Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Nam Trực- Nam Định

Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Nam Trực- Nam Định

Câu hỏi 2 :

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình  \({x_1} = {A_1}\cos \left( {\omega t + {\phi _1}} \right);{x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + {\phi _2}} \right)\) thì pha ban đầu của dao động tổng hợp xác định bởi công thức 

A. \(\tan \phi = \frac{{{A_1}\sin {\phi _1} - {A_2}\sin {\phi _2}}}{{{A_1}\cos {\phi _1} - {A_2}\cos {\phi _2}}}\)

B. \(\tan \phi = \frac{{{A_1}\sin {\phi _1} + {A_2}\sin {\phi _2}}}{{{A_1}\cos {\phi _1} + {A_2}\cos {\phi _2}}}\)

C. \(\tan \phi = \frac{{{A_1}\cos {\phi _1} + {A_2}\cos {\phi _2}}}{{{A_1}\sin {\phi _1} + {A_2}\sin {\phi _2}}}\)

D. \(\tan \phi = \frac{{{A_1}\cos {\phi _1} - {A_2}\cos {\phi _2}}}{{{A_1}\sin {\phi _1} - {A_2}\sin {\phi _2}}}\)

Câu hỏi 3 :

Một vòng dây dẫn tròn có bán kính R có dòng điện cường độ I chạy qua. Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm vòng dây được tính bằng công thức 

A. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.I.R\)

B. \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{R}\)

C. \(B = {2.10^7}.\frac{I}{R}\)

D. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{R}\)

Câu hỏi 4 :

Điều kiện nào dưới đây thì hiện tượng cộng hưởng cơ không xảy ra? 

A.

Chu kì dao động riêng bằng chu kì của ngoại lực cưỡng bức. 

B. Biên độ dao động riêng bằng biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

C.

Tần số góc dao động riêng bằng tần số góc của ngoại lực cưỡng bức. 

D. Tần số dao động riêng bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Câu hỏi 6 :

Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ với 

A.

gia tốc trọng trường g. 

B. căn bậc hai chiều dài con lắc.

C.

căn bậc hai gia tốc trọng trường g.                   

D. chiều dài con lắc.

Câu hỏi 7 :

Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường luôn dao động theo phương 

A.

 thẳng đứng.     

B. nằm ngang.

C.

trùng với phương truyền sóng.      

D. vuông góc với phương truyền sóng.

Câu hỏi 8 :

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r, trong chân không là 

A. \(F = {9.10^9}\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\)

B. \(F = {9.10^{ - 9}}\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\)

C. \(F = {9.10^9}\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^{}}}}.\)

D. \(F = {10^9}\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\)

Câu hỏi 9 :

Trong hiện tượng giao thoa của hai nguồn sóng giống nhau trên mặt nước, quĩ tích những điểm cực đại, cực tiểu là đường 

A.

elip.                

B. hypepol.                

C. parabol.                   

D.  tròn.

Câu hỏi 10 :

Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc g với biên độ nhỏ. Chu kì của dao động là 

A. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)

B. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)

C. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)

D. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)

Câu hỏi 11 :

Một khung dây dẫn có diện tích S, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, vec tơ cảm ứng từ hợp với vec tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây dẫn là α . Công thức từ thông \(\Phi \) gửi qua khung dây dẫn là 

A. \(\Phi = B.S.{\rm{sin(}}\alpha )\)

B. \(\Phi = B.S.c{\rm{os}}\alpha \)

C. \(\Phi = B.S.{\rm{sin(}}\pi {\rm{ - }}\alpha )\)

D. \(\Phi = B.S.c{\rm{os(}}\pi {\rm{ - }}\alpha )\)

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng? 

A.

Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ. 

B. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.

C.

Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động. 

D. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.

Câu hỏi 15 :

Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 8\cos \left( {6t + \frac{\pi }{3}} \right)\) cm. Độ lớn gia tốc của vật khi qua vị trí biên là 

A.

32 cm/s2.             

B.  32π cm/s2.                    

C. 384 cm/s2.                  

D. 288 cm/s2.

Câu hỏi 17 :

Thấu kính có độ tụ 5 dp là thấu kính 

A.

hội tụ có tiêu cự 20 cm.             

B. hội tụ có tiêu cự - 20 cm.

C. hội tụ có tiêu cự - 5 m.                

D. phân kì có tiêu cự - 0,2 m.

Câu hỏi 21 :

Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà có biên độ 0,06 m. Cơ năng của con lắc bằng 

A.

0,18 J.         

B. 0,42 J.                         

C. 0,36J.              

D.  0,09 J.

Câu hỏi 22 :

Một vật dao động điều hòa có phương trình li độ là \($x = 5\cos (\pi t)\)(cm;s), phương trình vận tốc của vật là 

A.  \(v = 5\pi \cos (\pi t + \frac{\pi }{2})\)cm/s.         

B.  \(v = - 5\pi \cos (\pi t)\) cm/s.

C.  \(v = - 5\pi \cos (\pi t)\) cm/s. 

D.  \(v = - 5\pi \cos (\pi t + \frac{\pi }{2})\) cm/s.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK