Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác 500 câu trắc nghiệm Nguyên lí hệ điều hành có đáp án !!

500 câu trắc nghiệm Nguyên lí hệ điều hành có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Hệ điều hành là chương trình hoạt động giữa người sử dụng với:

A. Phần mềm của máy tính

B. Phần cứng của máy tính

C. Các chương trình ứng dụng

D. CPU và bộ nhớ

Câu hỏi 2 :

Trong việc phân loại mô hình hệ điều hành, loại có nhiều bộ xử lí cùng
chia sẽ hệ thống đường truyền, dữ liệu, đồng hồ, bộ nhớ, các thiết bị
ngoại vi thuộc dạng:

A. Hệ thống xử lí đa nhiệm

B. Hệ thống xử lí song song

C. Hệ thống xử lí phân tán

D. Hệ thống xử lí thời gian thực

Câu hỏi 4 :

Ở hệ điều hành có cấu trúc phân lớp, tập hợp các lời gọi hệ thống được tạo ra bởi:

A. Lớp phần cứng

B. Lớp giao tiếp với người sử dụng

C. Lớp ứng dụng

D. Lớp kế lớp phần cứng - hạt nhân

Câu hỏi 5 :

Lời gọi hệ thống là lệnh do hệ điều hành cung cấp dùng để giao tiếp giữa hệ điều hành và:

A. Tiến trình

B. Chương trình ứng dụng

C. Phần cứng máy tính

D. Người sử dụng

Câu hỏi 6 :

Trong các cấu trúc của hệ điều hành sau đây cấu trúc nào tương thích dễ dàng với mô hình hệ thống phân tán:


A. Cấu trúc đơn giản



B. Cấu trúc theo lớp


C. Cấu trúc máy ảo

D. Cấu trúc Servicer-client

Câu hỏi 7 :

Câu nào sau đây là không chính xác:


A. Tiến trình là một chương trình đang ở trong bộ nhớ



B. Các tiến trình có thể liên lạc với nhau không thông qua hệ điều hành


C. Tiến trình tự quyết định thời điểm cần dừng hoạt động đang xử lí để phục vụ tiến trình khác

D. B và C

Câu hỏi 10 :

Giả tiến trình A sinh ra tiểu trình B, C, câu nào sau đây là không chính xác:


A. Tiểu trình B và C không sử chung con trỏ lệnh



B. Tiểu trình B và C không sử chung không sử chung tập thanh ghi


C. Tiểu trình B và C không sử chung stack

D. Tiểu trình B và C không sử chung không gian địa chỉ

Câu hỏi 12 :

Khi một tiến trình kết thúc xử lí, hệ điều hành huỷ bỏ nó bằng một số hoạt động, hoạt động nào sau là không cần thiết:


A. Huỷ bỏ định danh của tiến trình



B. Thu hồi các tài nguyên cấp phát cho tiến trình


C. Huỷ tiến trình ra khỏi tất cả các danh sách quản lí của hệ thống

D. Huỷ bỏ PCB của tiến trình

Câu hỏi 15 :

Giải thuật điều phối đơn giản và dễ cài đặt nhưng không thích hợp với các hệ thống nhiều người dùng thuộc loại:


A. Điều phối độc quyền



B. Điều phối không độc quyền


C. Không câu nào đúng

D. Cả hai câu đều đúng

Câu hỏi 16 :

Nguyên lí phân phối độc quyền thường thích hợp với các hệ xử lí:


A. Hệ thống xử lí theo thời gian thực



B. Hệ thống đa chương


C. Hệ thống chia sẻ tương tác

D. Hệ thống xử lí theo lô

Câu hỏi 17 :

Tiến trình đang thực thi sẽ chuyển về loại danh sách nào khi xảy ra sự kiện đợi một thao tác nhập/xuẩt hoàn tất, yêu cầu tài nguyên dữ liệu chưa được thoã mãn, yêu cầu tạm dừng:


A. Danh sách sẵn sàng (Ready list)



B.  Danh sách tác vụ (Job list)


C. Danh sách chờ đợi (Waiting list)

D. Không câu nào đúng

Câu hỏi 18 :

Trong toàn bộ hệ thống hệ điều hành sử dụng bao nhiêu danh sách sẵn sàng:


A. 1 danh sách



B. 2 danh sách


C. Một danh sách cho mỗi tiến trình

D. Một danh sách cho một cho mỗi tài nguyên (thiết bị ngoại vi)

Câu hỏi 19 :

Chức năng điều phối tác vụ của hệ điều hành được kích hoạt khi:


A. Hệ thống tạo lập một tiến trình



B. Tiến trình kết thúc xử lí


C. Xảy ra ngắt

D. Câu a,b đúng

Câu hỏi 20 :

Thuật toán nào sau đây là thuật toán có thể điều phối theo nguyên tắc độc quyền:


A. FIFO



B. Điều phối với độ ưu tiên


C. Theo công việc ngắn nhất (Shortest job first)

D. Tất cả 3 đáp án trên

Câu hỏi 22 :

Khi một tiến trình được tạo ra mà bộ nhớ chưa đủ chỗ nó sẽ được chèn vào danh sách:


A. Danh sách tác vụ(Job list)


B. Danh sách sẵn sàng (Ready list)

C. Danh sách chờ (waiting list)

Câu hỏi 23 :

Phương pháp nhanh nhất để trao đổi thông tin giữa các tiến trình:


A. Đường ống



B. Vùng nhớ chia sẻ


C. Trao đổi thông điệp

D. Socket

Câu hỏi 24 :

Kĩ thuật nào sau đây không thể áp dụng hiệu quả trong hệ thống phân tán:


A. Đường ống (Pipe)



B. Trao đổi thông điệp


C.  Socket

D. B, C đúng

Câu hỏi 25 :

Kĩ thuật nào sau đây là liên lạc trực tiếp giữa hai tiến trình:


A. Đường ống (Pipe)



B. Vùng nhớ chia sẻ


C. Trao đổi thông điệp

D. Socket

Câu hỏi 26 :

Kĩ thuật nào sau đây là liên lạc trực tiếp giữa hai tiến trình:


A. Đường ống (Pipe)



B. Vùng nhớ chia sẻ


C. Trao đổi thông điệp

D. Socket

Câu hỏi 27 :

Khi giải quyết bài toán miền giăng, điều kiện nào sau đây là không cần thiết:


A. Không có hai tiến trình nào ở trong miền giăng cùng một lúc



B. Phải giả thiết tốc độ các tiến trình, cũng như về số lượng bộ xử lí


C. Một tiến trình bên ngoài miền giăng không được ngăn cản các tiến trình khác vào miền giăng

D. Không có tiến trình nào phải chờ vô hạn để được vào miền giăng

Câu hỏi 28 :

Trong các giải pháp đồng bộ tiến trình sau, giải pháp nào vi phạm điều kiện “Không có hai tiến trình cùng ở trong miền giăng cùng lúc”:


A. Sử dụng biến cờ hiệu



B. Sử dụng luân phiên


C. Giải pháp Peterson

D. Câu b,c là đúng

Câu hỏi 30 :

Trong các giải pháp sau, giải pháp nào tiến trình đang chờ nhưng vẫn chiếm dụng CPU:

A. Sleep and Wakeup

B. Monitor

C. Semaphone

D. Busy waiting

Câu hỏi 31 :

Trong các biện pháp ngăn chặn tắc nghẽn sau, biện pháp nào dễ ảnh hưởng đến việc bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu của hệ thống:

A. Tiến trình phải yêu cầu tất cả các tài nguyên trước khi xử lí

B. Khi một tiến trình yêu cầu một tài nguyên mới và bị từ chối, nó phải giải phóng tài nguyên đang bị chiếm giữ, sau đó được cấp phát trở lại cùng lần với tài nguyên mới

C. Cho phép hệ thống thu hồi tài nguyên từ các tiến trình bị khoá và cấp phát trở lại cho tiến trình khi nó thoát khỏi tình trạng bị khoá

D. Câu b và c đúng

Câu hỏi 32 :

Để ngăn chặn tắc nghẽn chúng ta phải đảm bảo tối thiểu một trong các điều kiện gây ra tắc nghẽn không được xảy ra, trong các điều kiện sau điều kiện nào là khó có khả năng thực hiện được:

A. Có sử dụng tài nguyên không thể chia sẻ 

B. Sự chiếm giữ và yêu cầu thêm tài nguyên không thể chia sẻ

C. Không thu hồi được tài nguyên từ tiến trình đang giữ chúng

D. Tồn tại một chu kì trong đồ thị cấp phát tài nguyên

Câu hỏi 33 :

Trong đồ thị cấp phát tài nguyên, tài nguyên được thể hiện bằng:



B. Hình thoi

C. Hình vuông

D. Hình tam giác

Câu hỏi 34 :

Trong đồ thị cấp phát tài nguyên, tiến trình được thể hiện bằng:

A. Hình tròn

B. Hình thoi

C. Hình vuông

D. Hình tam giác 

Câu hỏi 35 :

Để ngăn chặn một tắc nghẽn chỉ cần:

A. Sự chiếm giữ và yêu cầu thêm tài nguyên không thể chia sẻ

B. Không thu hồi được tài nguyên từ tiến trình đang giữ chúng

C. Tồn tại một chu kì trong đồ thị cấp phát tài nguyên

D. Một trong các điều kiện trên không xảy ra

Câu hỏi 36 :

Địa chỉ thực tế mà trình quản lí bộ nhớ nhìn thấy và thao tác là:

A. Địa chỉ logic

B. Địa chỉ vật lí 

C. Không gian địa chỉ

D. Không gian vật lí

Câu hỏi 37 :

Tập hợp tất cả địa chỉ ảo phát sinh bởi một chương trình gọi là:

A. Không gian địa chỉ

B. Không gian vật lí 

C. Địa chỉ vật lí

D. Địa chỉ logic

Câu hỏi 38 :

Vào thời điểm nào sau đây tiến trình chỉ thao tác trên địa chỉ ảo, không bao giờ thấy được các địa chỉ vật lí:

A. Thời điểm biên dịch 

B. Thời điểm nạp

C. Thời điểm xử lí

D. Câu a,b là đúng

Câu hỏi 39 :

Trong việc cấp phát vùng nhớ liên tục cho tiến trình, mô hình nào cho phép di chuyển tiến trình trong bộ nhớ sau khi nạp:

A. Mô hình Linker-Loader

B. Mô hình Base-Limit

C. Cả hai câu đều đúng

D. Cả hai câu đều sai

Câu hỏi 40 :

Thuật toán chọn đoạn trống để thoã mãn nhu cầu cho một tiến trình (trong phân đoạn vùng nhớ):

A. First-fit

B. Best-fit

C. Worst-fit

D. Không câu nào đúng 

Câu hỏi 41 :

Hiện tượng phân mảnh là:

A. Vùng nhớ bị phân thành nhiều vùng không liên tục

B. Vùng nhớ trống được dồn lại từ các mảnh bộ nhớ nhỏ rời rạc

C. Tổng vùng nhớ trống đủ để thoã mãn nhu cầu nhưng các vùng nhớ này lại không liên tục nên không đủ để cấp cho tiến trình khác

D. Không câu nào đúng

Câu hỏi 42 :

Trong kĩ thuật cấp phát vùng nhớ phân đoạn một địa chỉ ảo được thể hiện bởi:

A. Bộ trong đó s là số hiệu phân đoạn, d là địa chỉ tương đối trong s

B. Bộ với base là chỉ số nền, limit là chỉ số giới hạn

C. Không câu nào đúng

D. Cả hai câu đều đúng 

Câu hỏi 44 :

Thuật toán chọn vùng trống đầu tiên đủ lớn để nạp tiến trình là:

A. First-fit

B. Best-fit 

C. Worst-fit 

D. Không câu nào đúng 

Câu hỏi 45 :

Thuật toán chọn vùng trống đầu tự do nhỏ nhất nhưng đủ lớn để nạp tiến trình là:

A. First-fit

B. Best-fit

C. Worst-fit 

D. Không câu nào đúng

Câu hỏi 46 :

Thuật toán chọn vùng trống đầu tự do lớn nhất để nạp tiến trình là:

A. First-fit

B. Best-fit

C. Worst-fit

D. Không câu nào đúng

Câu hỏi 47 :

Trong kĩ thuật phân trang nếu kích thước không gian địa chỉ là 2m kích thước trang là 2n câu nào sau đây phát biểu không chính xác:

A. n-m bit cao của địa chỉ ảo biểu diễn số hiệu trang và n bit thấp cho biết địa chỉ tương đối trong trang

B. m-n bit thấp của địa chỉ ảo biểu diễn số hiệu trang và n bit cao cho biết địa chỉ tương đối trong trang

C. m-n bit cao của địa chỉ ảo biểu diễn số hiệu trang và n bit thấp cho biết địa chỉ tương đối trong trang

D. Câu b,c đúng

Câu hỏi 48 :

Xét cơ chế MMU trong kĩ thuật phân trang với địa ảo có dạng để chuyển đổi địa chỉ này sang địa chỉ vật lí, MMU dùng bảng trang, phát biểu nào sau đây là chính xác:

A. Phần tử thứ d trong bảng trang lưu số hiệu khung trang trong bộ nhớ vật lí đang chứa trang p

B. Phần tử thứ p trong bảng trang lưu số hiệu khung trang trong bộ nhớ vật lí đang chứa trang d

C. Phần tử thứ p+d trong bảng trang lưu số hiệu khung trang trong bộ nhớ vật lí đang chứa

D. Phần tử thứ p trong bảng trang lưu số hiệu khung trang trong bộ nhớ vật lí đang chứa trang p

Câu hỏi 49 :

Kĩ thuật cấp phát nào sau đây loại bỏ được hiện tượng phân mảnh ngoại vi:

A. Phân trang

B. Phân đoạn

C. Cấp phát liên tục 

D. Câu a,b là đúng 

Câu hỏi 53 :

Điều kiện một phân đoạn có thể thuộc không gian địa chỉ của 2 tiến trình:

A. Các phần tử trong bảng phân đoạn của hai tiến trình này cùng chỉ đến một vị trí vật lí nhất

B. Không thể được

C. Không câu nào đúng

Câu hỏi 55 :

Trong thuật toán thay thế trang “cơ hội thứ hai nâng cao” trang được chọn là trang:

B. Trang đầu tiên được tìm thấy trong lớp có độ ưu tiên cao nhất và khác rỗng

C. Trang cuối cùng được tìm thấy trong lớp có độ ưu tiên thấp nhất và khác rỗng

D. Trang cuối cùng được tìm thấy trong lớp có độ ưu tiên cao nhất và khác rỗng

Câu hỏi 58 :

Bit Dirty trong cấu trúc của 1 phần tử bảng trang có ý nghĩa:

A. Cho biết trang nào đã được truy xuất đến và trang nào không

B. Cho biết trang đó có tồn tại trong bộ nhớ hay không

C. Cho biết trang đó đã bị thay đổi hay chưa để cập nhật trang trên đĩa

Câu hỏi 62 :

Các thuật toán sau thuật toán nào thuộc loại thuật toán thống kê:

A. LFU

B. NFU

C. NRU

D. Câu a, b đúng

Câu hỏi 63 :

Số khung trang tối thiểu cần cấp phát cho một tiến trình được quy định bởi:

A. Kiến trúc máy tính

B.  Dung lượng bộ nhớ vật lí có thể sử dụng

C. Người lập trình

D. Không câu nào đúng 

Câu hỏi 64 :

Nếu tổng số khung trang yêu cầu của các tiến trình trong hệ thống vượt quá số khung trang có thể sử dụng, hệ điều hành sẽ:

A. Huỷ bỏ tiến trình nào dùng nhiều khung trang nhất

B. Tạm dừng tiến trình nào đó giải phóng khung trang cho tiến trình khác hoàn tất

C. Huỷ bỏ tiền trình đang dùng ít khung trang nhất

D. Không câu nào đúng

Câu hỏi 65 :

Trong các thuật toán sau thuật toán nào không là thuật toán cấp phát khung trang:

A. Cấp phát công bằng

B. Cấp phát theo tỉ lệ kích thước

C. Cấp phát theo thứ tự trước sau

D. Cấp phát theo độ ưu tiên

Câu hỏi 66 :

Kiểu tập tin nào liên quan đến nhập xuất thông qua các thiết bị nhập xuất tuần tự như màn hình, máy in, card mạng:

A. Tập tin thường

B. Thư mục

C. Tập tin có kí tự đặc biệt

D. Tập tin khối

Câu hỏi 67 :

Hệ điều hành nào sau phân biệt chữ thường, hoa đối với tập tin:

A. MS-DOS

B.  UNIX

C. WINDOW

D. Câu a,c là đúng 

Câu hỏi 69 :

Cách cài đặt hệ thống tập tin nào không cần dùng bảng FAT:

B. Cấp phát không liên tục dùng danh sách liên kết

C. Cấp phát không liên tục dùng bảng chỉ mục

D. Câu a,b là đúng

Câu hỏi 71 :

Cách cài đặt hệ thống tập tin nào sau đây hiệu quả cho việc quản lí những hệ thống tập tin lớn:

A. Cấp phát liên tục 

B. Cấp phát không liên tục dùng FAT

C.  Dùng cấu trúc I-node 

D. Câu a,b là đúng

Câu hỏi 74 :

Trong hệ thống tập tin của MS-DOS sector đầu tiên, track 0, side 0 đối với đĩa cứng thông tin về:

A. Boot sector

B. Bảng partition

C. Bảng FAT

D. Dữ liệu thường

Câu hỏi 75 :

Trong bảng FAT của hệ thống tập tin MS-DOS người ta mô tả loại đĩa bằng cách:

A. Dùng 2 entry đầu tiên của bảng FAT

B. Dùng 1 entry đầu tiên của bảng FAT

C. Dùng entry của bảng thư mục RDET

D. Không câu nào đúng

Câu hỏi 76 :

Đối với hệ thống mở một tập tin, MS-DOS tìm các thông tin về tập tin ở:

A. Bảng FAT

B. Bảng thư mục

C. Boot sector

D. Tất cả đều sai

Câu hỏi 78 :

Trong cấu trúc partition của WINDOW NTFS thông tin về tập tin và thư mục trên partition này được lưu trong:

A. Partition bootsector

B. Master File Table (MFT) 

C. Các tập tin hệ thống

D. Vùng các tập tin

Câu hỏi 79 :

Tạo, huỷ, mở ,đóng, đọc, ghi … là các tác vụ cần thiết để hệ điều hành:

A. Quản lí tập tin

B. Quản lí bộ nhớ

C. Quản lí tiến trình

D. Quản lí mạng

Câu hỏi 80 :

Thiết bị nào sau đây không là thiết bị nhập/xuất tuần tự:

A. Bàn phím

B. Chuột

C. Card mạng

D. Đĩa

Câu hỏi 81 :

Vận chuyển DMA được thực hiện bởi:

A. Bộ điều khiển thiết bị

B. CPU

C. Bộ nhớ trong

D. Câu a,b là sai

Câu hỏi 82 :

Ví dụ trong ngôn ngữ lập trình C câu lệnh Count = Write(fd,buffer,nbytes); thuộc phần mềm xuất nhập nào sau đây:

A. Điều khiển thiết bị

B. Phần mềm nhập xuất phạm vi người sử dụng

C. Phần mềm nhập xuất độc lập với thiết bị 

D. Câu b,c là đúng

Câu hỏi 83 :

Trong hệ thống I/O đĩa thời gian để đầu đọc đến đúng khối cần thiết trên một track gọi là:

A. Seek time

B. Tranfer time

C. Latency time

D. Không câu nào đúng

Câu hỏi 84 :

Trong hệ thống I/O đĩa thời gian để đầu đọc đến đúng track cần thiết trên một đĩa gọi là:

A. Seek time

B. Tranfer time

C. Latency time

D. Không câu nào đúng

Câu hỏi 88 :

Ví dụ cần đọc các khối sau 98,183,37,122,14,122,65,67 đầu đọc tại vị trí 53, dùng thuật toán lập lịch SCAN thì đầu đọc sẽ lần lượt qua các khối có thứ tự nào sau đây:

A. 53, 37, 14, 65, 67, 98, 122, 124, 183 

B. 53, 65, 67, 98, 122, 124, 183,37,14

C. 53, 14, 37, 65, 67, 98, 122, 124, 183

D. Câu a,b là đúng 

Câu hỏi 89 :

Ví dụ cần đọc các khối sau 98,183,37,122,14,122,65,67 đầu đọc tại vị trí 53, dùng thuật toán lập lịch C-SCAN thì đầu đọc sẽ lần lượt qua các khối có thứ tự nào sau đây:

A.  53, 37, 14, 65, 67, 98, 122, 124, 183

B. 53, 65, 67, 98, 122, 124, 183,14,37

C. 53, 14, 37, 65, 67, 98, 122, 124, 183

D. 53, 183, 124, 122, 98, 67, 65, 37, 14

Câu hỏi 90 :

Ví dụ cần đọc các khối sau 98,183,37,122,14,122,65,67 đầu đọc tại vị trí 53, dùng thuật toán lập lịch FCFS thì đầu đọc sẽ lần lượt qua các khối có thứ tự nào sau đây:

A. 53, 37, 14, 65, 67, 98, 122, 124, 183

B. 53, 65, 67, 98, 122, 124, 183,37,14

C. 53, 14, 37, 65, 67, 98, 122, 124, 183

D. 53, 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67

Câu hỏi 92 :

Việc truyền thông số từ chương trình ứng dụng đến hệ điều hành có thể thực hiện bằng cách lưu thông số trong?

A. Các thanh ghi và stack

B. Vùng nhớ trong bộ nhớ chính

C. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu hỏi 93 :

Ưu điểm chính của Time-sharing system so với Multiprogrammed system?

A. Chi phí quản lý các process nhỏ hơn

B. Thời gian đáp ứng (response time) nhỏ hơn

C. Tăng hiệu suất của CPU

Câu hỏi 94 :

Kỹ thuật Overlay được áp dụng khi?

A. Không còn vùng nhớ để chạy chương trình

B. Chương trình có kích thước lớn hơn vùng nhớ

C. Chương trình có kích thước nhở hơn vùng nhớ

Câu hỏi 95 :

Khi bộ nhớ có hiện tượng phân mảnh (fragmentation) quá nhiều thì HĐH sẽ?

B. Loại bỏ bớt một số process

C. Treo máy

Câu hỏi 96 :

Một trang bộ nhớ được quản lý bởi?

A. Một phần tử trong bản trang

B. PR (present bit)

C. PF (page frame number)

Câu hỏi 97 :

Trong kỹ thuật phân trang (Paging) khi bộ nhớ thực đầy thì HĐH sẽ?

A. Tiến hành nạp lại các trang

B. Thực hiện chiến lược thay thế trang

C. Loại bỏ các trang bị lỗi

Câu hỏi 98 :

Process là gì?

A. Một chương trình lưu trên đĩa

B. Một chương trình được nạp vào bộ nhớ

C. Một chương trình nạp vào bộ nhớ và đang được CPU thực thi

Câu hỏi 99 :

Trạng thái BLOCKED của một process là do?

A. Đang chờ nhập xuất

B. Đang chờ một sự kiện nào đó chưa xảy ra

C. Cả 2 đều đúng 

Câu hỏi 100 :

Hành động nào HĐH sẽ thực thi một process mới sinh ra?

A. Cấp CPU ngay cho process

B. Tạo ngay khối PCB để quản lý process

C. Giao ngay các tài nguyên mà process cần

Câu hỏi 101 :

Độ ưu tiên của các process cho biết?

A. Process sử dụng CPU nhiều hay ít

B. Process chiếm nhiều hay ít vùng nhớ

C. Tầm quan trọng của process

Câu hỏi 102 :

Khi một process chuẩn bị vào hay ra khỏi một vùng Critical Section thì phải?

A. Xin phép HĐH

B. Phất cờ hiệu khi vào và trả khi ra

Câu hỏi 103 :

Hàng đợi dành cho các process xếp hàng chờ nhập xuất được gọi là? 

A. Busy-Waitting buffer

B. Ready queue

C. Waitting queue

Câu hỏi 104 :

Giải thuật nào sau đây gọi nhau?

A. Giải thuật an toàn gọi giải thuật nhà băng

B. Giải thuật nhà băng gọi giải thuật an toàn

C. Hai giải thuật trên chạy độc lập

Câu hỏi 105 :

Kỹ thuật nhập xuất nào sau đây làm CPU ít bận rộn nhất?

A. Busy_waitting

B. Interrup

C. DMA

Câu hỏi 106 :

Trong Linux, lệnh nào sau đây cho phép uninstall phần mềm apache?

A. rpm -i apache

B. rpm -e apache

C. rpm -u apache

Câu hỏi 107 :

Trong Linux muốn ngưng lệnh ping ta phải nhấn phím?

A. Ctrl + C

B. Ctrl + D

C. Ctrl + Break

Câu hỏi 108 :

Trong Linux lệnh ps -aux cho kết quả tương đương với thao tác nào sau đây trong MS-Windows?

A. Start/Shutdown

B. Start/Run rồi gõ cmd

C. Mở chương trình Task Manager

Câu hỏi 109 :

Trong hệ thống file Ext2 các thông tin cơ bản của một partition được lưu tại vùng?

A. Super Block

C. Cả 2 vùng trên

Câu hỏi 110 :

Trong Ext2, thư mục/root được quản lý bởi?

A. node số 1

B. Inode số 2

C. Cả 2 câu trên đều sai

Câu hỏi 111 :

Hệ điều hành là một thành phần quan trọng của mọi hệ thống máy tính. Một hệ thống máy tính có thể được chia thành những thành phần:

A. Phần cứng, hệ điều hành

B. Các chương trình ứng dụng người dùng

C. Tất cả các phương án trên đúng

Câu hỏi 112 :

Phần cứng (Hardware) thông thường bao gồm những gì:

A. Bộ xử lý trung tâm CPU, bộ nhớ

B. Thiết bị nhập/xuất, bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ

C. Trình biên dịch ứng dụng

Câu hỏi 113 :

Mục đích chính của hệ điều hành là gì?

A. Dễ dàng sử dụng

B. Điều hành hữu hiệu hệ thống máy tính

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 114 :

Hệ thống đa xử lý có những ưu điểm chính nào:

A. Thông lượng được gia tăng và tiết kiệm được chi phí

B. Khả năng tin cậy được gia tăng

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 115 :

Các hệ thống đa xử lý thông dụng nhất hiện nay sử dụng đa xử lý đối xứng. Vậy Đa xử lý đối xứng có nghĩa là:

A. Tất cả bộ xử lý là ngang hàng, không có mối quan hệ chủ - tớ tồn tại giữa các bộ xử lý

B. Có sự phân biệt rõ rệt giữa chủ và tớ giữa các bộ xử lý

C. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu hỏi 116 :

Hệ máy phục vụ tính toán khác hệ máy phục vụ tập tin ở chỗ

B. Hệ máy phục vụ tập tin cung cấp giao diện mà khách hàng có thể gửi các yêu cầu để thực hiện hoạt động, còn Hệ máy phục vụ tính toán cung cấp giao diện hệ thống tập tin

C. Hệ máy tính toán giúp khách hàng có thể cập nhật, đọc và xóa tập tin còn hệ máy tập tin thì không

Câu hỏi 117 :

Hệ thời thực có mấy dạng:

A. 2

B. 3

C. 5

Câu hỏi 118 :

Nếu muốn một chương trình được thực thi thì nó phải:

A. Ánh xạ các địa và được nạp vào bộ nhớ 

B. Truy xuất các chỉ thị chương trình và dữ liệu từ bộ nhớ bằng cách tạo ra các địa chỉ tuyệt đối

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 119 :

Để cải tiến việc sử dụng CPU và tốc độ đáp ứng của máy vi tính cho người dùng, chúng ta phải:

A. Thay đổi chế độ làm việc của thời gian thực

B. Giữ nhiều chương trình vào bộ nhớ

C. Tăng diện tích cho bộ nhớ chính

Câu hỏi 120 :

Khi đề cập đến vấn đề quản lý bộ nhớ, Hệ điều hành có nhiệm vụ:

A. Quyết định quá trình nào được nạp vào bộ nhớ khi không gian bộ nhớ trở nên sẵn sàng

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 121 :

Khi nói đến tài nguyên hệ thống là nói đến …. ?

A. phần cứng và phần mềm ứng dụng của máy tính

B. phần cứng và phần mềm tiện ích của máy tính

C. phần cứng và phần mềm của máy tính

D. phần cứng và phần mềm điều khiển của máy tính

Câu hỏi 123 :

Độ dài từ máy của CPU Intel 8086 là bao nhiêu?

A. 8 bits

B. 16 bits

C. 32 bits

D. 64 bits 

Câu hỏi 124 :

Độ dài từ máy của CPU Intel 8088 là bao nhiêu?

A. 8 bits

B. 16 bits

C. 32 bits

D. 64 bits

Câu hỏi 125 :

Độ dài từ máy của CPU Intel 80386 là bao nhiêu?

A. 8 bits

B. 16 bits

C. 32 bits

D. 64 bits

Câu hỏi 126 :

Độ dài từ máy của CPU Intel Pentium IV là bao nhiêu?

A. 8 bits

B. 16 bits

C. 32 bits

D. 64 bits

Câu hỏi 127 :

Độ dài từ máy của CPU Intel Core i7 là bao nhiêu?

A. 16 bits

B. 32 bits

C. 48 bits

D. 64 bits

Câu hỏi 128 :

Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: “Việc truyền thông số từ chương trình ứng dụng đến hệ điều hành có thể thực hiện bằng cách lưu thông số trong …”:

A. vùng nhớ trong đĩa cứng

B. vùng nhớ trong bộ nhớ ROM

C. vùng nhớ trong bộ nhớ RAM

D. vùng nhớ trong đĩa mềm

Câu hỏi 129 :

Quá trình phát triển của hệ điều hành trải qua bao nhiêu giai đoạn?

A. 4 giai đoạn

B. 5 giai đoạn

C. 6 giai đoạn

D. 7 giai đoạn

Câu hỏi 130 :

Các hệ điều hành được bổ sung thêm thao tác Off – Line thuộc giai đoạn phát triển nào?

A. Giai đoạn 1

B. Giai đoạn 2

C. Giai đoạn 4

D. Giai đoạn 6

Câu hỏi 131 :

Các hệ điều hành được bổ sung thêm thao tác SPOOL thuộc giai đoạn phát triển nào?

A. Giai đoạn 1

B. Giai đoạn 3

C. Giai đoạn 4

D. Giai đoạn 7

Câu hỏi 134 :

Hệ điều hành nào sau đây là hệ điều hành đơn nhiệm?

A. Hệ điều hành Window

B. Hệ điều hành MS-DOS

C. Hệ điều hành Linux

D. Hệ điều hành OS/2

Câu hỏi 135 :

Hệ điều hành mà tại mỗi thời điểm chỉ cho phép một người dùng làm việc, người dùng có thể chạy nhiều chương trình cùng một lúc.Đáp án nào sau đây nói về hệ điều hành trên?

A. Hệ điều hành đơn chương trình

B. Hệ điều hành đơn nhiệm

C. Hệ điều hành chia sẻ thời gian

D. Hệ điều hành thời gian thực

Câu hỏi 136 :

Hệ điều hành nào sau đây chỉ hoạt động trong chế độ 16 bits?

A. Window 2.0

B. Window 3.0

C. Window 95

D. Window 98

Câu hỏi 137 :

Hệ điều hành nào sau đây chỉ hoạt động trong chế độ 32 bits?

A. Window 95

B. Window 98

C. Window 98 SE

D. Window ME

Câu hỏi 138 :

Hệ điều hành nào sau đây có thể hoạt động trong cả chế độ 32 bits và 64 bits?

A. Window XP Professional

B. Window Vista

C. Window 7

D. Các phương án đều đúng

Câu hỏi 139 :

Hệ điều hành nào sau đây chỉ hoạt động trong môi trường FAT32?

A. Window XP Professional

B. Window ME

C. Window Vista

D. Window 7

Câu hỏi 140 :

Hệ điều hành nào sau đây có khả năng hoạt động cả trong môi trường FAT32 và NTFS?

A. Window 98

B. Window 98 SE

C. Window ME

D. Window XP

Câu hỏi 141 :

Hệ điều hành cho phép thực hiện nhiều chương trình đồng thời tại mỗi thời điểm, tài nguyên trong hệ thống được chia sẻ cho các chương trình. Đáp án nào sau đây nói về hệ điều hành trên?

A. Hệ điều hành đa chương trình

B. Hệ điều hành đa nhiệm

C. Hệ điều hành chia sẻ thời gian

D. Hệ điều hành thời gian thực

Câu hỏi 142 :

Hệ điều hành cho phép nhiều người dùng cùng làm việc tại mỗi thời điểm, mỗi người dùng có thể chạy nhiều chương trình cùng một lúc. Đáp án nào sau đây nói về hệ điều hành trên?

A. Hệ điều hành đa chương trình

B. Hệ điều hành đa nhiệm

C. Hệ điều hành chia sẻ thời gian

D. Hệ điều hành thời gian thực

Câu hỏi 143 :

Hệ điều hành mà chương trình nạp vào hệ thống ở bất kỳ thời điểm nào đều được CPU xử lý. Phương án nào sau đây nói về hệ điều hành trên?

A. Hệ điều hành đa chương trình

B. Hệ điều hành đa nhiệm

C. Hệ điều hành chia sẻ thời gian

D. Hệ điều hành thời gian thực

Câu hỏi 144 :

Hệ điều hành được cài đặt trên hệ thống máy chủ của mạng, nó điều khiển mọi thao tác, xử lý và tính toán tại các máy trạm. Phương án nào sau đây nói về hệ điều hành trên?

A. Hệ điều hành chia sẻ thời gian

B. Hệ điều hành tập trung

C. Hệ điều hành phân tán

D. Hệ điều hành thời gian thực

Câu hỏi 145 :

Đáp án nào sau đây không phải tính chất cơ bản của hệ điều hành?

B. Tính kế thừa

C. Tính thuận lợi

D. Tính chính xác

Câu hỏi 149 :

Trong các phương án sau, phương án nào không phải nguyên tắc thiết kế và xây dựng hệ điều hành?

A. Nguyên tắc modul

B. Nguyên tắc tương đối trong định vị

C. Nguyên tắc chia nhỏ chức năng

D. Nguyên tắc Macro Processor

Câu hỏi 150 :

Phương án nào sau đây là nguyên tắc thiết kế và xây dựng hệ điều hành?

A. Nguyên tắc lặp chức năng

B. Nguyên tắc giá trị chuẩn

C. Nguyên tắc khởi tạo khi cài đặt

D. Các phương án đều đúng

Câu hỏi 151 :

Nguyên tắc nào sau đây giúp cho hệ thống sử dụng bộ nhớ một cách linh hoạt và hệ điều hành không bị phụ thuộc vào cấu hình bộ nhớ cụ thể?

A. Nguyên tắc lặp chức năng

B. Nguyên tắc tương đối trong định vị

C. Nguyên tắc Macro Processor

D. Nguyên tắc khởi tạo khi cài đặt

Câu hỏi 153 :

Để cho dữ liệu trong máy tính thực sự an toàn. Khi thiết kế hệ điều hành, người ta đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc giá trị chuẩn

B. Nguyên tắc tương đối trong định vị

C. Nguyên tắc Macro Processor

D. Nguyên tắc bảo vệ nhiều mức

Câu hỏi 154 :

Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: "Hệ điều hành được nạp ... "

A. trước khi các chương trình ứng dụng được kích hoạt

B. sau khi các chương trình ứng dụng được kích hoạt

C. trong khi các chương trình ứng dụng được kích hoạt

D. khi các chương trình ứng dụng có yêu cầu nạp hệ điều hành

Câu hỏi 155 :

Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của hệ điều hành?

A. Đảm bảo giao tiếp giữa người dùng và máy

B. Thực hiện tìm kiếm thông tin trên Internet

C. Tổ chức quản lí và sử dụng một cách tối ưu tài nguyên của máy tính

D. Cung cấp phương tiện để thực hiện các chương trình khác

Câu hỏi 156 :

Hệ điều hành đảm nhiệm công việc nào dưới đây?

A. Soạn thảo văn bản

B. Giao tiếp với ổ đĩa cứng, quản lí bộ nhớ trong

C. Chơi trò chơi điện tử

D. Giải các bài toán trên máy tính

Câu hỏi 157 :

Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: “Khi khởi động máy tính, hệ điều hành được nạp vào ... “

A. bộ nhớ RAM

B. bộ nhớ ROM

C. ổ cứng máy tính

D. bộ xử lý trung tâm

Câu hỏi 161 :

Chức năng quản lý tiến trình của hệ điều hành bao gồm:

A. Tạo và xóa các tiến trình của người sử dụng và hệ thống

B. Ngừng và bắt đầu lại các tiến trình

C. Tạo các cơ chế để đồng bộ hóa các tiến trình

D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu hỏi 162 :

Trong các phương án sau đây, đâu là chức năng quản lý bộ nhớ trong của hệ điều hành?

A. Cấp phát và thu hồi không gian nhớ cho các tiến trình

B. Lưu trữ dữ liệu của người dùng vào bộ nhớ hiện đang sử dụng

C. Quyết định người dùng được phép sử dụng và tiến trình nào được phép đưa vào

D. Định dạng bộ nhớ khi cần thiết

Câu hỏi 163 :

Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào không phải nhiệm vụ của hệ điều hành trong việc quản lý file?

A. Ánh xạ các file lên bộ nhớ phụ

B. Ghi dự phòng các file lên bộ nhớ ổn định

C. Tạo, xóa file và thư mục

D. Cấp quyền truy nhập cho người dùng vào bộ nhớ ngoài

Câu hỏi 164 :

Hệ thống máy tính cho phép nhiều người cùng sử dụng, nhiều tiến trình hoạt động song song. Để đảm bảo an toàn và bảo vệ hệ thống, hệ điều hành cần phải làm gì?

A. Bảo vệ các tài nguyên sử dụng chung, ngăn chặn khả năng sai sót của tiến trình

B. Cho phép cài đặt các phần mềm bảo vệ

C. Ngăn chặn sự lây lan phá hoại của các chương trình virus

D. Ngăn chặn sự phá hoại của các đối tượng thông qua hệ thống mạng

Câu hỏi 165 :

Để các máy tính có thể kết nối với nhau thành mạng máy tính thì hệ điều hành phải hỗ trợ khả năng nào?

A. Khả năng quản lý trên mạng

B. Khả năng chia sẻ tài nguyên trên mạng

C. Khả năng truyền thông trên mạng

D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu hỏi 166 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác về hệ thống giải thích lệnh?

A. Là thành phần đóng vai trò tạo giao diện giữa hệ thống máy tính và người dùng, giúp máy tính hiểu và xử lý các chỉ thị, các lệnh của người dùng

B. Là thành phần đóng vai trò tạo giao diện giữa hệ thống máy tính và người dùng, giúp hệ điều hành hiểu và xử lý các chỉ thị, các lệnh của người dùng

C. Là thành phần quan trọng nhất của hệ điều hành, đóng vai trò tạo giao diện giữa hệ thống máy tính và người dùng, giúp máy tính hiểu và xử lý các chỉ thị, các lệnh của người dùng

D. Là thành phần quan trọng nhất của hệ điều hành, đóng vai trò tạo giao diện giữa hệ thống máy tính và người dùng, giúp CPU hiểu và xử lý các chỉ thị, các lệnh của người dùng

Câu hỏi 167 :

Các chương trình đi kèm với hệ điều hành Windows nhằm hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác: truy cập Web, Paint, Notepad, các chương trình trò chơi giải trí”. Đáp án nào sau đây nói về các chương trình trên?

A. Các chương trình điều khiển

B. Các chương trình tiện ích

C. Các chương trình ứng dụng

D. Các chương trình thiết kế hệ thống

Câu hỏi 168 :

Đáp án nào sau đây là phát biểu chính xác về tiến trình?

A. là một chương trình đang ở trong bộ nhớ ngoài

B. là một chương trình đang xử lý, sở hữu một không gian địa chỉ, một con trỏ lệnh, một tập các thanh ghi và stack

C. là một chương trình đang xử lý, sở hữu một con trỏ lệnh, một tập các thanh ghi và các biến

D. là một chương trình trong bộ nhớ, sở hữu một con trỏ lệnh, một tập các thanh ghi và các biến

Câu hỏi 169 :

Hãy cho biết, có bao nhiêu trạng thái của tiến trình trong máy tính?

A. 3 trạng thái

B. 4 trạng thái

C. 5 trạng thái

D. 6 trạng thái

Câu hỏi 170 :

Khi nào thì một tiến trình chuyển trạng thái từ Waiting sang trạng thái Ready?

A. Tiến trình được cấp phát không gian nhớ

B. Tiến trình được cấp phát CPU

C. Tiến trình được tăng độ ưu tiên

D. Tiến trình được cung cấp đủ tài nguyên

Câu hỏi 171 :

Hệ điều hành quản lý hoạt động của các tiến trình trong hệ thống thông qua khối mô tả tiến trình (Process Control Block – PCB). Thành phần nào sau đây không thuộc khối mô tả?

A. Con trỏ trạng thái của tiến trình

B. Thông tin về tiến trình đang sử dụng hoặc được phép sử dụng

C. Vùng nhớ lưu trữ giá trị các thanh ghi mà tiến trình đang sử dụng

D. Số thứ tự của tiến trình

Câu hỏi 172 :

Đáp án nào sau đây mô tả đúng về tiến trình độc lập?

A. Trạng thái của nó không bị chia sẻ với bất kỳ tiến trình nào khác

B. Tiến trình có thể dừng hoặc bắt đầu lại mà không gây ảnh hưởng đến tiến trình khác

C. Việc thực hiện tiến trình là đơn định

D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu hỏi 173 :

Đáp án nào sau đây mô tả đúng về tiến trình hợp tác?

A. Trạng thái của nó bị chia sẻ cho các tiến trình khác

B. Nếu tiến trình dừng hoặc bắt đầu lại sẽ gây ảnh hưởng đến tiến trình khác

C. Tiến trình không thể tái hiện

D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu hỏi 174 :

Giả sử tiến trình A sinh ra tiểu trình B và C. Hãy cho biết câu nào sau đây là không chính xác?

A. Tiểu trình B và C không sử dụng chung con trỏ lệnh

B. Tiểu trình B và C không sử dụng chung tập thanh ghi

C. Tiểu trình B và C không sử dụng chung stack

D. Tiểu trình B và C không sử dụng chung không gian địa chỉ

Câu hỏi 177 :

Hành động nào hệ điều hành sẽ thực thi một tiến trình mới sinh ra?

A. Cấp CPU ngay cho tiến trình

B. Giao ngay các tài nguyên mà tiến trình cần

C. Tạo ngay khối PCB để quản lý tiến trình

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu hỏi 178 :

Độ ưu tiên của các tiến trình cho biết ...?

A. process được sử dụng CPU nhiều

B. process chiếm nhiều vùng nhớ

C. tầm quan trọng của process

D. process được xử lý nhanh hơn

Câu hỏi 180 :

Trong các phương pháp sau, phương pháp nào không phải là phương pháp giải quyết bài toán đoạn tới hạn?

A. Phương pháp khóa trong

B. Phương pháp kiểm tra và xác lập

C. Phương pháp đèn hiệu

D. Phương pháp dùng trình ký tự

Câu hỏi 181 :

Trong các phương án sau, phương án nào là phương pháp giải quyết bài toán đoạn tới hạn?

A. Phương pháp dùng trình thư ký

B. Phương pháp tổ chức liên lạc giữa các tiến trình

C. Phương pháp tổ chức khóa chương trình

D. Phương án a và b đúng

Câu hỏi 182 :

Thuật toán “Dekker” được dùng để giải quyết bài toán tới hạn. Hãy cho biết thuật toán trên thuộc phương pháp nào sau đây?

A. Phương pháp khóa trong

B. Phương pháp kiểm tra và xác lập

C. Phương pháp đèn hiệu

D. Phương pháp dùng trình thư ký

Câu hỏi 183 :

Hai phép xử lý WAIT và SIGNAL được sử dụng trong phương pháp nào sau đây để giải quyết bài toán tới hạn?

A. Phương pháp khóa trong

B. Phương pháp kiểm tra và xác lập

C. Phương pháp đèn hiệu

D. Phương pháp dùng trình thư ký

Câu hỏi 190 :

Đáp án nào sau đây phát biểu chính xác về hiện tượng “bế tắc”?

A. Bế tắc là trạng thái khi hai hoặc nhiều tiến trình cùng chờ đợi một số sự kiện nào đó từ bên ngoài

B. Bế tắc là trạng thái các tiến trình cùng chờ đợi một số sự kiện nào đó từ bên ngoài được nạp vào để tiếp tục hoạt động

C. Bế tắc là trạng thái khi nhiều tiến trình cùng chờ đợi một số sự kiện nào đó và nếu không có tác động đặc biệt từ bên ngoài thì sự chờ đợi đó là vô hạn

D. Bế tắc là trạng thái nhiều tiến trình cùng chờ đợi một số sự kiện nào đó và nếu không có tác động đặc biệt từ bên ngoài thì sẽ dẫn đến xung đột

Câu hỏi 191 :

Trong các lựa chọn sau, lựa chọn nào không phải là điều kiện xảy ra bế tắc trong hệ thống?

A. Có tài nguyên găng

B. Có hiện tượng giữ và đợi

C. Không có hệ thống phân phối lại tài nguyên

D. Có hiện tượng tranh chấp tài nguyên

Câu hỏi 192 :

Để phòng tránh bế tắc xảy ra trong hệ thống, hệ điều hành sử dụng biện pháp khác nhau. Trong các biện pháp sau, biện pháp nào không phải là biện pháp phòng tránh bế tắc của hệ điều hành?

A. Ngăn ngừa bế tắc

B. Dự báo và tránh bế tắc

C. Phát hiện và xử lý bế tắc

D. Duy trì một thời gian nhất định rồi mới xử lý bế tắc

Câu hỏi 193 :

Để phòng ngừa bế tắc xảy ra, cần phải đảm bảo 4 điều kiện sau: - Loại bỏ tài nguyên găng; - Loại bỏ yếu tố giữ và đợi - ……..? -Loại bỏ yếu tố chờ đợi vòng tròn. Hãy chọn phương án nào sau đây để điền vào điều kiện còn thiếu ở trên.

A. Xây dựng hệ thống ngắt cứng không che được

B. Xây dựng hệ thông ngắt mềm che được

C. Xây dựng hệ thống ngắt tài nguyên

D. Xây dựng hệ thống ngắt cứng và ngắt mềm không che được

Câu hỏi 194 :

Khi hệ thống gặp bế tắc, hệ điều hành có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để giải quyết. Hãy lựa chọn một phương án đúng nhất?

A. Thông báo cho Operator biết để tự xử lý

B. Đình chỉ hoạt động của tiến trình

C. Thu hồi tài nguyên từ một số tiến trình để cấp phát cho các tiến trình đang có nhu cầu

D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu hỏi 195 :

Khi giải quyết bài toán miền găng, điều kiện nào sau đây là không cần thiết?

A. Không có hai tiến trình nào ở trong miền giăng cùng một lúc

B. Phải giả thiết tốc độ các tiến trình, cũng như về số lượng bộ xử lí

C. Một tiến trình bên ngoài miền giăng không được ngăn cản các tiến trình khác vào miền giăng

Câu hỏi 196 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác về giờ CPU?

A. là thời gian CPU xử lý các tiến trình từ ki bắt đầu đến khi kết thúc

B. là thời gian mà CPU phục vụ cho tiến trình hoạt động

C. là tổng thời gian xử lý một tiến trình đưa vào hệ thống

D. là tổng thời gian xử lý các tiến trình đưa vào hệ thống

Câu hỏi 197 :

Một tiến trình đang trong trạng thái thực hiện và nó sẽ rời khỏi trạng thái này nếu?

A. Tiến trình đã hoàn thành công việc và chuyển sang trạng thái kết thúc

B. Tiến trình tự ngắt

C. Tiến trình sử dụng hết giờ CPU dành cho nó

D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu hỏi 198 :

Những trạng thái nào sau đây của tiến trình liên quan đến giờ của CPU?

A. New, Ready, Running

B. Ready, Running, Halt

C. Ready, Running, Waiting

D. Running, Waiting, Halt

Câu hỏi 199 :

Tại mỗi thời điểm nhất định, trong hệ điều hành đa nhiệm có bao nhiêu tiến trình được phân phối giờ CPU?

A. 1 tiến trình

B. 2 tiến trình

C. 3 tiến trình

D. Tất cả các tiến trình

Câu hỏi 200 :

Có bao nhiêu trạng thái của tiến trình liên quan đến giờ CPU?

A. 2 trạng thái

B. 3 trạng thái

C. 4 trạng thái

D. 5 trạng thái

Câu hỏi 202 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất về lập lịch cho CPU?

A. Lập lịch cho CPU là tổ chức một hàng đợi các tiến trình sẵn sàng để phân phối giờ CPU

B. Lập lịch cho CPU là tổ chức nhiều hàng đợi các tiến trình sẵn sàng để phân phối giờ CPU

C. Lập lịch cho CPU là tổ chức một hàng đợi các tiến trình sẵn sàng để phân phối giờ CPU cho chúng dựa trên độ ưu tiên của các tiến trình sao cho hiệu suất sử dụng CPU là tối ưu

D. Lập lịch cho CPU là tổ chức nhiều hàng đợi các tiến trình sẵn sàng để phân phối giờ CPU cho chúng dựa trên độ ưu tiên của các tiến trình sao cho hiệu suất sử dụng CPU là tối ưu

Câu hỏi 203 :

Trong các phương pháp lập lịch sau, phương pháp nào áp dụng cho những tiến trình đã được lập danh sách và SPOOL?

A. Short - term scheduler

B. Medium – term scheduler

C. Long – term scheduler

D. Dupble – term scheduler 

Câu hỏi 204 :

Trong các phương pháp lập lịch sau, phương pháp nào áp dụng cho tiến trình mà mã nguồn của nó đã được đưa vào bộ nhớ trong?

A. Short - term scheduler

B. Medium – term scheduler

C. Long – term scheduler

D. Dupble – term scheduler

Câu hỏi 205 :

Trong các phương án sau, phương án nào không phải là yếu tố đánh giá các phương pháp lập lịch cho CPU?

A. Sự công bằng

B. Tốc độ xử lý các tiến trình

C. Tận dụng giờ CPU

D. Tổng thời gian thực hiện tiến trình

Câu hỏi 206 :

Trong các phương án sau, phương án nào không phải thuật toán lập lịch cho CPU?

A. FCFS (first come first served)

B. SSTF (shortest seek time first)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 207 :

Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào có độ ưu tiên tiến trình dựa vào tổng thời gian thực hiện ngắn nhất?

A. FCFS (first come first served)

B. SSTF (shortest seek time first)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 208 :

Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào có độ ưu tiên tiến trình dựa vào thời gian còn lại ngắn nhất để thực hiện xong tiến trình?

A. FCFS (first come first served)

B. SSTF (shortest seek time first)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 209 :

Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào có độ ưu tiên tiến trình dựa vào thời điểm xuất hiện tiến trình sớm nhất?

A. FCFS (first come first served)

B. SSTF (shortest seek time first)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 210 :

Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào có độ ưu tiên đồng đều như nhau cho các tiến trình?

A. FCFS (first come first served)

B. RR (Round robin)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 211 :

Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào phân chia các tiến trình thành nhiều hàng đợi có độ ưu tiên khác nhau?

A. FCFS (first come first served)

B. MLQ (multi level queue)

C. MLFQ(multi level feedback queue)

D. Phương án B và C đúng (MLQ - MLFQ)

Câu hỏi 212 :

Trong các thuật toán lập lịch sau, thuật toán nào cho phép các tiến trình trên các hàng đợi có thể chuyển qua lại cho nhau được?

A. FCFS (first come first served)

B. MLQ (multi level queue)

C. MLFQ(multi level feedback queue)

D. Phương án B và C đúng

Câu hỏi 213 :

Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào giờ CPU không bị phân phối lại?

A. FCFS (first come first served)

B. SSTF (shortest seek time first)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 214 :

Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào nhanh chóng loại bỏ tiến trình ngắn ra khỏi hàng đợi?

A. FCFS (first come first served)

B. SSTF (shortest seek time first)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 215 :

Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào có thể dẫn tới tiến trình dài có thể sẽ không bao giờ được xử lý?

A. FCFS (first come first served)

B. SSTF (shortest seek time first)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 216 :

Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào có hàng đợi tiến trình tổ chức theo kiểu vòng tròn và sử dụng lượng tử thời gian?

A. FCFS (first come first served)

B. RR (Round robin)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 217 :

Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào tiến trình mới xuất hiện sẽ được đưa vào vị trí xử lý ngay không kể độ ưu tiên?

A. FCFS (first come first served)

B. RR (Round robin)

C. SJF (shortest job first)

D. SRT (shortes remain time)

Câu hỏi 218 :

Trong các phương pháp lập lịch cho CPU, phương pháp nào không cho phép tiến trình trên các hàng đợi chuyển vị trí cho nhau?

A. FCFS (first come first served)

B. MLQ (multi level queue)

C. MLFQ(multi level feedback queue)

D. RR (Round robin)

Câu hỏi 232 :

Phát biểu nào sau đây về ngắt (interrupt) là đầy đủ và chính xác nhất?

A. Ngắt là phương tiện để các thiết bị thông báo cho CPU thay đổi trạng thái hoạt động

B. Ngắt là việc ngừng đột xuất việc thực hiện một tiến trình để chuyển sang thực hiện một tiến trình khác khi có một sự kiện nào đó xảy ra

C. Ngắt là tín hiệu yêu cầu CPU dừng việc đang xử lý để chuyển sang làm việc khác khi có sự kiện xảy ra

D. Ngắt là công cụ để chuyển điều khiển đến một tiến trình khác khi có một sự kiện xảy ra

Câu hỏi 233 :

Ngắt nào sau đây liên quan đến hoạt động của CPU?

A. Ngắt cứng

B. Ngắt mềm

C. Ngắt trong

D. Ngắt ngoài 

Câu hỏi 235 :

Vấn đề quan trọng nhất trong xử lý ngắt là gì?

A. Xử lý ngắt ngay lập tức

B. Thời gian xử lý ngắt tối thiểu

C. Ghi nhận thời điểm xảy ra ngắt

D. Thời điểm kết thúc ngắt

Câu hỏi 239 :

Nếu có 2 ngắt trở lên xảy ra cùng một lúc hoặc sự kiện gây ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt thì gọi là “Ngắt kép”. Để xử lý ngắt kép, hệ thống sẽ thực hiện theo phương pháp nào sau đây?

A. Gán cho mỗi ngắt một thứ tự ưu tiên, ngắt nào có độ ưu tiên cao sẽ được xử lý trước

B. Tổ chức các ngắt theo Stack

C. Kết hợp cả gán thứ tự ưu tiên và Stack để nâng cao hiệu suất xử lý

D. Phương án a và b đều đúng

Câu hỏi 240 :

Những hoạt động nào sau đây về xử lý ngắt phải thực hiện ngay lập tức?

A. Xử lý lỗi

B. Nhớ trạng thái tiến trình

C. Xử lý ngắt kép

D. Cả phương án A và B đều đúng

Câu hỏi 241 :

Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về Ngắt kép?

A. Ngắt kép là trường hợp các sự kiện gây ra ngắt xảy ra đồng thời hoặc sự kiện gây ra ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt

B. Ngắt kép là trường hợp các sự kiện gây ra ngắt xảy ra đồng thời và sự kiện gây ra ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt

C. Ngắt kép là trường hợp trong hệ thống các sự kiện gây ra ngắt xảy ra đồng thời

D. Ngắt kép là trường hợp sự kiện gây ra ngắt xuất hiện ngay trong tiến trình xử lý ngắt

Câu hỏi 242 :

Trường hợp nào sau đây Ngắt mới sẽ không được xử lý ngay mà bị xếp vào hàng đợi chờ xử lý?

A. CPU đang bận xử lý tiến trình của người dùng

B. Tiến trình của người dùng có độ ưu tiên cao hơn ngắt mới

C. CPU đang xử lý ngắt và hệ thống che ngắt mới

D. Ngắt mới có thời gian phục vụ lâu hơn ngắt trước đó

Câu hỏi 243 :

Trường hợp nào sau đây các Ngắt mới xuất hiện đều bị che trong khi CPU đang xử lý ngắt?

A. Ngắt trong

B. Ngắt ngoài

C. Ngắt cùng loại

D. Ngắt khác loại

Câu hỏi 251 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác về địa chỉ logic?

A. Địa chỉ logic là địa chỉ tương đối, do hệ thống tạo ra và được cấp phát cho các biến khi dịch chương trình

B. Địa chỉ logic là địa chỉ ảo, do chương trình dịch tạo ra và được sử dụng để cấp phát cho các biến trong khi dịch chương trình

C. Địa chỉ logic là địa chỉ ảo, được dùng để cấp phát cho các biến khi thực hiện chương trình

D. Địa chỉ logic là địa chỉ tương đối, được dùng để cấp phát cho các biến khi thực hiện chương trình

Câu hỏi 252 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác về địa chỉ vật lý?

A. Địa chỉ vật lý là địa chỉ tuyệt đối, do hệ thống tạo ra và được cấp phát cho các biến khi dịch chương trình



C. Địa chỉ vật lý là địa chỉ cụ thể trong bộ nhớ, được dùng để cấp phát cho các biến khi thực hiện chương trình

D. Địa chỉ vật lý là địa chỉ cụ thể trong bộ nhớ, được dùng để cấp phát cho các biến khi dịch chương trình

Câu hỏi 255 :

Hãy cho biết cấu trúc chương trình nào sau đây lãng phí bộ nhớ (mức lãng phí tỷ lệ với kích thước chương trình)?

A. Cấu trúc động

B. Cấu trúc Overlay

C. Cấu trúc tuyến tính

D. Cấu trúc phân đoạn

Câu hỏi 261 :

Trong các phương án sau, đâu là ưu điểm của cấu trúc Overlay?

A. Nếu quản lý bộ nhớ tốt và tổ chức chương trình phù hợp sẽ tiết kiệm được bộ nhớ của máy tính

B. Nếu người sử dụng xây dựng được sơ đồ cấu trúc tốt và các modul có độ dài không quá lớn thì hiệu quả của cấu trúc này không kém gì so với cấu trúc động

C. Người ta thường lấy thời gian thực hiện chương trình trong cấu trúc này làm chuẩn để đánh giá, so sánh các phương pháp tổ chức khác nhau

D. Có tính lưu động cao, dễ dàng sao chép chương trình tới các hệ thống khác có cùng tập mã lệnh mà vẫn duy trì khả năng thực hiện

Câu hỏi 262 :

Trong các phương án sau, đâu là ưu điểm của cấu trúc tuyến tính?

A. Nếu người sử dụng xây dựng được sơ đồ cấu trúc tốt và các modul có độ dài không quá lớn thì hiệu quả của cấu trúc này không kém gì so với cấu trúc động

B. Người ta thường lấy thời gian thực hiện chương trình trong cấu trúc này làm chuẩn để đánh giá, so sánh các phương pháp tổ chức khác nhau

C. Có tính lưu động cao, dễ dàng sao chép chương trình tới các hệ thống khác có cùng tập mã lệnh mà vẫn duy trì khả năng thực hiện

D. Cả phương án b và c đều đúng

Câu hỏi 264 :

Trong các phương án sau, đâu là ưu điểm của cấu trúc phân đoạn?

A. Nếu quản lý bộ nhớ tốt và tổ chức chương trình phù hợp sẽ tiết kiệm được bộ nhớ của máy tính

B. Nếu người sử dụng xây dựng được sơ đồ cấu trúc tốt và các modul có độ dài không quá lớn thì hiệu quả của cấu trúc này là rất cao

C. Cấu trúc này đòi hỏi người dùng phải cung cấp những thông tin đơn giản và quan trọng nhất là không gắn cố định cấu trúc vào chương trình nguồn

D. Cấu trúc này không yêu cầu người dùng phải khai báo thêm thông tin, mọi công việc đều do hệ thống đảm nhận và khi dung lượng bộ nhớ tăng thì tốc độ thực hiện chương trình cũng tăng

Câu hỏi 267 :

Trong các cấu trúc chương trình sau, cấu trúc nào phát huy được hiệu quả sử dụng của bộ nhớ?

A. Cấu trúc Overlay

B. Cấu phân trang

C. Cấu trúc phân đoạn

D. Phương án B và C đều đúng

Câu hỏi 269 :

Thuật toán chọn vùng trống đầu tiên đủ lớn để nạp tiến trình là gì?

A. First-fit

B. Best-fit

C. Worst-fit

D. Không câu nào đúng

Câu hỏi 270 :

Thuật toán chọn vùng trống tự do đầu tiên nhỏ nhất nhưng đủ lớn để nạp tiến trình là gì?

A. First-fit

B. Best-fit

C. Worst-fit

D. Không câu nào đúng 

Câu hỏi 274 :

Trong các sơ đồ quản lý bộ nhớ sau, sơ đồ nào đơn giản, dễ tổ chức và giảm thời gian tìm kiếm?

A. Sơ đồ phân hoạch động

B. Sơ đồ phân hoạch cố định

C. Sơ đồ hoán đổi

D. Sơ đồ phân đoạn

Câu hỏi 277 :

Sau một thời gian hoạt động, bộ nhớ trong sơ đồ phân hoạch động sẽ bị phân mảnh. Theo bạn đáp án nào sau đây nói về phân mảnh bộ nhớ là chính xác?

A. Vùng nhớ bị phân thành nhiều vùng không liên tục

B. Vùng nhớ trống được dồn lại từ các mảnh bộ nhớ nhỏ rời rạc

C. Tổng vùng nhớ trống đủ để thoã mãn nhu cầu nhưng các vùng nhớ này lại không liên tục nên không đủ để cấp cho tiến trình khác

D. Các phương án đều sai 

Câu hỏi 278 :

Trong sơ đồ hoán đổi, những loại chương trình nào sau đây sẽ được chuyển ra bộ nhớ ngoài?

A. Những chương trình có thời gian thực hiện dài nhất

B. Những chương trình ở trạng thái chờ thực hiện dài nhất

C. Những chương trình chiếm dụng giờ CPU nhiều nhất

D. Những chương trình tồn tại trong hệ thống dài nhất

Câu hỏi 279 :

Trong các sơ đồ sau, sơ đồ nào không áp dụng được khi kích thước chương trình lớn hơn kích thước bộ nhớ vật lý?

A. Sơ đồ hoán đổi

B. Sơ đồ phân hoạch cố định

C. Sơ đồ phân hoạch động

D. Cả phương án b và c đều đúng

Câu hỏi 280 :

Trong sơ đồ phân đoạn, mỗi phần tử trong bảng SCB tương ứng với ...?

A. một chương trình người dùng

B. một đoạn của chương trình

C. một modul của chương trình

D. một chương trình con

Câu hỏi 281 :

Bảng SCB gồm 3 trường tin là A, D và L. Nếu trường D=0 thì A và L có giá trị bao nhiêu?

A. A và L có giá trị bằng 0

B. A và L có giá trị khác 0

C. A có giá trị khác 0, L có giá trị bằng 0

D. A có giá trị bằng 0, L có giá trị khác 0

Câu hỏi 282 :

Trong sơ đồ phân đoạn, giá trị của thanh ghi Rs là …..?

A. là địa chỉ vật lý của chương trình trong bộ nhớ khi thực hiện

B. là địa chỉ logic của chương trình khi biên dịch

C. là địa chỉ của đoạn đầu tiên trong bảng SCB

D. là địa chỉ của đoạn cuối cùng trong bảng SCB

Câu hỏi 283 :

Trong sơ đồ phân đoạn, khi truy nhập tới dữ liệu hệ thống sẽ cộng nội dung của trường A với d để làm gì?

A. tính địa chỉ nạp modul vào bộ nhớ

B. tính địa chỉ của modul cần đọc dữ liệu

C. tính địa chỉ của modul cần ghi dữ liệu

D. tính địa chỉ của modul cần đọc/ghi dữ liệu

Câu hỏi 285 :

Trong sơ đồ phân đoạn, sau một thời gian hoạt động bộ nhớ sẽ bị phân đoạn, do đó cần phải tổ chức lại bộ nhớ bằng cách đưa bớt một số modul ra ngoài. Vấn đề đặt ra là hệ thống sẽ chọn modul nào để đưa ra khỏi bộ nhớ?. Hãy lựa chọn một phương án đúng nhất sau đây:

A. Đưa modul tồn tại lâu nhất trong bộ nhớ ra bên ngoài

B. Đưa modul có lần sử dụng cuối cùng cách thời điểm hiện tại lâu nhất

C. Đưa modul có tần suất sử dụng thấp nhất ra khỏi bộ nhớ

D. Cả ba phương án đều đúng

Câu hỏi 287 :

Sơ đồ phân trang là trường hợp đặc biệt của sơ đồ nào sau đây?

A. Sơ đồ phân hoạch động

B. Sơ đồ hoán đổi

C. Sơ đồ phân đoạn

D. Sơ đồ kết hợp phân đoạn và phân trang

Câu hỏi 288 :

Trong sơ đồ phân đoạn, mỗi phần tử trong bảng PCB tương ứng với ….?

A. một chương trình người dùng

B. một trang trong chương trình

C. một modul của chương trình

D. một chương trình con

Câu hỏi 289 :

Bảng PCB gồm 2 trường tin là Ap và D. Nếu trường D=0 thì Ap chứa thông tin gì?

A. Thông tin về trang nhớ còn trống trong máy tính

B. Thông tin về trang chương trình đã nạp vào bộ nhớ

C. Thông tin về vị trí của trang đó trong bộ nhớ ngoài

D. Thông tin về vị trí của các trang trong bộ nhớ ngoài

Câu hỏi 290 :

Trong sơ đồ phân trang, giá trị của thanh ghi Rp là?

A. là địa chỉ vật lý của chương trình trong bộ nhớ khi thực hiện

B. là địa chỉ logic của chương trình khi biên dịch

C. là địa chỉ của bảng PCB

D. là địa chỉ của trang cuối cùng trong bảng PCB

Câu hỏi 291 :

Trong sơ đồ phân trang, khi truy nhập tới dữ liệu hệ thống sẽ ghép nội dung của trường Ap với d để làm gì?

A. Để tính địa chỉ nạp trang vào bộ nhớ

B. Để tính địa chỉ của trang cần đọc dữ liệu

C. Để tính địa chỉ của trang cần ghi dữ liệ

D. Để tính địa chỉ của trang cần đọc/ghi dữ liệu

Câu hỏi 293 :

Trong sơ đồ quản lý bộ nhớ sau, sơ đồ nào có tốc độ truy nhập bộ nhớ nhanh nhất?

A. Sơ đồ phân đoạn

B. Sơ đồ phân hoạch động

C. Sơ đồ phân trang

D. Sơ đồ hoán đổi

Câu hỏi 294 :

Trong các sơ đồ quản lý bộ nhớ sau, sơ đồ nào không bị phân đoạn bộ nhớ vật lý?

A. Sơ đồ phân đoạn

B. Sơ đồ phân hoạch động

C. Sơ đồ hoán đổi

D. Sơ đồ phân trang

Câu hỏi 295 :

Trong các sơ đồ quản lý bộ nhớ sau, sơ đồ nào không bị phân đoạn bộ nhớ vật lý?

A. Sơ đồ phân đoạn

B. Sơ đồ phân hoạch động

C. Sơ đồ hoán đổi

D. Sơ đồ phân trang

Câu hỏi 296 :

Trong sơ đồ phân trang, việc sử dụng tối ưu bộ nhớ phụ thuộc vào cách nạp trang tích cực. Phương án nào sau đây là giải pháp nạp trang hay được sử dụng?

A. Nạp trang theo yêu cầu

B. Nạp tất cả các trang của chương trình vào bộ nhớ ngay từ đầu

C. Nạp trước các trang sắp sử dụng vào bộ nhớ

D. Phương án b và c đều đúng

Câu hỏi 297 :

Trong sơ đồ phân trang, việc sử dụng tối ưu bộ nhớ phụ thuộc vào thay thế trang tích cực. Tức là đưa một số trang ra ngoài và nạp vào các trang khác cần thiết cho chương trình. Phương án nào sau đây là giải pháp được sử dụng để thay thế trang tốt nhất?

A. Thay thế các trang có lần sử dụng kế tiếp cách thời điểm đổi trang càng xa càng tốt

B. Thay thế các trang không còn cần sử dụng

C. Thay thế vòng tròn hoặc ngẫu nhiên

D. Phương án a và b đều đúng

Câu hỏi 298 :

Sơ đồ cấp phát bộ nhớ nào sau đây loại bỏ được hiện tượng phân mảnh ngoại vi?

A. Phân trang

B. Phân đoạn

C. Cấp phát liên tục

D. Phương án A và B đều đúng

Câu hỏi 300 :

Trong sơ đồ kết hợp phân trang và phân đoạn, trường độ dài Li trong bảng SCB chứa nội dung gì?

A. Chứa độ dài của đoạn thứ i

B. Chứa độ dài của trang thứ i

C. Chứa độ dài của bảng quản lý trang thứ i

D. Chứa độ dài của bảng quản lý đoạn thứ

Câu hỏi 301 :

Trong sơ đồ kết hợp phân trang và phân đoạn, địa chỉ của phần tử trong bảng PCB là kết quả của phép tính nào sau đây?

A. Phép cộng Ap + p

B. Phép cộng A + p

C. Phép ghép Ap với p

D. Phép ghép A với p

Câu hỏi 302 :

Trong kỹ thuật phân trang theo yêu cầu, hệ thống sẽ kết hợp những kỹ thuật nào sau đây?

A. Kết hợp phân trang với phân đoạn

B. Kết hợp phân trang với hoán đổi

C. Kết hợp phân trang với phân hoạch động

D. Kết hợp phân trang với phân hoạch cố định

Câu hỏi 305 :

Trong các phương án sau, phương án nào được sử dụng phổ biến để cài đặt bộ nhớ ảo?

A. Kỹ thuật phân đoạn theo yêu cầu

B. Kỹ thuật phân theo yêu cầu

C. Kỹ thuật kết hợp phân trang và phân đoạn theo yêu cầu

D. Các phương án đều đúng

Câu hỏi 306 :

Trong sơ đồ quản lý bộ nhớ theo phân đoạn, khi cần tổ chức lại bộ nhớ thì hệ thống sẽ áp dụng giải pháp nào sau đây?

A. Đưa modul tồn tại lâu nhất trong bộ nhớ

B. Đưa modul có lần sử dụng cuối cùng cách thời điểm hiện tại lâu nhất

C. Đưa modul có tần suất sử dụng thấp nhất

D. Các phương án đều đúng

Câu hỏi 307 :

Trong sơ đồ quản lý bộ nhớ theo phân trang, khi D=0 thì trường Ap chứa nội dung gì?

A. Thông tin về kích thước của trang đó ở bộ nhớ ngoài

B. Thông tin cần thiết để tìm trang đó ở bộ nhớ ngoài

C. Thông tin về kích thước của ô nhớ chứa trang đó ở bộ nhớ trong

D. Thông tin về kích thước của vùng nhớ chứa trang đó ở bộ nhớ ngoài

Câu hỏi 308 :

Đảm bảo chức năng cấp phát không gian nhớ tự do là nhiệm vụ của...?

A. Trình điều khiển thiết bị

B. Phần mềm cấp phát không gian nhớ tự do

C. Hệ điều hành

D. Đán án A và B đúng

Câu hỏi 309 :

Cấu trúc vật lý của đĩa từ bao gồm...?

A. Một hoặc nhiều lá đĩa xếp chồng lên nhau

B. Một hoặc nhiều lá đĩa đặt đồng trục

C. Một hoặc nhiều lá đĩa định dạng giống nhau

D. Cả A và C đúng

Câu hỏi 310 :

Mỗi mặt của đĩa từ được chia thành...?

A. Các rãnh tròn đồng tâm

B. Các cung tròn đồng tâm

C. Các cung tròn có độ dài khác nhau

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 311 :

Mỗi rãnh tròn của đĩa từ được chia thành...?

A. Các vòng tròn đồng tâm

B. Các cung tròn có độ dài khác nhau

C. Các cung tròn đồng tâm

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 312 :

Cylinder (từ trụ) là...?

A. Tập hợp các sector cùng thứ tự trên các mặt đĩa

B. Tập hợp các track cùng thứ tự trên các mặt đĩa

C. Tập hợp các đĩa từ đặt đồng tâm

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 314 :

Để điều khiển đầu từ đọc/ghi dữ liệu trên đĩa từ cần...?

A. Một trình điều khiển CPU

B. Một trình điều khiển đĩa

C. Một trình điều khiển phần cứng

D. Một trình điều khiển đầu từ

Câu hỏi 315 :

Thông tin trên đĩa từ được tham chiếu bởi các thành phần...?

A. Ổ đĩa, mặt đĩa

B. Track, sector

C. Tên ổ đĩa

D. Ổ đĩa, mặt đĩa, Track, sector

Câu hỏi 316 :

Hệ điều hành xem đĩa từ như mảng một chiều mà các thành phần là các khối đĩa (Disk Block). Mỗi khối đĩa ghi các thông tin...?

A. Ổ đĩa, Track và Sector

B. Mặt đĩa, Track và Sector

C. Ổ đĩa, mặt đĩa, Track và Sector

D. Ổ đĩa, mặt đĩa và Track 

Câu hỏi 317 :

Để định vị một khối đĩa, hệ điều hành sẽ dựa trên các thông tin...?

A. Ổ đĩa, Track và Sector

B. Ổ đĩa, mặt đĩa và Track

C. Ổ đĩa, mặt đĩa, Track và Sector

D. Mặt đĩa, Track và Sector

Câu hỏi 318 :

Thư mục thiết bị trên đĩa từ cho biết những thông tin nào?

A. Tên và dung lượng của đĩa

B. Độ dài, kiểu, người sở hữu, thời điểm khởi tạo, vị trí, không gian được phân bổ,…

C. Mặt đĩa, Track và Sector

D. Tên, dung lượng của đĩa, Mặt đĩa, Track và Sector

Câu hỏi 319 :

Thư mục thiết bị trên đĩa từ được tạo tại...?

A. Sector 1

B. Sector 2

C. Sector 3

D. Sector 4

Câu hỏi 321 :

Để đánh dấu trạng thái của mỗi khối đĩa, cần sử dụng...?

A. 1 bits

B. 2 bits

C. 3 bits

D. 4 bits 

Câu hỏi 322 :

Một bitvector (bitmap) bao gồm...?

A. Tập hợp các bits bằng 1

B. Tập hợp các bits bằng 0

C. Tập hợp các bits trạng thái 0,1

D. Tập hợp các bits bằng 00 11

Câu hỏi 323 :

Đọc thông tin trong bitmap hệ điều hành có thể xác định được...?

A. Tên của ổ đĩa

B. Dung lượng của ỗ đĩa

C. Không gian tự do trên đĩa

D. Tên và Dung lượng của ỗ đĩa 

Câu hỏi 324 :

Để quản lý không gian tự do của đĩa từ, hệ điều hành sử dụng phương pháp nào?

A. Bitmap (bit vector)

B. Liệt kê

C. Lập nhóm

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 325 :

Ưu điểm của phương pháp bitmap là...?

A. Cài đặt đơn giản, dễ quản lý

B. Tiết kiệm không gian lưu trữ

C. Dễ tìm kiếm những khối đĩa tự do liên tục trên đĩa

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 326 :

Nhược điểm của phương pháp bitmap là...?

A. Khó quản lý

B. Tốn không gian lưu trữ

C. Khó cài đặt

D. Khó quản lý, Khó cài đặt

Câu hỏi 327 :

Quản lý không gian tự do của đĩa từ bằng phương pháp liệt kê, hệ thống sử dụng...?

A. Mảng một chiều để lưu trữ các khối đĩa tự do

B. Mảng một chiều để lưu trữ các khối đĩa đã sử dụng

C. Danh sách móc nối để liệt kê các khối đĩa tự do

D. Danh sách móc nối để liệt kê các khối đĩa đã sử dụng

Câu hỏi 328 :

Trong phương pháp liệt kê, con trỏ đầu trong danh sách chỉ tới...?

A. Khối đĩa tự do đầu tiên

B. Khối đĩa tự do thứ hai

C. Khối đĩa tự do thứ ba

D. Khối đĩa tự do cuối cùng

Câu hỏi 329 :

Trong phương pháp liệt kê, mỗi khối có một con trỏ để trỏ tới...?

A. Khối trước nó

B. Khối kế tiếp

C. Khối đầu tiên

D. Khối cuối cùng

Câu hỏi 330 :

Quản lý không gian tự do bằng phương pháp lập nhóm, hệ thống cho phép...?

A. Nhóm các khối đĩa tự do không liên tiếp thành một nhóm

B. Nhóm các khối đĩa tự do liên tiếp thành một nhóm

C. Nhóm tất cả các khối đĩa tự do thành một nhóm

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 331 :

Trong phương pháp lập nhóm, khối đĩa tự do đầu tiên trong nhóm lưu trữ...?

A. Địa chỉ của các khối đĩa tự do trong nhóm

B. Địa chỉ của khối đĩa tự do cuối cùng trong nhóm

C. Địa chỉ của các khối đĩa tự do đầu tiên trong nhóm

D. Đáp án A và B đều đúng

Câu hỏi 332 :

Trong phương pháp lập nhóm, khối đĩa tự do cuối cùng trong nhóm lưu trữ...?

A. Địa chỉ của các khối đĩa tự do trong nhóm

B. Địa chỉ của khối đĩa tự do cuối cùng trong nhóm

C. Địa chỉ của các khối đĩa tự do đầu tiên của nhóm tiếp theo

D. Đáp án A và B đều đúng

Câu hỏi 333 :

Quản lý không gian tự do bằng phương pháp đếm là...?

A. Sự biến đổi của phương pháp liệt kê

B. Sự biến đổi của phương pháp lập nhóm

C. Sự biến đổi của phương pháp bitmap

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 334 :

Quản lý không gian tự do bằng phương pháp đếm, hệ thống lập danh sách quản lý...?

A. Địa chỉ của các khối đĩa tự do đầu tiên

B. Địa chỉ của các khối đĩa tự do tiên liếp

C. Số lượng các khối đĩa tự do liên tục các khối đĩa đó

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 335 :

Để cấp phát không gian nhớ tự do, hệ điều hành sử dụng các phương pháp nào?

A. Cấp phát liên tục

B. Cấp phát liên kết

C. Cấp phát theo chỉ số

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 336 :

Phương pháp cấp phát liên tục, hệ thống sẽ...?

A. Chọn một đoạn liên tục các khối đĩa tự do để cấp phát cho file đó

B. Chọn một đoạn liên tục dai nhất các khối đĩa tự do để cấp phát cho file đó

C. Chọn một đoạn liên tục có đủ các khối đĩa tự do để cấp phát cho file đó

D. Đáp án A và B đúng 

Câu hỏi 337 :

Khẳng định nào KHÔNG là nhược điểm của phương pháp cấp phát liên tục?

A. Phải chọn được thuật toán tối ưu để tìm các vùng không gian tự do cấp phát cho file

B. Không hỗ trợ cho phương pháp truy nhập tuần tự và truy nhập trực tiếp

C. Gây lãng phí không gian nhớ nếu các khối đĩa tự do nằm không liên tục

D. Có thể xảy ra trường hợp không đủ sô khối đĩa tự do liên tiếp cần thiết để cấp phát cho file 

Câu hỏi 338 :

Theo phương pháp cấp phát liên tục, nếu kích thước file lớn hơn vùng các khối đĩa liên tục lớn nhất thì...?

A. Luôn đủ số khối đĩa tự do liên tiếp cần thiết để cấp phát cho file

B. Hỗ trợ phương pháp truy nhập tuần tự và truy nhập trực tiếp

C. Không đủ số khối đĩa tự do liên tiếp cần thiết để cấp phát cho file

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 340 :

Trong phương pháp cấp phát liên kết sử dụng 2 con trỏ, 2 con trỏ này sẽ trỏ tới ĐÂU của file đã được cấp phát?

A. 1 con trỏ trỏ tới khối đĩa đầu tiên

B. 1 con trỏ trỏ tới khối đĩa cuối cùng

C. Cả 2 con trỏ đều trỏ tới khối đĩa kế tiếp

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 341 :

Trong phương pháp cấp phát liên kết, mỗi khối đĩa đã được cấp phát sẽ có...?

A. 1 con trỏ trỏ tới khối đĩa đầu tiên

B. 1 con trỏ trỏ tới khối đĩa cuối cùng

C. 1 con trỏ trỏ tới khối đĩa kế tiếp

D. Đáp án A và B đúng 

Câu hỏi 342 :

Nhược điểm của phương pháp cấp phát liên kết là?

A. Hỗ trợ truy cập tuần tự

B. Độ tin cậy không đảm bảo trong một số trường hợp

C. Tốn không gian nhớ để lưu trữ con trỏ.

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 343 :

Ưu điểm của phương pháp cấp phát liên kết là?

A. Sử dụng được các khối đĩa tự do năm không liên tiếp

B. Không hỗ trợ phương pháp truy cập trực tiếp

C. Độ tin cậy cao trong mọi trường hợp

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 344 :

Sử dụng phương pháp cấp phát theo chỉ sổ để cấp phát không gian nhớ cho một file. Hệ thống sử dụng một khối đĩa đặc biệt gọi là khối chỉ số (index block) cho mỗi file. Trong mỗi index block chứa...?

A. Địa chỉ của các khối đĩa chưa cấp phát cho file

B. Địa chỉ của các khối đĩa đã cấp phát cho file

C. Số lượng các khối đĩa đã được cấp phát cho file

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 345 :

Trong phương pháp cấp phát không gian nhớ tự do theo chỉ số. Khi một khối đĩa được cấp phát cho file thì hệ thống sẽ...?

A. Loại bỏ địa chỉ của khối này ra khỏi danh sách các khối đĩa tự do và cập nhật vào khối chỉ số của file

B. Vẫn lưu lại địa chỉ của khối này trong danh sách các khối đĩa tự do và cập nhật vào khối chỉ số của file

C. Tổng số khối đã cấp phát cho file

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 346 :

Ưu điểm của phương pháp cấp phát theo chỉ số là?

A. Tiết kiệm không gian nhớ

B. Hỗ trợ truy cập tuần tự

C. Hỗ trợ truy cập trực tiếp

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 347 :

Nhược điểm của phương pháp cấp phát theo chỉ số là?

A. Lãng phí không gian nhớ dành cho khối đĩa chỉ số

B. Không hỗ trợ truy cập tuần tự

C. Không hỗ trợ truy cập trực tiếp

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 348 :

Thời gian truy nhập đĩa phục thuộc vào các yếu tố nào?

A. Thời gian di chuyển đầu từ đọc/ghi đến track hoặc cylinder cần thiết

B. Thời gian định vị đầu từ đọc/ghi tại khối đĩa cần truy nhập và thời gian truy nhập dữ liệu

C. Phụ thuộc vào tốc độ vòng quay của đĩa

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 349 :

Lập lịch cho đĩa là...?

A. Sắp xếp các chương trình trong đĩa sao cho việc thời gian truy cập là nhanh nhất

B. Sắp xếp các chương trình trong đĩa sao cho các chương trình này chiếm không gian bộ nhớ là ít nhất

C. Xây dựng các thuật toán dịch chuyển đầu đọc/ghi sao cho thời gian truy cập là tối ưu nhất

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 350 :

Thời gian định vị đầu đọc/ghi và thời gian truy nhập dữ liệu của đĩa thông thường là...?

A. Cố định và phục thuộc vào cấu trúc kỹ thuật của ổ đĩa

B. Cố định và phục thuộc vào nhà sản xuất của ổ đĩa

C. Cố định và phục thuộc vào dung lượng của ổ đĩa

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 351 :

Để tăng tốc độ truy nhập đĩa, các hệ điều hành thường quan tâm tới?

A. Tốc độ quay của ổ đĩa

B. Thời gian di chuyển đầu từ đọc/ghi

C. Tốc độ CPU

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 352 :

Phương pháp nào được sử dụng để lập lịch cho đĩa?

A. Phương pháp FCFS (First Come First Served)

B. Phương pháp FIFO (First In First Out)

C. Phương pháp SSTF (Shortest Seek Time First)

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 353 :

Trong phương pháp FCFS (First Come First Served). Để truy nhập tới một file, hệ thống sẽ...?

A. Dựa vào địa chỉ của các khối cần truy nhập

B. Tổ chức một hàng đợi các yêu cầu phục vụ của các track

C. Dựa vào địa chỉ của khối đầu tiên trong file cần truy nhập

D. Dựa vào số hiệu của khối chỉ số

Câu hỏi 354 :

Trong phương pháp FCFS (First Come First Served). Thứ tự phục vụ yêu cầu truy nhập track là...?

A. Track nào có yêu cầu phục vụ trước thì đầu từ đọc/ghi sẽ dịch chuyển tới đó trước

B. Track nào có yêu cầu phục vụ trước thì đầu từ đọc/ghi sẽ dịch chuyển tới đó sau cùng

C. Đầu từ đọc/ghi sẽ dịch chuyển tới track theo thời gian truy nhập từ nhỏ đến lớn

D. Đầu từ đọc/ghi sẽ dịch chuyển tới track theo thời gian truy nhập từ lớn xuống nhỏ

Câu hỏi 356 :

Phương pháp lập lịch SSTF (Shortest Seek Time First) sẽ...?

A. Chọn track nào có thời gian đọc/ghi của đầu từ đọc/ghi nhỏ nhất thì phục vụ trước

B. Chọn track nào có thời gian tìm kiếm nhỏ nhất thì phục vụ trước

C. Chọn track nào có thời gian di chuyển đầu từ đọc/ghi ngắt nhất thì phục vụ trước

D. Đáp án A và B đúng 

Câu hỏi 357 :

Phương pháp lập lịch Scan, đầu từ đọc/ghi sẽ...?

A. Quét từ track lớn nhất về track nhỏ nhất, sau đó quét ngược lại

B. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất, sau đó quét ngược lại

C. Track nào có nhu cầu thì sẽ phục vụ

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 358 :

Phương pháp lập lịch C-Scan, đầu từ đọc/ghi sẽ...?

A. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất, nhưng không quét ngược lại

B. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất, sau đó quét ngược lại

C. Track nào có nhu cầu thì sẽ phục vụ

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 359 :

Phương pháp lập lịch Look, đầu từ đọc/ghi sẽ...?

A. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất trong phạm vi các track có nhu cầu phục vụ và sau đó quét ngược lại

B. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất trong phạm vi các track có nhu cầu phục vụ và không quét ngược lại

C. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất trong phạm vi các track có nhu cầu phục vụ, quét cả track đầu tiên hoặc cuối cùng (mặc dù track này không có nhu cầu phục vụ) và quét ngược lại

D. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất trong phạm vi các track có nhu cầu phục vụ nhưng không quét track đầu tiên hoặc cuối cùng (mặc dù track này có nhu cầu phục vụ) và quét ngược lại

Câu hỏi 360 :

Phương pháp lập lịch C-Look, đầu từ đọc/ghi sẽ...?

A. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất trong phạm vi các track có nhu cầu phục vụ và sau đó quét ngược lại

C. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất trong phạm vi các track có nhu cầu phục vụ, quét cả track đầu tiên hoặc cuối cùng (mặc dù track này không có nhu cầu phục vụ) và quét ngược lại

D. Quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất trong phạm vi các track có nhu cầu phục vụ nhưng không quét track đầu tiên hoặc cuối cùng (mặc dù track này có nhu cầu phục vụ) và quét ngược lại

Câu hỏi 361 :

Thuật toán lập lịch nào được sử dụng phổ biến nhất?

A. FCFS (First Come First Served)

B. SSTF(Shortest Seek Time First)

C. SCAN

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 362 :

Phát biểu nào ĐÚNG về khái niệm file?

A. File là một đơn vị logic để hệ điều hành quản lý thông tin trên đĩa

B. File có thể là một chương trình của người sử dụng

C. File có thể là một chương trình của hệ thống hoặc một tập hợp dữ liệu của người sử dụng

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 363 :

Trên phương diện người sử dụng thì dữ liệu trong file được tổ chức...?

B. Thành các bản ghi vật lý mà mỗi bản ghi vật có thể là một byte hoặc một cấu trúc dữ liệu nào đó

C. Theo một cấu trúc dữ liệu nào đó và được lưu trữ trên đĩa từ

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 364 :

Phát biểu nào ĐÚNG về khái niệm hệ file?

A. Là nguyên tắc mà hệ điều hành tổ chức và thực thi các file trên các phương tiện lưu trữ

B. Là nguyên tắc mà hệ điều hành tổ chức và quản lý các file trên các phương tiện lưu trữ

C. Là nguyên tắc mà hệ điều hành tổ chức và lưu trữ các file trên các phương tiện lưu trữ

D. Đáp án A và C đúng 

Câu hỏi 365 :

Khi tổ chức hệ file trên các thiết bị nhớ ngoài cần phải đảm bảo các yêu cầu nào?

A. Phải đảm bảo tính độc lập của hệ file với hệ thống và các thiết bị ngoại vi

B. Phải đảm bảo tính an toàn trong vấn đề truy nhập thông tin của người sử dụng

C. Phải đảm bảo tính an toàn dữ liệu khi có sự cố chương trình hoặc kỹ thuật

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 366 :

Trong các hệ file thường có các thao tác nào?

A. Tạo file

B. Bổ sung, cập nhật dữ liệu vào file

C. Đọc file

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 367 :

“Chỉ đọc, ẩn, hệ thống, lưu trữ và gán các quyền truy nhập file cho người sử dụng khác” thì được gọi là thao tác...?

A. Bổ sung, cập nhật dữ liệu vào file

B. Thay đổi thuộc tính file

C. Tạo file

D. Đọc file 

Câu hỏi 368 :

Để truy nhập tới các file, hệ file sử dụng phương pháp nào?

A. Truy nhập tuần tự

B. Truy nhập trực tiếp

C. Truy nhập gián tiếp

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 369 :

Thao tác xóa file cho phép...?

A. Loại bỏ file khỏi bộ nhớ

B. Loại bỏ file khỏi ổ cứng

C. Loại bỏ file khỏi thiết bị lưu trữ

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 370 :

Theo phương pháp truy nhập tuần tự, các bản ghi logic trong file được truy nhập lần lượt từ...?

A. Cuối file về đầu file theo trình tự sắp xếp trong file

B. Bản ghi logic có kích thước nhỏ nhất tới bản ghi có kích thước lớn nhất theo trình tự sắp xếp trong file

C. Đầu file đến cuối file theo đúng trình tự sắp xếp trong file

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 371 :

Theo phương pháp truy nhập trực tiếp, hệ thống hoàn toàn...?

A. Có khả năng xác định được bản ghi logic kế tiếp cần truy nhập

B. Không có trước thông tin về bản ghi logic kế tiếp cần truy nhập

C. Người lập trình cần phải tự xác định bản ghi cần xử lý

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 372 :

Quản lý file có nghĩa là...?

A. Việc đặt tên, sắp xếp các file trên các thiết bị lưu trữ sao cho tốn ít không gian nhớ nhất

B. Việc tổ chức thư mục, thiết bị sao cho việc thao tác với file là tối ưu nhất

C. Việc tìm kiếm các file trên các thiết bị lưu trữ nhanh nhất

D. Tất cả A, B cà C đều đúng

Câu hỏi 373 :

Trên thực tế hệ điều hành tồn tại một số kiểu tổ chức file nào?

A. Tổ chức thư mục hai mức

B. Tổ chức thư mục theo cấu trúc cây

C. Tổ chức theo đồ thị không chu trình

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 374 :

Để bảo vệ file và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu thông qua việc...?

A. Giới hạn quyền truy nhập của người sử dụng

B. Đặt mật khẩu, đặt tên, lập nhóm truy nhập

C. Lưu trạng thái của file các quá trình sử dụng, qua các thời điểm

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 375 :

Sự khó khăn khi đặt tên tập tin không trùng nhau và nguời sử dụng không thể phân nhóm cho tập tin và tìm kiếm chậm. Đây là nhược điểm của kiểu tổ chức file nào?

A. Tổ chức thư mục một mức

B. Tổ chức thư mục hai mức

C. Tổ chức thư mục theo cấu trúc cây

D. Tổ chức thư mục theo đồ thị không chu trình

Câu hỏi 376 :

Trong cấu trúc partition của WINDOW NTFS, thông tin về tập tin và thư mục trên partition được lưu trong...?

A. Partition bootsector

B. Các tập tin hệ thống

C. Vùng các tập tin

D. Master File Table (MFT)

Câu hỏi 377 :

Trong hệ điều hành Windows tệp tin nào sau đây không hợp lệ?

A. tai lieu.doc

B. van*hoc.txt

C. index.html

D. danh sach hoc sinh.xls

Câu hỏi 378 :

Phần mở rộng của tên tệp thể hiện...?

A. Ngày giờ thay đổi tệp

B. Kích thước tệp

C. Kiểu tệp tin

D. Tên tệp 

Câu hỏi 379 :

Nhiệm vụ nào KHÔNG phải là nhiệm vụ của hệ quản lý tệp?

A. Đảm bảo cho các chương trình đang hoạt động trong hệ thống có thể đồng thời truy cập tới các tệp

B. Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài

C. Quản lí các thiết bị kết nối đến máy tính

D. Cung cấp các dịch vụ để đọc/ ghi thông tin trên bộ nhớ ngoài dễ dàng

Câu hỏi 380 :

Ưu điểm của hệ quản lý tệp là...?

A. Tổ chức thông tin một cách khoa học

B. Tiết kiệm không gian đĩa

C. Tìm kiếm thông tin dễ dàng

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 381 :

Các hệ thống file được sử dụng trên một số hệ điều hành hiện nay là?

A. FAT

B. NTFS

C. CDFS, UDF

D. FAT, NTFS, CDFS, UDF

Câu hỏi 382 :

Để truy xuất đến một tập tin, hệ điều hành phải dựa vào:

A. Hệ thống file được sử dụng

B. Bảng danh mục

C. Loại ổ đĩa

D. Tên tập tin

Câu hỏi 383 :

Bảng danh mục gồm nhiều entry (phần tử/mục vào), mỗi phần tử dùng để chứa:

A. Thông tin về hệ thống file được sử dụng

B. Thông tin nội dung tập tin hay thư mục trên đĩa

C. Thông tin của một tập tin hay thư mục trên đĩa

D. Thông tin của các tập tin hay các thư mục trên đĩa

Câu hỏi 384 :

Điền vào chỗ ba chấm: Khi một tập tin/thư mục bị xóa khỏi đĩa thì hệ điều hành sẽ. của nó trong bảng danh mục:

A. Lưu lại phần tử

B. Tạo thêm một phần tử mới tương ứng

C. Đánh dấu phần tử

D. Giải phóng phần tử

Câu hỏi 385 :

Số lượng phần tử trong bảng danh mục có thể:

A. Bị giới hạn cố định trước

B. Không có giới hạn

C. Có thể tăng/giảm nếu cần

D. Bị giới hạn cố định trước hoặc không có giới hạn và có thể tăng/giảm nếu cần

Câu hỏi 386 :

Trong quá trình hoạt động của hệ thống bảng danh mục thường được hệ điều hành nạp từ:

A. Khi bắt đầu khởi động hệ điều hành

B. Đĩa vào bộ nhớ

C. Bộ nhớ Ram và bộ nhớ ROM

D. Khi người sử dụng thực hiện thao tác (lệnh) truy xuất file

Câu hỏi 387 :

Một hệ thống file thường bao gồm các thành phần nào sau đây?

A. Sector khởi động

B. Bảng thư mục gốc

C. Bảng định vị

D. Sector khởi động, bảng thư mục gốc, bảng định vị và một tập các file, các thư mục và các công cụ quản lý các thành phần

Câu hỏi 388 :

Hệ điều hành MS-DOS sử dụng hệ thống file nào?

A. FAT12

B. FAT32

C. FAT16

D. FAT12, FAT16

Câu hỏi 389 :

Thuật ngữ NTFS là viết tắt của:

A. New Transfer Folder System

B. New Transfer File System

C. New Technology File System

D. New Technology Folder System

Câu hỏi 391 :

Tên của các phân khu trong hệ điều hành MS-DOS là?

A. Phân khu DOS chính

B. Phân khu DOS chính, Phân khu DOS mở rộng

C. Phân khu phi DOS

D. Phân khu DOS chính, Phân khu DOS mở rộng, Phân khu phi DOS

Câu hỏi 392 :

Trong Windows KHÔNG cho phép tồn tại kiểu đường dẫn nào?

A. C:\ KHOI10\Tin\ Kiemtra.txt và C:\ KHOI10\Tin\ Thuc hanh\ Kiem tra.txt

B. C:\ KHOI10\Tin\ Kiemtra.txt và D:\ KHOI10\Tin\ Kiemtra.txt

C. C:\ KHOI10\Tin\ Kiemtra.txt và C:\ KHOI10\Van\ Kiemtra.txt

D. C:\ KHOI10\Tin\ Kiemtra.txt và C:\ KHOI10\Tin\ KIEMTRA.TXT

Câu hỏi 393 :

Chức năng của các thiết bị ngoại vi là...?

A. Đảm nhiệm việc truyền thông tin qua lại giữa RAM và bộ nhớ ngoài

B. Đảm nhiệm việc truyền thông tin qua lại giữa các bộ phận của hệ thống

C. Đảm nhiệm việc truyền thông tin qua lại giữa CPU và RAM

D. Đảm nhiệm việc truyền thông tin qua lại giữa CPU và bộ nhớ ngoài

Câu hỏi 394 :

Các hệ thống máy tính có khả năng kết nối với số lượng các thiết bị ngoại vi là...?

A. Tùy ý

B. Giới hạn

C. Phụ thuộc vào số lượng cổng giao tiếp trên bản mạch chính

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 395 :

Yêu cầu và chức năng của hệ điều hành trong việc tổ chức và quản lý thiết bị là...?

B. Phải có khả năng kết nối với số lượng tùy ý các thiết bị ngoại vi bổ sung

C. Phải tìm cách quản lý, điều khiển và khai thác các thiết bị một hiệu quả

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 396 :

Nguyên tắc cơ bản để tổ chức và quản lý thiết bị dựa trên cơ sở nào?

A. CPU trực tiếp thực hiện các thao tác vào/ra

B. CPU điều khiển các thao tác vào/ra

C. CPU chỉ điều khiển các thao tác vào/ra, không trực tiếp thực hiện các thao tác này

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 397 :

Thiết bị quản lý đóng vai trò như một máy tính chuyên dụng có nhiệm vụ điều khiển các thiết bị kết nối với nó và gọi là kênh vào/ra. Sự hoạt động của kênh vào/ra...?

A. Độc lập với nhau, độc lập với CPU và độc lập với các thành phần khác trong hệ thống

B. Độc lập với nhau, phụ thuộc vào CPU và độc lập với các thành phần khác trong hệ thống

C. Độc lập với nhau, độc lập với CPU và phụ thuộc vào các thành phần khác trong hệ thống

D. Độc lập với nhau, phụ thuộc vào CPU phụ thuộc vào các thành phần khác trong hệ thống

Câu hỏi 398 :

Một máy tính có thể có nhiều kênh vào/ra, mỗi kênh vào/ra lại có thể có những kênh con của mình. Để hệ thống làm việc được với các kênh thì CPU phải...?

A. Hiểu được địa chỉ của kênh

B. Hiểu được ngôn ngữ kênh

C. Hiểu được chức năng của các kênh

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 399 :

Ngôn ngữ kênh được nạp vào hệ thống khi nào?

A. Khi nạp hệ điều hành

B. Khi chương trình ứng dụng đang chạy

C. Khi hệ điều hành đang hoạt động

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 400 :

Ngôn ngữ kênh thực chất là...?

A. Các chương trình điều khiển thiết bị

B. Các chương trình điều khiển kênh

C. Các chương trình ứng dụng

D. Các địa chỉ của các kênh 

Câu hỏi 401 :

Ngắt vào/ra xuất hiện khi nào?

A. Sau khi phép vào/ra được thực hiện xong

B. Trước khi phép vào/ra được thực hiện

C. Trong khi phép vào/ra đang được thực hiện

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 402 :

Các kỹ thuật áp dụng trong quản lý thiết bị là các kỹ thuật nào sau đây?

A. Kỹ thuật vùng đệm

B. Kỹ thuật kết khối

C. Hệ thống mô phỏng các phép trao đổi ngoại vi trong chế độ trực tiếp (Spool)

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 403 :

Khẳng định nào đúng nhất?

A. Vùng đệm (Buffer) là một vùng nhớ, lưu trữ thông tin tạm thời trong các thao tác vào/ra

B. Vùng đệm (Buffer) là một vùng nhớ, lưu trữ thông tin lâu dài trong các thao tác vào/ra

C. Vùng đệm (Buffer) là một vùng nhớ trung gian, lưu trữ thông tin tạm thời trong các thao tác vào/ra

D. Vùng đệm (Buffer) là một vùng nhớ trung gian, lưu trữ thông tin lâu dài trong các thao tác vào/ra

Câu hỏi 404 :

Để thực hiện một thao tác vào/ra, hệ thống cần phải thực hiện các bước nào?

A. Kích hoạt thiết bị

B. Chờ thiết bị đạt trạng thái thích hợp

C. Chờ thao tác vào/ra được thực hiện

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 405 :

Mục đích của việc sử dụng vùng đệm trong quản lý thiết bị là?

A. Giảm số lượng các thao tác vào/ra vật lý

B. Cho phép thực hiện các phép nhập dữ liệu

C. Cho phép thực hiện gián tiếp các thao tác vào/ra với các thao tác xử lý thông tin khác

D. Đáp án A và B đúng 

Câu hỏi 406 :

Để đảm bảo tốc độ hoạt động chung của toàn hệ thống, thao tác vào/ra cần phải sử dụng vùng đệm nhằm mục đích...?

A. Giảm số lượng các thao tác vào/ra logic

B. Cho phép thực hiện trước các phép nhập dữ liệu

C. Cho phép thực hiện song song các thao tác vào/ra với các thao tác xử lý thông tin khác

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 407 :

Vùng đệm được phân loại thành các loại vùng đệm nào?

A. Vùng đệm trung chuyển

B. Vùng đệm xử lý

C. Vùng đệm vòng tròn

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 408 :

Kiểu vùng đệm trung chuyển, hệ thống tổ chức thành các vùng nhớ nào?

A. Vùng nhớ vào

B. Vùng nhớ ra

C. Vùng nhớ trung gian

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 409 :

Sử dụng kỹ thuật vùng đệm trung chuyển trong việc quản lý thiết bị có ưu điểm gì?

A. Tiết kiệm không gian nhớ

B. Có hệ số song song cao, áp dụng được cho mọi phép vào/ra, cách thức tổ chức đơn giản

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 410 :

Sử dụng kỹ thuật vùng đệm trung chuyển trong việc quản lý thiết bị có nhược điểm gì?

A. Tốn không gian nhớ và kéo dài thời gian trao đổi thông tin ở bộ nhớ trong

B. Tốc độ giải phóng vùng đệm chậm (có hệ số song song thấp)

C. Chỉ áp dụng cho một số thao tác vào/ra

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 411 :

Sử dụng kỹ thuật vùng đệm xử lý trong việc quản lý thiết bị có ưu điểm gì?

A. Áp dụng được cho mọi thao tác trao đổi vào/ra

B. Có hệ số song song cao

C. Tiết kiệm không gian nhớ, rút ngắn thời gian trao đổi thông tin ở bộ nhớ trong

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 412 :

Sử dụng kỹ thuật vùng đệm xử lý trong việc quản lý thiết bị có nhược điểm gì?

A. Tốn không gian nhớ

B. Có hệ số song song thấp (tốc độ giải phóng vùng đệm chậm)

C. Kéo dài thời gian trao đổi thông tin ở bộ nhớ trong

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 416 :

Trong kỹ thuật vùng đệm vòng tròn. Vòng tròn tức là...?

A. Vùng đệm ra thành vùng đệm xử lý; Vùng đệm xử lý thành vùng đệm vào; Vùng đệm vào thành vùng đệm ra

B. Vùng đệm ra thành vùng đệm vào; Vùng đệm vào thành vùng đệm xử lý; Vùng đệm xử lý thành vùng đệm ra

C. Vùng đệm vào thành vùng đệm xử lý; Vùng đệm xử lý thành vùng đệm ra; Vùng đệm ra thành vùng đệm vào

D. Vùng đệm vào thành vùng đệm ra; Vùng đệm ra thành vùng đệm xử lý; Vùng đệm xử lý thành vùng đệm vào

Câu hỏi 417 :

Mục đích của việc sử dụng kỹ thuật kết khối là?

A. Tiết kiệm không gian nhớ

B. Giảm số lần truy nhập vật lý

C. Giảm số lần truy nhập logic

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 418 :

Trong kỹ thuật kết khối. Thuật ngữ kết khối có nghĩa là?

A. Ghép nhiều bản ghi logic thành một bản ghi vật lý và việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận được tiến hành theo bản ghi vật lý

B. Ghép nhiều bản ghi logic thành một bản ghi vật lý và việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận được tiến hành theo bản ghi logic

C. Ghép nhiều bản ghi vật lý thành một bản ghi logic và việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận được tiến hành theo bản ghi vật l

D. Ghép nhiều bản ghi vật lý thành một bản ghi logic và việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận được tiến hành theo bản ghi logic

Câu hỏi 419 :

Trong kỹ thuật kết khối. Khi tổ chức kết khối, mỗi bản ghi vật lý...?

A. Chứa một số nguyên lần các bản ghi logic và giá trị này là như nhau với mọi bản ghi vật lý

B. Chứa một số nguyên lần các bản ghi logic nhưng giá trị này là như nhau với mọi bản ghi vật lý

C. Số lượng các bản ghi logic là không giống nhau với những bản ghi vật lý khác nhau

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 420 :

Trong kỹ thuật kết khối. Khẳng định nào SAI khi tổ chức kết khối?

A. Bản ghi vật lý có độ dài cố định, không phụ thuộc vào độ dài của bản ghi logic

B. Bản ghi vật lý có độ dài cố định và phụ thuộc vào độ dài của bản ghi logic

C. Bản ghi vật lý không nhất thiết phải chứa một số nguyên lần các bản ghi logic

D. Bản ghi vật lý chỉ chứa một phần bản ghi logic và vì vậy phải kết hợp nhiều bản ghi vật lý mới được một bản ghi logic

Câu hỏi 421 :

Trong kỹ thuật kết khối. Khẳng định nào ĐÚNG khi tổ chức kết khối?

A. Bản ghi vật lý có độ dài cố định, không phụ thuộc vào độ dài của bản ghi logic

B. Bản ghi vật lý không nhất thiết phải chứa một số nguyên lần các bản ghi logic

C. Bản ghi vật lý chỉ chứa một phần bản ghi logic và vì vậy phải kết hợp nhiều bản ghi vật lý mới được một bản ghi logic

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 422 :

Nhược điểm của kỹ thuật kết khối là?

A. Tốn bộ nhớ và thời gian xử lý bản ghi khi bản ghi (đặc biệt khi một bản ghi logic nằm trên nhiều bản ghi vật lý khác nhau)

B. Giảm số lần truy nhập vật lý

C. Không hạn chế được việc truy nhập bất hợp lệ

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 423 :

Phương pháp chủ yếu thường áp dụng trong chống lỗi vào/ra là...?

A. Giao trách nhiệm phát hiện lỗi cho người sử dụng

B. Giao trách nhiệm phát hiện lỗi cho hệ thống

C. Giao trách nhiệm phát hiện lỗi cho phần mềm phát hiện lỗi

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 424 :

Khi phát hiện lỗi, hệ thống sẽ...?

A. Cố gắng phục vụ bằng cách thực hiện lại nhiều lần thao tác vào/ra

B. Cố gắng khôi phục lại thông tin ban đầu nếu vẫn có lỗi

C. Thông báo cho người sử dụng tự giải quyết nếu lỗi không thể khắc phục

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 425 :

Thiết bị ảo được sử dụng nhằm mục đích…?

A. Mô phỏng thiết bị ngoại vi

B. Mô phỏng quá trình điều khiển và quản lý thiết bị mới đang chế tạo hoặc chưa có điều khiện lắp đặt

C. Tạo ra các hệ thống mô phỏng các phép trao đổi ngoại vi trong chế độ trực tiếp

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 426 :

Thiết bị nào sau dây không là thiết bị nhập/xuất tuần tự:

A. Đĩa

B. Bàn phím

C. Chuột

D. Màn hình 

Câu hỏi 427 :

Mục tiêu bảo vệ an toàn hệ thống là?

A. Phát hiện, ngăn chặn không cho lỗi làn truyền

B. Phát hiện các lỗi tiềm ẩn trong hệ thống

C. Tăng độ tin cậy của hệ thống

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 428 :

Khẳng định nào ĐÚNG trong các khẳng định sau?

A. Bảo vệ hệ thống là chống sự truy nhập bất hợp lệ và hệ thống tài nguyên

B. Bảo vệ hệ thống chính là việc tạo và phân quyền cho các tài khoản/nhóm tài khoản người dùng

C. Bảo vệ hệ thống là đảm bảo cho các tiến trình khi hoạt động trong hệ thống sử dụng tài nguyên phù hợp với quy định của hệ

D. Tất cả đáp án đều đúng 

Câu hỏi 429 :

Một hệ thống máy tính bao gồm?

A. Tập hợp các chủ thể và tập hợp các khách thể

B. Phần cứng và phần mềm

C. Hệ điều hành và con người

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 430 :

Một chủ thể trong hệ thống sẽ hoạt động trong một miền bảo vệ nào đó. Một miền bảo vệ sẽ xác định các...?

A. Khách thể mà chủ thể trong miền đó được phép truy nhập và thực hiện các thao tác

B. Khách thể mà chủ thể trong miền đó không được phép truy nhập và thực hiện các thao tác

C. Khách thể mà chủ thể nằm ngoài miền đó được phép truy nhập và thực hiện các thao tác

D. Đáp án A và B đúng 

Câu hỏi 431 :

Để có thể kiểm soát được tình trạng sử dụng tài nguyên trong hệ thống và hạn chế các lỗi xảy ra do tranh chấp tài nguyên. Hệ điều hành cần phải thực hiện chỉ cho phép...?

A. Các chủ thể truy cập tới khách thể khi không có chủ thể nào truy cập tới khách thể đó

B. Các chủ thể truy cập tới khách thể mà nó có quyền sử dụng vào những thời điểm cần thiết

C. Các chủ thể truy cập tới khách thể mà nó có nhu cầu cần truy cập

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 432 :

Quyền truy cập nghĩa là...?

A. Một tài khoản có quyền đọc một tệp tin

B. Một tài khoản có một số quyền truy cập trên tệp tin đó

C. Các khả năng thao tác mà chủ thể có thể thực hiện trên khách thể

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 433 :

Mỗi quyền truy nhập được định nghĩa bởi...?

A. Một bộ 2 thành phần: <đối tượng, {quyền thao tác}>

B. Một bộ 3 thành phần:<Đối tượng, {quyền thao tác}, Tài nguyên>

C. Một bộ 2 Thành phần: <Tài nguyên, {quyền thao tác}>

D. Một bộ 1 Thành phần: <{quyền thao tác}>

Câu hỏi 434 :

Một tiến trình hoạt động và miền bảo vệ có thể tồn tại những liên kết nào?

A. Liên kết ảo, liên kết tĩnh

B. Liên kết tĩnh, liên kết động

C. Liên kết ảo, liên kết động

D. Liên kết ảo, liên kết tĩnh, liên kết động

Câu hỏi 435 :

Trong mối liên kết tĩnh, trong suốt thời gian tồn tại của tiến trình trong hệ thống, tiến trình chỉ hoạt động:



B. Trong các miền bảo vệ giao nhau

C. Trong hai miền bảo vệ liền kề nhau

D. Trong một miền bảo vệ hoặc trong hai miền bảo vệ liền kề nhau

Câu hỏi 436 :

Trong mối liên kết tĩnh, miền bảo vệ phải được xác định ngay từ đầu các quyền truy nhập cho tiến trình trong tất cả các giai đoạn xử lý. Điều này khiến cho tiến trình:

A. Thỏa mãn nguyên lý need-to-know

C. Sẽ được dư thừa quyền trong một giai đoạn xử lý nào đó và vi phạm nguyên lý need-to-know

D. Sẽ được dư thừa quyền trong một giai đoạn xử lý nào đó và thảo mãn nguyên lý need-to-know

Câu hỏi 437 :

Trong mối liên kết tĩnh, để đảm bảo được nguyên lý need to know, hệ thống cần phải:

A. Cập nhật nội dung miền bảo vệ qua các giai đoạn xử lý khác nhau

B. Sửa đổi nội dung miền bảo vệ

C. Đảm bảo các quyền tối thiểu của tiến trình trong miền bảo vệ tại một thời điểm

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 438 :

Trong mối liên kết động, trong suốt thời gian tồn tại của tiến trình trong hệ thống, cho phép các tiến trình:

A. Chỉ hoạt động trong hai miền bảo vệ gần nó nhất

B. Chỉ hoạt động trong một miền bảo vệ

C. Chuyển đổi từ miền bảo vệ này sang miền bảo vệ khác

D. Chỉ hoạt động trong hai miền bảo vệ giao nhau

Câu hỏi 439 :

Trong mối liên kết động, để đảm bảo được nguyên lý need to know, hệ thống có thể:

A. Tạo ra các miền bảo vệ mới với nội dung thay đổi tùy theo từng giai đoạn xử lý của tiến trình

B. Chuyển tiến trình sang hoạt động tại các miền bảo vệ phù hợp với từng thời điểm

C. v

D. A và B đúng

Câu hỏi 440 :

Ma trận quyền truy nhập được thể hiện bởi?

A. Các hàng biểu diễn các miền bảo vệ

B. Các cột biểu diễn khách thể

C. Phần tử (i,j) của ma trận xác định quyền truy nhập của chủ thể thuộc miền bảo vệ Di, có thể thao tác đối với khách thể Oj

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 441 :

Để cài đặt ma trận quyền truy nhập ta sử dụng các phương pháp nào?

A. Phương pháp bảng toàn cục (Global Table)

B. Phương pháp danh sách quyền truy nhập (Access Control List – ACL)

C. Phương pháp danh sách khả năng (Capability List) và phương pháp cơ chế khóa và chìa (A Lock/Key Mechanism)

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 442 :

Cài đặt ma trận quyền truy nhập bằng phương pháp bảng toàn cục, hệ thống sử dụng một bảng toàn cục bao gồm các thành phần nào?

A. Miền bảo vệ

B. Miền bảo vệ; khách thể

C. Miền bảo vệ; khách thể; Quyền truy nhập

D. Miền bảo vệ; quyền truy nhập

Câu hỏi 443 :

Cài đặt ma trận quyền truy nhập bằng phương pháp danh sách quyền truy nhập (ACL). Mỗi khách thể trong hệ thống sẽ có một danh sách bao gồm các phần tử là các bộ gồm các thành phần nào?

A. Miền bảo vệ; khách thể; quyền truy nhập

B. Khách thể; quyền truy nhập

C. Miền bảo vệ; khách thể

D. Miền bảo vệ; quyền truy nhập

Câu hỏi 444 :

Cài đặt ma trận quyền truy nhập bằng phương pháp danh sách khả năng. Mỗi danh sách khả năng bao gồm:

A. Các khách thể và các quyền truy nhập

B. Các khách thể và các thao tác được phép thực hiện trên khách thể khi chủ thể hoạt động trong miền bảo vệ

C. Một khách thể và các quyền truy nhập hợp lệ trên khách thể này

D. Các quyền truy nhập tương ứng trong các miền bảo vệ

Câu hỏi 445 :

Cài đặt ma trận quyền truy nhập bằng phương pháp cơ chế khóa và chìa. Một chủ thể hoạt động trong miền bảo vệ chỉ có thể truy nhập tới một khách thể nếu:

A. Miền bảo vệ sở hữu các chìa tương ứng với một khóa trong danh sách của khách thể

B. Miền bảo vệ sở hữu một chìa tương ứng với các khóa trong danh sách của khách thể

C. Miền bảo vệ sở hữu chìa tương ứng với khóa trong danh sách của khách thể

D. Miền bảo vệ sở hữu một chìa tương ứng với một khóa trong danh sách của khách thể

Câu hỏi 446 :

Cài đặt ma trận quyền truy nhập bằng phương pháp thu hồi quyền truy nhập. Khi thu hồi quyền truy nhập cần chú ý tới một số vấn đề gì?

A. Thu hồi một số quyền hay toàn bộ quyền trên một khách thể?

B. Thu hồi tạm thời hay vĩnh viễn một quyền truy nhập?

C. Thu hồi tức khắc hay trì hoãn nếu trì hoãn thì tới khi nào?

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 447 :

Đối với các hệ thống sử dụng danh sách quyền truy nhập, việc thực hiện thu hồi quyền truy nhập sẽ có hiệu lực tức thời và có thể áp dụng cho:

A. Tất cả các chủ thể

B. Một nhóm các chủ thể

C. Tất cả các chủ thể hoặc một nhóm các chủ thể

D. Một chủ thể duy nhất

Câu hỏi 449 :

Bảo vệ hệ thống là...?

A. Cơ chế kiểm soát việc sử dụng tài nguyên của các chủ thể để đối phó với các tình huống lỗi có thể phát sinh trong hệ thống

B. Việc bảo vệ các tài khoản người dùng tránh việc truy cập trái phép vào hệ thống

C. Việc bảo vệ phần cứng và phần mềm của hệ thống

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 450 :

Hệ thống được coi là an toàn nếu?

A. Các tài nguyên được sử dụng đúng quy định trong mọi hoàn cảnh

B. Các tài nguyên được sử dụng đúng với các tài khoản/nhóm tài khoản người dùng được phép truy nhập

C. Các tài nguyên được sử dụng đúng với các thuộc tính an toàn đã được thiết lập

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 451 :

Để đảm bảo an toàn cho hệ thống ta sử dụng những cơ chế nào sau đây?

A. Kiểm định danh tính

B. Ngăn chặn nguyên nhân từ phía các chương trình

C. Ngăn chặn nguyên nhân từ phía hệ thống

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 452 :

An toàn hệ thống bằng cơ chế ngăn chặn nguyên nhân từ phía hệ thống. Mối đe dọa phổ biến theo phương pháp này là?



B. Các chương trình virus

C. Các chương trình sâu, các chương trình virus

D. Truy cập trái phép từ phía người dùng, các chương trình virus

Câu hỏi 454 :

Để đảm bảo an toàn hệ thống, hệ điều hành cần phải giải quyết tốt vấn đề kiểm định danh tính, để kiểm định danh tính ta sử dụng:

A. Gán các quyền truy nhập

B. Đặt mật khẩu

C. Gán các quyền truy nhập, đặt mật khẩu

D. Gán các quyền truy nhập, đặt tên người dùng, đặt mật khẩu

Câu hỏi 455 :

Để đảm bảo an toàn hệ thống cần sử dụng các cơ chế an toàn hệ thống nào?

A. Kiểm định danh tính

B. Ngăn chặn nguyên nhân từ phía các chương trình

C. Ngăn chặn nguyên nhân từ phía hệ thống

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 456 :

Virus máy tính là một chương trình có khả năng...?

A. Gián tiếp tự kích hoạt

B. Tự lây lan trong môi trường của hệ thống tính toán

C. Làm thay đổi môi trường hệ thống hoặc cách thực hiện chương trình

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 457 :

Dựa vào cơ chế lây lan của Virus, người ta có thể phân chia thành một số loại nào?

A. Boot virus (B – virus)

B. File virus (F – virus)

C. Macro virus

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 462 :

Để phòng tránh hoặc hạn chế sự lây lan của virus ta sử dụng biện pháp nào?

A. Hạn chế trao đổi dữ liệu

B. Hạn chế sử dụng các phần mềm phá khóa hoặc các phần mềm không rõ nguồn gốc

C. Thay đổi thuộc tính của file

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 463 :

Trong các biện pháp phòng tránh sự lây lan của virus, biện pháp nào là tốt hơn cả?

A. Cài đặt lại các chương trình ứng dụng

B. Thường xuyên sao lưu dự phòng dữ liệu

C. Tạo lại khuôn dạng cho đĩa từ

D. Cài đặt lại hệ điều hành

Câu hỏi 464 :

Lợi điểm của mô hình xử lý song song là?

A. Cho phép chia công việc thành nhiều phần nhỏ và giao cho các CPU đảm nhận

B. Hiệu suất xử lý của hệ thống tăng tỷ lệ thuận với số CPU

C. Cho phép tích hợp các hệ thống máy tính đã có để tạo ra một hệ thống mạnh hơn

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 465 :

Với giải pháp nhiều CPU, chúng ta có thể tích hợp hệ thống theo xu hướng nào?

A. Hệ thống đa xử lý tập trung

B. Hệ thống xử lý phân tán

C. Hệ thống xử lý cộng tác

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 466 :

Hệ đa xử lý tập trung là?

A. Tập hợp các xử lý trong một siêu máy tính

B. Tập hợp các xử lý của các máy tính trong một mạng

C. Tập hợp các xử lý của các máy tính đơn lẻ

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 467 :

Hệ đa xử lý phân tán là?

A. Tập hợp các xử lý trong một siêu máy tính

B. Tập hợp các xử lý của các máy tính trong các mạng

C. Tập hợp các xử lý của các máy tính đơn lẻ

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 468 :

Lý do để xây dựng hệ đa xử lý tập trung (hệ nhiều CPU) là?

A. Hiệu quả của hệ thống tăng

C. Cần đảm bảo độ tin cây cao cho hệ thống

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 469 :

Trong sơ đồ phân cấp, một CPU đóng vai trò là chủ đạo, các CPU còn lại đóng vai trò thực hiện và được gọi là các CPU ngoại vi. Sơ đồ này có ưu điểm?

A. Dễ tổ chức

B. Số tín hiệu ngắt sẽ tăng lên và trách nhiệm xử lý ngắt chủ yếu là do CPU chính đảm nhiệm

C. Chương trình điều khiển không phải sao chép ở nhiều nơi trong bộ nhớ

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 470 :

Trong sơ đồ phân cấp, một CPU đóng vai trò là chủ đạo, các CPU còn lại đóng vai trò thực hiện và được gọi là các CPU ngoại vi. Sơ đồ này có nhược điểm?

A. Độ tin cậy của sơ đồ thấp

B. Số tín hiệu ngắt sẽ tăng lên và trách nhiệm xử lý ngắt chủ yếu là do CPU chính đảm nhiệm

C. Chương trình điều khiển phải sao chép ở nhiều nơi trong bộ nhớ

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 472 :

Nhược điểm nào KHÔNG phải là Nhược điểm của sơ đồ liên kết mềm?

A. Khó xác định sự cố của CPU

B. Thường bị khởi động lại một cách tự động

C. Độ tin cậy thấp

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 473 :

Ưu điểm của sơ đồ liên kết bình đẳng là?

A. Sự hoạt động của hệ thống không phụ thuộc vào sự cố mà một vài CPU gặp phải

B. Sự hoạt động của hệ thống phục thuộc vào sự cố mà một vài CPU gặp phải

C. Năng suất xử lý của hệ thống không ảnh hưởng khi có một vài CPU gặp sự cố

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 474 :

Những thành phần nào cần được quản lý trong chế độ hệ điều hành đa xử lý tập trung?

A. Quản lý bộ nhớ

B. Quản lý CPU (Lập lịch cho các CPU)

C. Quản lý tiến trình

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 475 :

Cấu trúc của hệ phân tán bao gồm?

A. Cấu trúc kiểu điểm – điểm

B. Cấu trúc hình sao, vòng và đường thẳng

C. Cấu trúc điểm – đa điểm

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 476 :

Đặc điểm của cấu trúc kiểu điểm - điểm là?

A. Đường truyền nối từng cặp với nhau

B. Mỗi nút đều có trách nhiệm lưu và chuyển tiếp dữ liệu

C. Có độ an toàn cao, tốc độ cao nhưng chi phí dành cho đường truyền lớn

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 477 :

Đặc điểm của cấu trúc kiểu điểm – nhiều điểm là?

A. Tất cả các nút đều sử dụng chung một đường truyền

B. Dữ liệu gửi đi từ một nút và được tiếp nhận ở tất cả các nút còn lại

C. Tiết kiệm chi phí đường truyền nhưng độ an toàn thấp

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 478 :

Thiết kế hệ phân tán dựa theo mô hình nào?

A. ISO

B. OSI

C. TCP/IP

D. Đáp án B và C đúng

Câu hỏi 479 :

Thứ tự sắp xếp các tầng trong mô hình OSI theo thứ tự từ cao xuống thấp là?

A. Tầng vật lý; tầng liên kết dữ liệu; tầng mạng; tầng giao vận; tầng phiên; tầng trình diễn; tầng ứng dụng

B. Tầng vật lý; tầng mạng; tầng vận chuyển; tầng phiên; tầng trình diễn; tầng ứng dụng; tầng liên kết dữ liệu

C. Tầng ứng dụng; tầng trình diễn; tầng phiên; tầng giao vận; tầng mạng; tầng liên kết dữ liệu; tầng vật lý

D. Tầng vật lý; tầng liên kết dữ liệu; tầng mạng; tầng vận chuyển; tầng trình diễn; tầng phiên; tầng ứng dụng

Câu hỏi 487 :

Để truyền thông báo trong hệ phân tán, ta sử dụng các phương pháp nào sau đây?

A. Gửi thông báo

B. Tạo móc nối giữa hai trạm

C. Phương pháp động

D. Gửi thông báo; Tạo móc nối giữa hai trạm

Câu hỏi 488 :

Phương pháp nào cho phép “thông báo được gửi theo những con đường cố định, đặc tả trước và các trạm căn cứ vào đó để nhận thông báo”?

A. Phương pháp ảo

B. Phương pháp cố định

C. Phương pháp động

D. Phương pháp chuyển mạch kênh

Câu hỏi 490 :

Phương pháp nào cho phép “Khi có thông báo mới khởi tạo đường truyền, sau khi truyền xong thông báo, đường truyền sẽ được hủy bỏ ngay”?

A. Phương pháp ảo

B. Phương pháp cố định

C. Phương pháp động

D. Phương pháp chuyển mạch kênh

Câu hỏi 491 :

Phương pháp nào cho phép “Khi có hai nút cần liên lạc với nhau thì một kênh truyền cứng được thiết lập và duy trùy cho tới khi một trong hai bên ngắt liên lạc”?

A. Phương pháp chuyển mạch bản in

B. Phương pháp cố định

C. Phương pháp động

D. Phương pháp chuyển mạch kênh

Câu hỏi 492 :

Để tạo móc nối giữa hai trạm ta sử dụng các phương pháp nào?

A. Chuyển mạch kênh

B. Chuyển mạch bản tin

C. Chuyển mạch gói

D. Đáp án A, B và C đều đúng

Câu hỏi 493 :

Trong cấu hình của hệ nhiều CPU, sơ đồ phân cấp có ưu điểm gì?

A. Dễ tổ chức

B. Dễ tổ chức; chương trình điều khiển không phải sao chép ở nhiều nơi trong bộ nhớ

C. Không phải tổ chức kiểu modul vào nhiều lần

D. Số tín hiệu ngắt sẽ giảm xuống nhiều lần

Câu hỏi 494 :

Trong cấu hình của hệ nhiều CPU, sơ đồ phân cấp có nhược điểm gì?

A. Số tín hiệu ngắt sẽ tăng lên nhiều

B. Trách nhiệm xử lý ngắt chủ yếu do CPU chính đảm nhiệm

C. Độ tin cậy thấp

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 495 :

Để tránh chấp tài nguyên ta sử dụng các phương pháp nào?

A. Phương pháp đa truy nhập sử dụng sóng mang (Carrier Sence Multiple Access - CSMA)

B. Phương pháp đa truy nhập sử dụng sóng mang có phát hiện xung đột (Carrier Sence Multiple Access with Detection Collission- CSMA/CD)

C. Phương pháp sử dụng thẻ bài (Token Bus)

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu hỏi 496 :

Phương pháp CSMA (Carrier Sence Multiple Access) được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc LBT (Listen Before Talk)

B. Nguyên tắc LWT (Listen While Talk)

C. Nguyên tắc LAT (Listen After Talk)

D. Đáp án A và B đúng

Câu hỏi 497 :

Phương pháp CSMA/CD (Carrier Sence Multiple Access with Ditection Collision) được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc LBT (Listen Before Talk)

B. Nguyên tắc LWT (Listen While Talk)

C. Nguyên tắc LAT (Listen After Talk)

D. Đáp án A và B đúng 

Câu hỏi 498 :

Trong cấu hình của hệ nhiều CPU, sơ đồ phân cấp có đặc điểm:

A. Có một CPU đóng vai trò chủ đạo

B. Các CPU còn lại đóng vai trò thực hiện

C. Là một sơ đồ kết nối không đối xứng

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 500 :

Trong phương pháp truy nhập đường truyền Token Bus, Vòng logic được thiết lập bao gồm...?

A. Các trạm không hoặc chưa có nhu cầu truyền dữ liệu

B. Các trạm có nhu cầu truyền dữ liệu

C. Các trạm có nhu cầu nhận dữ liệu

D. Tất cả các trạm trong mạng máy tính

Câu hỏi 501 :

Trong cấu hình của hệ nhiều CPU, sơ đồ liên kết mềm có nhược điểm gì?

A. Thường bị khởi động lại một cách tự động

B. Có độ tin cậy thấp hơn sơ đồ phân cấp

C. Khó xác định được sự cố của CPU

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 502 :

Đặc điểm của cấu trúc dạng BUS:

A. Tất cả các nút mạng kết nối vào nút mạng trung tâm

B. Tất cả các nút mạng đều kết nối trực tiếp với nhau

C. Tất cả các nút kết nối trên cùng một đường truyền vật lý

D. Mỗi nút mạng kết nối với 2 nút mạng còn lại

Câu hỏi 503 :

Đặc điểm của cấu trúc dạng RING:

A. Tất cả các nút mạng kết nối vào nút mạng trung tâm

B. Tất cả các nút mạng đều kết nối trực tiếp với nhau

C. Tất cả các nút kết nối trên cùng một đường truyền vật lý

D. Mỗi nút mạng kết nối với 2 nút mạng còn lại

Câu hỏi 504 :

Trong phương pháp truy nhập đường truyền Token Bus, khi một trạm nhận được thẻ bài thì nó có...?

A. Quyền truy nhập đường truyền và có thể truyền một hoặc nhiều đơn vị dữ liệu

B. Quyền trao đổi thông tin tới các máy tính trong mạng

C. Quyền truy nhập đường truyền trong một thời gian xác định và có thể truyền một hoặc nhiều đơn vị dữ liệu

D. Các trạm có nhu cầu nhận dữ liệu

Câu hỏi 505 :

Trong phương pháp truy nhập đường truyền Token Ring, Nguyên nhân nào có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống?

A. Mất thẻ bài

B. Một trạm trên vòng logic bị lỗi

C. Thẻ bài lưu chuyển không dừng trên vòng

D. Đáp án A và C đúng

Câu hỏi 507 :

Cấu trúc của hệ điều hành nào tương thích dễ dàng với mô hình hệ thống phân tán?

A. Cấu trúc đơn giản

B. Cấu trúc theo lớp

C. Cấu trúc máy ảo

D. Cấu trúc Server-client

Câu hỏi 508 :

Trong cấu trúc partition của WINDOW NTFS thông tin về tập tin và thư mục trên partition này được lưu trong...?

A. Partition bootsector

B. Master File Table (MFT)

C. Các tập tin hệ thống

D. Vùng các tập tin

Câu hỏi 509 :

Trong hệ thống tập tin của MS-DOS , sector đầu tiên, track 0, side 0 của đĩa cứng chứa thông tin về...?

A. Bảng partition

B. Boot sector

C. Dữ liệu thường

D. Bảng FAT

Câu hỏi 510 :

Theo giải pháp RICART – AGRAWNLA, một tiến trình Q nhận được một thông báo yêu cầu vào đoạn tới hạn thì có thể xảy ra những tình huống nào?

A. Nếu Q đang ở trong đoạn tới hạn thì nó trì hoãn việc trả lời cho đến khi ra khỏi đoạn tới hạn

B. Nếu Q không muốn vào đoạn tới hạn thì nớ gửi ngay thông báo trả lời đồng ý

C. Nếu Q đang muốn vào đoạn tới hạn thì nó sẽ so sánh time stamp của mình với time stamp của P. Nếu nhỏ hơn thì Q gửi thông báo đồng ý cho P

D. Tất cả đáp án đều đúng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK