Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học Đề thi HK1 Sinh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Đề thi HK1 Sinh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Câu hỏi 1 :

Biến dị tổ hợp là: 

A. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P

B. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P

C. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P 

D. Sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P

Câu hỏi 2 :

Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về: 

A. Số lượng, trạng thái, cấu trúc

B. Số lượng, hình dạng, cấu trúc

C. Số lượng, hình dạng, trạng thái 

D. Hình dạng, trạng thái, cấu trúc

Câu hỏi 4 :

Đơn phân của phân tử ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là: 

A. A, T, G, X

B. A, U, G, X

C. A, T, U, X 

D. A, T, G, U

Câu hỏi 9 :

Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào? 

A. Kiểu gen trong giao tử

B. Điều kiện môi trường sống

C. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường  

D. Kỹ thuật chăm sóc

Câu hỏi 12 :

Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì? 

A. Đột biến gen

B. Thường biến

C. Đột biến NST 

D. Đột biến gen và đột biến NST

Câu hỏi 13 :

Nhân tố di truyền tương ứng với khái niệm của Di truyền học hiện đại là: 

A. ADN hay NST

B. Tính trạng 

C. Tương phản  

D. Gen    

Câu hỏi 14 :

Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menden là : 

A. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính

B. Phương pháp phân tích các thế hệ lai

C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được

D. Cả A và C

Câu hỏi 16 :

Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai nào? 

A. Tự thụ phấn 

B. Giao phấn

C. Lai phân tích 

D. Lai với cơ thể đồng hợp khác

Câu hỏi 17 :

Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình? 

A. Cây cà chua

B. Ruồi giấm

C. Cây Đậu Hà Lan 

D. Trên nhiều loài côn trùng

Câu hỏi 18 :

Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là 

A. cặp gen tương phản

B. cặp tính trạng tương phản

C. cặp bố mẹ thuần chủng tương phản 

D. hai cặp gen tương phản

Câu hỏi 19 :

Trong phép lai phân tích một cặp tính trạng của Menden, nếu kết quả thu được là 1:1 thì cá thể ban đầu có kiểu gen như thế nào? 

A. Kiểu gen đồng hợp

B. Kiểu gen dị hợp

C. Kiểu gen đồng hợp trội

D. Kiểu gen dị hợp hai cặp gen

Câu hỏi 20 :

Thế nào là thể đồng hợp? 

A. Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau

B. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau

C. Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau 

D. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau

Câu hỏi 21 :

Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là gì? 

A.  Tính trạng lặn

B. Tính trạng tương ứng

C. Tính trạng trung gian 

D. Tính trạng trội

Câu hỏi 22 :

Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? 

A. P:  AaBb x  Aabb 

B. P: AaBb x  aabb

C. P: aaBb  x  AABB  

D. P: AaBb x  aaBB

Câu hỏi 23 :

Tính đặc thù của  prôtêin do yếu tố nào xác định? 

A. Vai trò của prôtêin

B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin

C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit

D. Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin

Câu hỏi 24 :

Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ : Gen → mARN →Pr → tính trạng  là : 

A. Trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN

B. Sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân

C. Khi Ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng 

D. Cả A, B và C

Câu hỏi 26 :

Hiện tượng xảy ra trong quá trìnhgiảm phân nhưng không có trong quá trình nguyên phân là 

A. Co xoắn và tháo xoắn NST

B. Nhân đôi NST

C.  Phân li NST về hai cực của tế bào

D. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng

Câu hỏi 29 :

Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là 

A.  n (kép)

B. 2n(đơn)

C. 2n (kép)

D. n (đơn)

Câu hỏi 30 :

Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 

A. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

B. nguyên phân và giảm phân

C. giảm phân và thụ tinh 

D. nguyên phân và thụ tinh

Câu hỏi 31 :

Biểu hiện dưới đây là của thường biến: 

A. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X

B. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21

C. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người   

D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường

Câu hỏi 32 :

Người bị bệnh đao thuộc dạng đột biến : 

A. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n – 1 

B. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n+1

C. Gen – dạng mất 1 cặp nuclêôtit C 

D. Gen – dạng thêm 1 cặp nuclêôtit

Câu hỏi 33 :

Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở: 

A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào

B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong  tế bào

C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính 

D. Chỉ xảy ra ở NST thường

Câu hỏi 34 :

Đa bội thể là: 

A. cơ thể có tế bào  sinh dưỡng chứa số NST là bội số n ( lớn hơn 2n )

B. cơ thể phát triển mạnh hơn bình thường

C. cơ thể dị hợp có sức sống cao hơn bố mẹ 

D. Cả B và C

Câu hỏi 35 :

Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây hậu quả: 

A. Bệnh bạch tạng

B. Bệnh đao

C.  Bệnh máu khó đông 

D. Ung thư máu

Câu hỏi 37 :

Ở nữ bệnh nhân có các triệu chứng: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con là hậu quả của đột biến 

A.  thêm một NST số 23

B. thêm một NST số 21

C. dị bội thể ở cặp NST số 23   

D. dị bội thể ở cặp NST số 21

Câu hỏi 38 :

Một giống lúa có năng suất tối đa là 5 tấn/ha. Dựa vào hiểu biết về mức phản ứng, người nông dân tăng năng suất lúa bằng cách nào? 

A. Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng

B. Cải tạo đất trồng, đánh luống cao

C. Thay giống cũ bằng giống mới 

D. Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng

Câu hỏi 39 :

Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?ABCDEFGH      →→→→→→→             ABCDEFG 

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể

B.  Đảo đoạn nhiễm sắc thể

C.  Lặp đoạn nhiễm sắc thể 

D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể

Câu hỏi 40 :

Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở 

A. hai cặp nuclêôtit

B. một cặp nuclêôtit

C. một hay một số cặp nuclêôtit 

D. toàn bộ cả phân tử ADN

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK