Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học 40 câu trắc nghiệm về Tiêu hóa ở động vật môn Sinh học lớp 11

40 câu trắc nghiệm về Tiêu hóa ở động vật môn Sinh học lớp 11

Câu hỏi 1 :

Chức năng nào sao đây không đúng với răng của thú ăn cỏ? 

A. Răng cửa giữ và giật cỏ.

B. Răng nanh nghiền nát cỏ.

C.  Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ. 

D. Răng nanh giữ và giật cỏ.

Câu hỏi 2 :

Ở động vật ăn cỏ, sự tiêu hoá thức ăn như thế nào? 

A.  Tiêu hoá hoá và cơ học.

B. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

C. Tiêu hoá cơ học.      

D. Tiêu hoá hoá học.

Câu hỏi 3 :

Chức năng nào không đúng với răng của thú ăn thịt? 

A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương.

B. Răng cửa giữ thức ăn.        

C. Răng nanh cắn và giữ mồi. 

D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.    

Câu hỏi 4 :

Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào? 

A.  Tiêu hoá hoá học.  

B. Tiêu hoá cơ học.

C. Tiêu hoá hóa học và cơ học.   

D. Tiêu hoá hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

Câu hỏi 5 :

Đặc điểm tiêu hóa nào không có ở thú ăn thịt? 

A. Dạ dày đơn.               

B.  Ruột ngắn.

C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ. 

D. Manh tràng phát triển.

Câu hỏi 6 :

Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào? 

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. 

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu hỏi 7 :

Đặc điểm nào không có ở thú ăn cỏ? 

A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.     

B. Ruột dài.

C. Manh tràng phát triển.               

D. Ruột ngắn.

Câu hỏi 8 :

Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt như thế nào? 

A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.    

B.  Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

C. Nhai thức ăn trước khi nuốt.                 

D. Chỉ nuốt thức ăn.

Câu hỏi 9 :

Ở động vật nhai lại, sự  tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào? 

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. 

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu hỏi 10 :

Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào? 

A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ. 

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Câu hỏi 11 :

Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá ở dạ cỏ diễn ra như thế nào? 

A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ. 

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Câu hỏi 12 :

Động vật ăn thực vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn? 

A.  Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.    

B. Ngựa, thỏ, chuột.

C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.              

D. Trâu, bò, cừu, dê.

Câu hỏi 13 :

Trong ống tiêu hóa, biến đổi sinh học là quá trình 

A. phân giải thức ăn trong cơ thể sống   

B. tiêu hóa nhờ enzim

C. phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật                

D. phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng

Câu hỏi 14 :

Động vật ăn thực vật nào sau đây có dạ dày một ngăn? 

A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.         

B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

C. Ngựa, thỏ, chuột.                    

D. Trâu, bò, cừu, dê.

Câu hỏi 15 :

Nguồn cung cấp prôtêin chủ yếu cho thú ăn thực vật là do 

A. sử dụng lượng thức ăn rất lớn.    

B. đôi khi chúng ăn cả thức ăn động vật.

C. tăng cường ăn các cây họ đậu. 

D. tiêu hóa vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa của chúng.

Câu hỏi 16 :

Điều nào không đúng khi nhận xét về cơ quan tiêu hóa? 

A. Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển.

B. So với các loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn.

C.  Các loài ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn. 

D. Cả loài ăn thực vật và ăn thịt đều có enzim tiêu hóa thức ăn.

Câu hỏi 17 :

Diều của chim ăn hạt có tác dụng tương tự như bộ phận nào ở động vật nhai lại? 

A. Dạ tổ ong.      

B. Dạ múi khế.

C. Dạ cỏ.                                                

D. Dạ lá sách.

Câu hỏi 18 :

Dạ dày thường không có vai trò nào sau đây? 

A. Chứa thức ăn.      

B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. Tiêu hóa cơ học.                              

D. Tiêu hóa hóa học.

Câu hỏi 19 :

Chất nào sau đây được hấp thụ qua ruột non luôn theo cơ chế thụ động? 

A. Nước.           

B. Glucozơ.

C. Axitamin.                           

D. Axit béo.

Câu hỏi 20 :

Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa của thú ăn thịt diễn ra theo trình tự như thế nào? 

A. Biến đổi cơ học +  biến đổi hóa học.     

B. Biến đổi cơ học + biến đổi sinh học.

C. Biến đổi hóa học + biến đổi cơ học.      

D. Biến đổi hóa học + biến đổi sinh học.

Câu hỏi 21 :

Ở loài ăn thực vật, bộ phận nào sau đây được xem như dạ dày thứ 2? 

A. Diều.                    

B. Mề.

C. Đại tràng.                     

D. Manh tràng.

Câu hỏi 22 :

Ruột già ở người, ngoài chức năng chứa các chất cặn bã thải ra ngoài còn có tác dụng gì? 

A. Tiêu hóa tiếp tục xenlulozơ.  

B. Tái hấp thu nước.

C. Hấp thu một số chất dinh dưỡng còn sót lại ở ruột non. 

D. Tiêu hóa tiếp tục protein.

Câu hỏi 23 :

Dạ cỏ của trâu, bò là nơi thực hiện chức năng gì? 

A. Chỉ để chứa thức ăn.       

B. Tiêu hóa cơ học thức ăn.

C. Hấp thụ nước có trong thức ăn.  

D. Thực hiện tiêu hóa sinh học mạnh.

Câu hỏi 24 :

Trình tự tiêu hóa đặc trưng của động vật nhai lại như thế nào? 

A. Biến đổi hóa học - Biến đổi cơ học -  Biến đổi sinh học.

B. Biến đổi cơ học - Biến đổi hóa học - Biến đổi sinh học.

C. Biến đổi cơ học - Biến đổi sinh học - Biến đổi hóa học. 

D. Biến đổi sinh học  - Biến đổi cơ học  - Biến đổi hóa học.

Câu hỏi 25 :

Vitamin cần cho cơ thể để làm gì? 

A. Làm nguyên liệu cấu tạo mô              

B. Cung cấp năng lượng

C. Tham gia vào thành phần cấu tạo của enzim             

D. khử độc cho tế bào

Câu hỏi 26 :

Chất không có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể là chất nào? 

A. Nước và vitamin                             

B. Đường và protein

C. Muối khoáng và lipit             

D. Nước và protein

Câu hỏi 27 :

Khác với động vật, thực vật không có quá trình nào sau đây? 

A.  Lấy thức ăn.                    

B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. Biến đổi thức ăn.                      

D. Đồng hóa và dị hóa.

Câu hỏi 28 :

Các enzim hoạt động trong ruột non đều như thế nào? 

A. Có khả năng phân giải protein. 

B. Có khả năng phân giải lipit.

C. Thích hợp với pH hơi kiềm.               

D. Chỉ hoạt động ở pH trung tính.

Câu hỏi 29 :

Ở ruột, vì sao protein không được biến đổi nhờ enzim pepsin? 

A. Ruột không có loại enzim này.

B. Độ pH của ruột không thích hợp cho enzim này hoạt động.

C. Có sự cạnh tranh của nhiều loại enzim khác. 

D. Ở ruột chỉ có các protein đơn giản.

Câu hỏi 30 :

Nhiều loài chim ăn hạt thường ăn thêm sỏi, đá nhỏ để làm gì? 

A. Bổ sung thêm chất khoáng cho cơ thể.

B. Chúng không phân biệt được sỏi đá với các hạt có kích thước tương tự.

C. Sỏi đá giúp cho việc nghiền các hạt có vỏ cứng. 

D. Bằng cách này chúng thải bã được dễ dàng.

Câu hỏi 31 :

Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển vì 

A. chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa.

B. biến đổi xenlulôzơ nhờ hệ vi sinh vật và hấp thụ vào máu.

C.  biến đổi xenlulôzơ nhờ enzim.            

D. hấp thụ nước, cô đặc chất thải.

Câu hỏi 32 :

Điều  nào không phải là lợi ích  mà các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ đem lại? 

A. Cung cấp nguồn protein quan trọng.

B. Giúp quá trình tiêu hóa xenlulozơ.

C. Cung cấp cho vật chủ nhiều loại vitamin. 

D. Tạo ra môi trường thích hợp cho các enzim tiêu hóa hoạt động.

Câu hỏi 33 :

Chất nào không có trong thành phần của dịch ruột? 

A. NaHCO     

B. Cacboxypeptidaza

C. Lipaza                                        

D. Catalaza

Câu hỏi 34 :

Vì sao trong miệng có enzim tiêu hóa tinh bột chín, nhưng chỉ rất ít tinh bột được biến đổi ở đây? 

A. Thời gian thức ăn ở trong miệng quá ngắn.

B. Lượng enzim trong nước bọt quá ít.

C. Độ pH trong miệng không phù hợp cho enzim hoạt động. 

D. Thức ăn chưa được nghiền nhỏ để thấm đều nước bọt.

Câu hỏi 35 :

Nhiều loài thú có thể liếm vết thương để ngăn chặn quá trình viêm nhiễm vì trong nước bọt có 

A. chất kháng sinh làm tan thành tế bào vi khuẩn.

B. lizozim có tác dụng diệt khuẩn.

C. pH hơi kiềm ức chế sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật. 

D. chất nhầy trong miệng có khả năng kháng khuẩn.

Câu hỏi 36 :

Saccarit và protein chỉ được hấp thụ vào máu khi đã biến đổi thành gì? 

A.  Glixerin và axit hữu cơ. 

B. Glucozơ và axit béo.

C. Đường đơn và axit amin.    

D. Glicogen và axit amin.

Câu hỏi 37 :

Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là 

A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

B.  dịch tiêu hóa được hòa loãng.

C. ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng. 

D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

Câu hỏi 38 :

Ở động vật có ống tiêu hóa 

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

C.  thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. 

D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu hỏi 39 :

Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa 

A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.

C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào. 

D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Câu hỏi 40 :

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng 

A.  từ thức ăn cho cơ thể.

B. và năng lượng cho cơ thể.

C. cho cơ thể. 

D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK