Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 9 năm 2019 - Trường THCS Nguyễn Du

Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 9 năm 2019 - Trường THCS Nguyễn Du

Câu hỏi 1 :

Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai? 

A. Để dễ chăm sóc và tác động vào các đối tượng nghiên cứu

B. Để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng

C. Để dễ thực hiện phép lai 

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu hỏi 3 :

Tại sao khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F2 phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn? 

A. Các giao tử được kết hợp một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh

B. Các nhân tố di truyền được phân li trong quá trình phát sinh giao tử

C. Các giao tử mang gen trội át các giao tử mang gen lặn 

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu hỏi 4 :

Khi cho cây cà chua thân cao thuần chủng lai phân tích, kết quả thu được là 

A. Toàn thân lùn

B. Toàn thân cao

C. Tỉ lệ 1 thân cao : 1 thân lùn 

D. Tỉ lệ 3 thân cao : 1 thân lùn

Câu hỏi 5 :

Phép lai tạo ra ở con lai F1 có 2 kiểu hình nếu tính trội hoàn toàn là 

A. P: AA x AA

B. P: Aa x aa

C. P: AA x Aa 

D. P: aa x aa

Câu hỏi 6 :

Sự di truyền độc lập của các tính trạng được biểu hiện ở F2 như thế nào? 

A. Có 4 loại kiểu hình khác nhau

B. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

C. Tỉ lệ mỗi cặp tính trạng 3 : 1 

D. Xuất hiện các biến dị tổ hợp

Câu hỏi 7 :

Kiểu gen nào dưới đây được coi là thuần chủng? 

A. AA và aa

B. Aa và AA

C. Aa và aa 

D. AA, Aa và aa

Câu hỏi 8 :

Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là 

A. Sinh sản và phát triển mạnh

B. Tốc độ sinh trưởng nhanh

C.  Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao 

D. Có hoa đơn tính

Câu hỏi 9 :

Hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là 

A.  Cặp gen tương phản

B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản

C. Hai cặp tính trạng tương phản 

D. Cặp tính trạng tương phản

Câu hỏi 10 :

Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra 

A.  Quy luật đồng tính

B. Quy luật phân li

C. Quy luật đồng tính và quy luật phân li 

D. Quy luật phân li độc lập

Câu hỏi 11 :

Ý nghĩa sinh học của quy luật phân li độc lập của Menđen là 

A. Giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới.

B. Nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giống

C. Cơ sở của quá trình tiến hóa và chọn lọc 

D. Tập hợp các gen tốt vào cùng một kiểu gen

Câu hỏi 12 :

Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình 

A. Hạt vàng, vỏ trơn

B. Hạt vàng, vỏ nhăn

C. Hạt xanh, vỏ trơn 

D. Hạt xanh, vỏ nhăn

Câu hỏi 13 :

Tại sao biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa? 

A. Tạo nhiều tính trạng khác nhau cho sinh vật

B. Sinh vật tăng tính đa dạng và phong phú do đó có nhiều khả năng thích nghi và chọn lọc hơn

C. Tạo giống mới có năng suất cao và phẩm chất tốt 

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu hỏi 16 :

Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là 

A. Con lai phải luôn có hiện tượng đồng tính

B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu

C.  Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu 

D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trạng trội

Câu hỏi 17 :

Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là 

A. Kiểu hình

B. Tính trạng

C. Kiểu gen 

D. Kiểu hình và kiểu gen

Câu hỏi 18 :

Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là 

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính

C.  Sinh sản sinh dưỡng 

D. Sinh sản nảy chồi

Câu hỏi 19 :

Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp? 

A. Quả tròn, chín sớm

B. Quả dài, chín muộn

C.  Quả tròn, chín muộn 

D. Cả 3 kiểu hình trên

Câu hỏi 20 :

Phép lai nào dưới đây tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai? 

A. P: DdRr x Ddrr.

B. P: DdRr x DdRr

C. P: DDRr x DdRR 

D. P: ddRr x ddrr

Câu hỏi 21 :

Các nguyên tố hóa học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là 

A. C, H, O, Na, S

B. C, H, O, N, P

C. C, H, O, P 

D. C, H, N, P, Mg

Câu hỏi 22 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của ADN? 

A. Là một bào quan có trong tế bào

B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật

C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng rất lớn 

D.  Cả A, B và C đều đúng

Câu hỏi 23 :

Chiều xoắn của phân tử ADN là 

A. Chiều từ trái sang phải

B. Chiều từ phải sang trái

C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ 

D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu hỏi 24 :

Từ nào sau đây được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN? 

A. Tự sao ADN

B. Dịch mã

C. Sao chép ADN 

D. Cả A, B và C đều được

Câu hỏi 25 :

Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là 

A. mARN

B.  rARN

C. tARN 

D. ARN

Câu hỏi 26 :

Chức năng của tARN là 

A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm

B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin

C. Tham gia cấu tạo nên nhân tế bào 

D.  Tham gia cấu tạo nên màng tế bào

Câu hỏi 27 :

Hoàn thành câu sau: “Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong (1) ___ vào kì trung gian, lúc các (2) ___ đang ở sợi mảnh, chưa xoắn. Các loại ARN đều được tổng hợp từ (3) ___ dưới sự xúc tác của (4) ___.”

A. (1) nhân tế bào, (2) nhiễm sắc thể, (3) ADN, (4) enzim

B. (1) tế bào chất, (2) ribôxôm, (3) ARN, (4) các vitamin

C. (1) màng tế bào, (2) bào quan, (3) prôtêin, (4) enzim 

D. (1) tế bào chất, (2) ARN mẹ, (3) prôtêin, (4) các vitamin

Câu hỏi 28 :

Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là 

A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau

C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit 

D. Đều được cấu tạo từ các axit amin

Câu hỏi 29 :

Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây trong thành phần cấu tạo có prôtêin? 

A. Enzim

B. Kháng thể

C. Hoocmôn 

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu hỏi 30 :

Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở 

A. Trong nhân tế bào

B. Trên phân tử ADN

C.  Trên màng tế bào

D. Tại ribôxôm của tế bào chất

Câu hỏi 31 :

Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào? 

A. Cấu trúc bậc 1

B.  Cấu trúc bậc 1 và 2

C. Cấu trúc bậc 2 và 3 

D. Cấu trúc bậc 3 và 4

Câu hỏi 32 :

Cấu trúc thuộc loại prôtêin bậc 3 là 

A. Một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại

B. Hai chuỗi axit amin xoắn lò xo

C. Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại 

D. Hai chuỗi axit amin

Câu hỏi 33 :

Loại nuclêôtit có ở ARN nhưng không có ở ADN là 

A.  Ađênin

B. Timin

C.  Uaxin 

D. Guanin

Câu hỏi 34 :

Đặc điểm nào sau đây thuộc về phân tử ARN? 

A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song

B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng

C. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X 

D. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với ADN

Câu hỏi 35 :

Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là 

A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do

B. Theo nguyên tắc bổ sung

C. Sự tham gia xúc tác của các enzim 

D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn

Câu hỏi 36 :

Nhiễm sắc thể (NST) là cấu trúc có ở 

A.  Trong nhân tế bào

B. Bên ngoài tế bào

C. Trong màng tế bào 

D. Trong các bào quan

Câu hỏi 38 :

Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là 

A. Biến đổi hình dạng

B. Tự nhân đôi

C. Trao đổi chất 

D. Co, duỗi trong phân bào

Câu hỏi 39 :

Cặp NST tương đồng là 

A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước

B. Hai NST có cùng một nguồn gốc từ bố hoặc mẹ

C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động

D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau

Câu hỏi 40 :

Bộ NST 2n = 48 là của loài 

A. Tinh tinh

B. Đậu Hà Lan

C. Ruồi giấm 

D. Người

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK