Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Địa lý Đề thi HK1 môn Địa lí 9 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây

Đề thi HK1 môn Địa lí 9 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây

Câu hỏi 1 :

Em hãy cho biết đâu là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển nền công nghiệp nước ta khi gia nhập WTO?

A. Trình độ nguồn lao động còn thấp.

B. Cơ sở hạ tầng yếu kém.

C. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.

D. Sự cạnh tranh trên thị trường.

Câu hỏi 2 :

Đâu là điều kiện thuận lợi của tự nhiên cho sự phát triển các tuyến giao thông Bắc - Nam ở nước ta?

A. Vị trí địa lí giáp biển Đông, gần các tuyến hàng hải hàng không quốc tế.

B. Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam, có dải đồng bằng ven biển.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

D. Kinh tế hai miền Bắc – Nam phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa lớn.

Câu hỏi 3 :

Đâu không là nguyên nhân làm cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?

A. Có vị trí đặc biệt thuận lợi.

B. Là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

C. Hai thành phố đông dân nhất nước ta.

D. Có rất ít tài nguyên du lịch.

Câu hỏi 4 :

Ở nước ta hiện nay đâu không là vai trò của công nghiệp chế biến đối với sự phát triển nông nghiệp?

A. Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.

B. Nâng cao hiệu quả sản xuất.

C. Nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

D. Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.

Câu hỏi 5 :

Cho biết ngành công nghiệp nào dựa vào nguồn lao động dồi dào, giá rẻ?

A. Công nghiệp điện tử - tin học.

B. Công nghiệp điện.

C. Công nghiệp hóa chất

D. Công nghiệp dệt may.

Câu hỏi 6 :

Sự phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến thực phẩm ở nước ta được cho chủ yếu dựa vào

A. Nguồn lao động có chất lượng cao.

B. Vốn đầu tư lớn.

C. Phương tiện kĩ thuật hiện đại.

D. Nguồn nguyên liệu dồi dào.

Câu hỏi 7 :

Ý nào không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng tài nguyên.

C. Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

D. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Câu hỏi 8 :

Cho biết mặt hàng nào không phải là hàng xuất khẩu phổ biến nước ta ?

A. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

B. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

C. Tư liệu sản xuất ( máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu).

D. Hàng nông – lâm – thủy sản.

Câu hỏi 9 :

Sự đa dạng về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta được thể hiện cụ thể ở đặc điểm?

A. có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.

B. hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. hình thành các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

D. có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi 10 :

Dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, TP Hồ Chí Minh có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người là bao nhiêu?

A. từ 4 đến 8 triệu đồng.

B. từ trên 8 đến 12 triệu đồng .

C.  từ trên 12 đến 16 triệu đồng.

D. trên 16 triệu đồng.

Câu hỏi 11 :

Điều kiện kinh tế - xã hội nào được cho đóng vai trò chính giúp nâng cao trình độ thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

A. Chính sách phát triển nông nghiệp.

B. Dân cư – lao động.

C. Thị trường tiêu thụ.

D. Cơ sở vật chất – kĩ thuật.

Câu hỏi 12 :

Cho biết điều kiện kinh tế - xã hội đóng vai trò chính thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

A. Chính sách phát triển nông nghiệp.

B. Dân cư – lao động.

C. Thị trường tiêu thụ.

D. Cơ sở vật chất – kĩ thuật.

Câu hỏi 13 :

Vùng nông nghiệp của nước ta được cho thường xuyên chịu ảnh hưởng của tình trạng rét đâm, rét hại?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ

Câu hỏi 14 :

Ở nước ta khu vực nông nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất do bão gây ra là?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 15 :

Tài nguyên nước có đặc điểm gì tác động tích cực đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp?

A. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

B. Chế độ nước theo mùa.

C. Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc.

D. Tài nguyên nước đang ngày càng bị ô nhiễm.

Câu hỏi 16 :

Ý nào không là vai trò của tài nguyên nước đối với sản xuất nông nghiệp nước ta?

A. Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

B. Môi trường để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ.

C. Cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

D. Thau chua rửa mặn, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

Câu hỏi 17 :

Cho biết ngành công nghiệp chế biến có vai trò gì đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta?

A. Tăng sức cạnh tranh hàng nông sản.

B. Thay đổi cơ cấu mùa vụ.

C. Làm giảm hiệu quả sản xuất.

D. Thu hẹp các vùng chuyên canh.

Câu hỏi 18 :

Cho biết yếu tố nào không có tác động tích cực của công nghiệp chế biến đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta?

A. Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.

B. Nâng cao hiệu quả sản xuất.

C. Tăng sức cạnh trang hàng nông sản.

D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ.

Câu hỏi 19 :

Hãy cho biết lao động nông thôn nước ta có thế mạnh nổi bật nào?

A. trình độ khoa học – kĩ thuật cao.

B. cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm.

C. có sức khỏe tốt.

D. tập trung nhiều ở khu vực thành thị.

Câu hỏi 20 :

Cho biết ở nước ta đâu không là thế mạnh nổi bật của lao động nông thôn?

A. nhiều kinh nghiệm.

B. phẩm chất cần cù.

C. số lượng đông.

D. trình độ cao.

Câu hỏi 22 :

Chỉ ra vai trò quan trọng của việc phát triển hệ thống thủy lợi, hồ chứa trong nông nghiệp?

A. đảm bảo nguồn nước tưới cho các hoạt động sản xuất.

B. nâng cao năng suất của sản phẩm.

C. tạo ra các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.

D. phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng.

Câu hỏi 23 :

Biện pháp quan trọng nào nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta?

A. Xây dựng hệ thống đê điều.

B. Phát triển hệ thống thủy lợi, hồ chứa.

C. Trồng rừng.

D. Trồng các giống cây chịu hạn, ưa đất khô.

Câu hỏi 24 :

Vì nước ta có nhiều nét tương đồng trong văn hóa phương Đông nên thị trường buôn bán với nước ta là?

A. Liên minh châu Âu.

B. Thị trường Bắc Mỹ.

C. Thị trường Nam Mĩ.

D. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Câu hỏi 25 :

Giải thích tại sao nước ta lại buôn bán nhiều với thị trường châu Á – Thái Bình Dương?

A. Có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông.

B. Đây là những thị trường dễ tính.

C. Nước ta có vị trí địa lí gần với khu vực châu Á – Thái Dương.

D. Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.

Câu hỏi 26 :

Do đâu khu vực ĐNB có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất nước?

A. Có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.

B. Là vùng đông dân nhất nước ta.

C. Đông dân, mức sống cao và sản xuất phát triển.

D. Hệ thống giao thông vận tải hiện đại.

Câu hỏi 27 :

Cho biết nguyên nhân khiến hoạt động thương mại có mức độ tập trung khác nhau giữa các vùng trong nước?

A. Chất lượng cuộc sống người dân nhìn chung còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng.

B. Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ phát triển kinh tế chênh lệch giữa các vùng.

C. Tài nguyên thiên nhiên nước ta phân bố không đều, chỉ tập trung ở những vùng nhất định.

D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển chưa đồng bộ trên cả nước.

Câu hỏi 28 :

Ngành ngoại thương ở nước ta nhận được lợi ích gì khi chính sách mở cửa hội nhập kinh tế được hình thành?

A. Mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu.

B. Cán cân thương mại âm.

C. Nước ta nhập khẩu ngày càng nhiều máy móc, thiết bị.

D. Ngành ngoại thương phát triển chậm hơn ngành nội thương.

Câu hỏi 29 :

Vai trò của ngành du lịch về mặt xã hội của nước ta được cho là?

A. tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

B. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

D. tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Câu hỏi 30 :

Nhân tố chủ yếu tác động tới việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nước ta?

A. Nền sản xuất trong nước phục hồi và phát triển.

B. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế.

C. Nhu cầu tiêu dùng trong nước lớn.

D. Hàng hóa nước ta có giá rẻ, mẫu mã đa dạng.

Câu hỏi 31 :

Ngành du lịch ở nước ta không có vai trò nào sau đây?

A. tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

B. góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới.

C. đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

D. tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Câu hỏi 32 :

Điền từ: Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta là.....

A. cố đô Huế.

B. vịnh Hạ Long.

C. Cửa Lò.

D. vườn quốc gia Cúc Phương.

Câu hỏi 33 :

Cho biết tài nguyên du lịch nào không có giá trị nhân văn?

A. Vịnh Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An.

C. Cồng chiêng Tây Nguyên.

D. Chùa Hương.

Câu hỏi 34 :

Đâu là khó khăn lớn nhất của ngành nội thương nước ta sau quá trình Đổi mới?

A. Hình thành thị trường thống nhất trên cả nước.

B. Hàng hóa dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.

C. Sức ép cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại nhập.

D. Hệ thống các chợ hoạt động tấp nập trên cả nước.

Câu hỏi 35 :

Cho biết đâu là loại hình vận tải phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?

A. Vận tải đường bộ và đường biển.

B. Vận tải đường sắt và đường biển.

C. Vận tải đường hàng không và đường sắt.

D. Vận tải đường hàng không và đường biển.

Câu hỏi 36 :

Cho biết đâu là điều kiện đầu tiên giúp nước ta có thể phát triển được các tuyến đường hàng không và đường biển quốc tế quan trọng?

A. Chính sách của nhà nước.

B. Kinh tế ngày càng phát triển.

C. Vị trí địa lí.

D. Trình độ lao động cao.

Câu hỏi 37 :

Cho biết ở nước ta lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam có ý nghĩa gì đối với phát triển giao thông vận tải nước ta?

A. Hạn chế cho việc phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải.

B. Hệ thống giao thông vận tải của cả nước bị chia cắt thành hai miền.

C. Phát triển các tuyến giao thông vận tải Bắc – Nam.

D. Phát triển các tuyến giao thông vận tải Đông – Tây.

Câu hỏi 38 :

Xác định điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các tuyến giao thông Bắc – Nam ở nước ta?

A. Vị trí địa lí giáp biển Đông, gần các tuyến hàng hải hàng không quốc tế.

B. Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam, có dải đồng bằng ven biển.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

D. Kinh tế hai miền Bắc – Nam phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa lớn.

Câu hỏi 39 :

Đâu là khó khăn chủ yếu đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông đường bộ nước ta?

A. khí hậu và thời tiết thất thường

B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

C. thiếu vốn đầu tư.

D. trình độ khoa học kĩ thuật hạn chế.

Câu hỏi 40 :

Ý kiến đúng về tác động của địa hình đồi núi đến ngành giao thông vận tải đường bộ nước ta là gì?

A. Làm phá hủy công trình máy móc.

B. Đòi hỏi chi phí đầu tư ít.

C. Đẩy mạnh việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

D. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế, thi công.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK