Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Toán học Đề thi HK1 môn Toán lớp 11 năm 2018 Trường THPT Nguyễn Hiền - Đà Nẵng

Đề thi HK1 môn Toán lớp 11 năm 2018 Trường THPT Nguyễn Hiền - Đà Nẵng

Câu hỏi 3 :

Trong các dãy số sau, dãy số nào không phải là cấp số nhân?

A. \(2,\,\,4,\,\,6,\,\,8,....\)

B. \(1,\,\, - 3,\,\,9,\,\, - 27,....\)

C. \(81,\,\,27,\,\,9,\,\,3,....\)

D. \(1,\,\,2,\,\,4,\,\,8,....\)

Câu hỏi 4 :

Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Mệnh đề nào sau đây SAI?

A. Có đường thẳng \(b \subset (P)\) để b và a chéo nhau.

B. Có đường thẳng \(b \subset (P)\) để b song song với a.

C. Có đường thẳng \(b \subset (P)\) để b và a cắt nhau

D. (P) và đường thẳng a không có điểm chung.

Câu hỏi 6 :

Từ một hộp chứa 6 tấm thẻ màu đỏ và 5 tấm thẻ màu xanh, lấy ngẫu nhiên đồng thời 4 thẻ. Tính \(n(\Omega ).\)

A. \(n(\Omega ) = 120.\)

B. \(n(\Omega ) = 165.\)

C. \(n(\Omega ) = 100.\)

D. \(n(\Omega ) = 330.\)

Câu hỏi 8 :

Các công thức nghiệm của phương trình \(\cos x = \cos \frac{{2\pi }}{3}\) là

A. \(x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi ;x = \frac{\pi }{3} + k2\pi ,k \in Z.\)

B. \(x = \frac{{2\pi }}{3} + k\pi ;x = \frac{\pi }{3} + k\pi ,k \in Z.\)

C. \(x =  \pm \frac{{2\pi }}{3} + k\pi ,k \in Z.\)

D. \(x =  \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi ,k \in Z.\)

Câu hỏi 9 :

Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề SAI?

A. \(G \in \left( {ABC} \right).\)

B. \(A \notin \left( {BGC} \right).\)

C. \(\left( {AGB} \right) \equiv \left( {BGC} \right).\)

D. \(BG \subset \left( {BGC} \right).\)

Câu hỏi 10 :

Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số lẻ?

A. \(y = x\cot x\)

B. \(y = x\tan x\)

C. \(y = x\sin x\)

D. \(y=x\cos x\)

Câu hỏi 11 :

Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.

B. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.

C. Hai đường thẳng nằm trên hai mặt phẳng phân biệt thì chéo nhau.

D. Hai đường thẳng không song song với nhau thì chéo nhau.

Câu hỏi 12 :

Trong các phương trình sau, phương trình nào vô nghiệm?

A. \(\tan x = 5\pi .\)

B. \(3\sin x = \pi .\)

C. \(4\cos x = \pi .\)

D. \(\cot 2x = \sqrt 3  + 1.\)

Câu hỏi 14 :

Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Gọi A là biến cố “ mặt xuất hiện có số chấm là một số chẵn”. Tính P(A)

A. \(P\left( A \right) = \frac{1}{2}.\)

B. \(P\left( A \right) = \frac{5}{6}.\)

C. \(P\left( A \right) = \frac{2}{3}.\)

D. \(P\left( A \right) = \frac{1}{3}.\)

Câu hỏi 16 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào SAI?

A. Phép đồng dạng bảo toàn độ lớn của góc.

B. Phép vị tự tỉ số k > 0 là phép đồng dạng tỉ số k.

C. Phép vị tự tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số k.

D. Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số k = 1.

Câu hỏi 17 :

Phương trình \(\cos 7x.\cos x = \cos 5x.\cos 3x\) tương đương với phương trình nào sau đây?

A. \(\sin 2x = 0.\)

B. \(\cos 2x = 0.\)

C. \(\sin 4x = 0.\)

D. \(\cos 4x = 0.\)

Câu hỏi 19 :

Tập xác định của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin 2x}}\,\) là

A. \(R\backslash \left\{ {k\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}.\)

B. \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}.\)

C. \(R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{4} + k\pi ,k \in Z} \right\}.\)

D. \(R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}.\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK