^{210}Po \to _2^4He + _{82}^{206}Pb\)

Câu hỏi 11 :

Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của tia laze? 

A. Dùng làm dao mỗ trong phẫu thuật mắt, mạch máu. 

B.  Dùng để cắt, khoan những chi tiết nhỏ trên kim loại.

C. Dùng trong việc điều khiển các con tàu vũ trụ. 

D. Dùng trong y học trợ giúp chữa bệnh còi xương.

Câu hỏi 12 :

Khi hoạt động, thiết bị có chức năng chính để chuyển hóa điện năng thành cơ năng là 

A. động cơ không đồng bộ.                  

B. máy phát điện xoay chiều ba pha.

C. máy biến áp xoay chiều.                      

D. máy phát điện xoay chiều một pha.

Câu hỏi 17 :

Một nam châm chuyển động lại gần vòng dây dẫn kín, từ thông qua vòng dây biến thiên, trong vòng dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng. Bản chất của hiện tượng cảm ứng điện tử này là quá trình chuyển hóa 

A. nhiệt năng thành cơ năng.        

B. cơ năng thành nhiệt năng.

C. điện năng thành cơ năng.         

D. cơ năng thành điện năng.

Câu hỏi 20 :

So với hạt nhân \(_{14}^{29}Si\) , hạt nhân \(_{20}^{40}Ca\)  có nhiều hơn 

A.

6 nơtron và 11 proton       

B. 11 nơtron và 6 proton

C. 5 nơtron và 11 proton          

D. 5 nơtron và 6 proton

Câu hỏi 24 :

Hai điện  tích điểm \({q_1} = 40\) nC và \({q_2} = 50\) nC đặt trong chân không cách nhau 3 cm. Biết \(k = {9.10^9}\) Nm2/C2. Độ lớn của lực điện tương tác giữa hai điện tích là 

A. \({2.10^{ - 4}}\)N                

B.  \({2.10^{ - 6}}\)N                       

C. \({2.10^{ - 2}}\)N                  

D.  \({2.10^{ - 3}}\)N

Câu hỏi 36 :

Một vật có khối lượng 200 g, dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Đồ thị hình bên mô tả động năng của vật thay đổi phụ thuộc vào thời gian t. Tại t=0, vật đang có li độ âm. Phương trình dao động của vật là 

A.  \(x = 5\cos \left( {4\pi t - \frac{{3\pi }}{4}} \right)\) cm               

B.  \(x = 4\cos \left( {8\pi t - \frac{{3\pi }}{4}} \right)\) cm

C.

 \(x = 4\cos \left( {8\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) cm                                         

 

D.  \(x = 5\cos \left( {4\pi + \frac{\pi }{4}} \right)\) cm

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK