Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Ngô Quyền

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Ngô Quyền

Câu hỏi 1 :

Đáp án nào là đúng khi nói về quan hệ về hướng giữa véctơ cường độ điện trường và lực điện trường:

A. \(\overrightarrow E\) cùng phương chiều với  \(\overrightarrow F \) tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường đó

B. \(\overrightarrow E\) cùng phương ngược chiều với \(\overrightarrow F\) tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường đó

C. \(\overrightarrow E\) cùng phương chiều với \(\overrightarrow F \) tác dụng lên điện tích thử dương đặt trong điện trường đó     

D. \(\overrightarrow E\) cùng phương chiều với \(\overrightarrow F \) tác dụng lên điện tích thử âm đặt trong điện trường đó

Câu hỏi 2 :

Chọn câu trả lời đúng .Điện năng tiêu thụ được đo bằng :

A. Vôn kế    

B. Công tơ điện   

C. Ampe kế   

D. Tĩnh điện kế   

Câu hỏi 3 :

Hạt tải điện trong bán dẫn loại p chủ yếu là

A. lỗ trống.

B. êlectron.  

C. ion dương.     

D. ion âm.

Câu hỏi 6 :

Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: x1 = A1coswt và \({x_2} = {A_2}\cos (\omega t + \frac{\pi }{2})\) . Biên độ dao động tổng hợp của hai động này là

A. \(A = \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)

B. A = \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)

C. A = A1 + A2.

D. A = \(\sqrt {\left| {A_1^2 - A_2^2} \right|} \)

Câu hỏi 7 :

Bước sóng là

A. quãng đường mà mỗi phân tử của môi trường đi được trong 1 giây.

B. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.

C. khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất dao động cùng pha.

D. khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.

Câu hỏi 8 :

Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng λ. Cực tiểu giao thoa cách hai nguồn những đoạn d1 và d2 thỏa mãn

A. \({d_1} - {d_2} = n\lambda \) với n = 0, ± 1, ± 2, …

B. \({d_1} - {d_2} = \left( {n + 0,5} \right)\lambda \) với n = 0, ± 1, ± 2, …         

C. \({d_1} - {d_2} = \left( {n + 0,25} \right)\lambda \) với n = 0, ± 1, ± 2, …

D. \({d_1} - {d_2} = \left( {2n + 0,75} \right)\lambda \) với n = 0, ± 1, ± 2, …         

Câu hỏi 9 :

Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng vật lý của âm?

A. Tần số âm.      

B. Độ cao của âm.     

C. Độ to của âm.     

D. Âm sắc.

Câu hỏi 12 :

Động cơ điện xoay chiều là thiết bị điện biến đổi

A. điện năng thành quang năng.     

B. điện năng thành cơ năng.

C. cơ năng thành nhiệt năng.   

D. điện năng thành hóa năng.

Câu hỏi 13 :

Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin.

A. Nói chuyện bằng điện thoại để bàn.   

B. Xem truyền hình cáp.

C. Xem Video.    

D. Điều khiển tivi từ xa.

Câu hỏi 14 :

Quang phổ liên tục được phát ra khi nung nóng:

A. chất rắn, chất lỏng, chất khí.

B. chất rắn, chất lỏng, chất khí có áp suất lớn.

C. chất rắn và chất lỏng.       

D. chất rắn.

Câu hỏi 15 :

Tính chất quan trọng nhất của tia X để phân biệt nó với tia tử ngoại và tia hồng ngoại là

A. tác dụng mạnh lên kính ảnh. 

B. gây ion hoá các chất khí.

C. khả năng đâm xuyên lớn.

D. làm phát quang nhiều chất.

Câu hỏi 16 :

Quang điện trở hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?

A. Hiện tượng nhiệt điện.     

B. Hiện tượng quang điện.

C. Hiện tượng quang điện trong.      

D. Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.

Câu hỏi 18 :

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có

A. năng lượng liên kết càng lớn.      

B. năng lượng liên kết càng nhỏ.

C. năng lượng liên kết riêng càng lớn.     

D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.

Câu hỏi 19 :

Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.

B. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.

C. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.

Câu hỏi 20 :

Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số dao động của con lắc là 

A. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)

B. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)

C. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)

D. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)

Câu hỏi 21 :

Cho dòng điện có biểu thức \(i = {I_0}\cos (\omega t + \phi )\) chạy qua điện trở thuần R trong thời gian t thì nhiệt lượng tỏa ra trên R là:

A. \(Q = \frac{{I_0^2Rt}}{2}.\)

B. \(Q = I_0^2Rt.\)

C. \(Q = {i^2}Rt.\)

D. Q = \(\frac{{I_0^2}}{{\sqrt 2 }}\)Rt

Câu hỏi 27 :

Hình vẽ là đồ thi biễu diễn độ dời của dao động x theo thời gian t của một vật dao động điều hòa. Phương trình dao động của vật là

A. \(x = 4\cos \left( {10\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)

B. \(x = 4\cos \left( {10t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)cm\)

C. \(x = 4\cos \left( {20\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)

D. \(x = 4\cos \left( {20t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\)

Câu hỏi 29 :

Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Biết \(R = 80\Omega ,\,r = 20\Omega ,\,L = \frac{2}{\pi }H,\) tụ C có điện dung biến thiên. Hiệu điện thế \({u_{AB}} = 120\sqrt 2 \cos 100\pi t\,\,(V).\) Điều chỉnh điện dung C để công suất trên mạch cực đại. Điện dung và công suất tiêu thụ trong mạch lúc đó lần lượt là:

A. \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }\,F,\,\,{P_{\max }} = 144\,{\rm{W}}.\)

B. \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}\,F,\,\,{P_{\max }} = 144\,{\rm{W}}.\)

C. \(C = {10^{ - 4}}\,F,\,\,{P_{\max }} = 120\,{\rm{W}}.\)

D. \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}\,F,\,\,{P_{\max }} = 120\,{\rm{W}}.\)

Câu hỏi 38 :

Công suất của một đoạn mạch R, L, C nối tiếp không phụ thuộc vào:

A. Độ tự cảm L của mạch điện.

B. Điện trở R của mạch điện

C. Tần số f của điện áp hai đầu đoạn mạch.

D. Pha ban đầu của dòng điện qua mạch.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK