Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Câu hỏi 1 :

Cho biết đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa Việt - Trung dưới thời trị vì của Quang Trung là gì?  

A. đối đầu gay gắt 

B. mềm dẻo, kiên quyết bảo vệ chủ quyền 

C. mâu thuẫn sâu sắc 

D. tuyệt giao hoàn toàn 

Câu hỏi 2 :

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân nào?

A. Sự suy yếu của nhà Lê sơ 

B. Sự chống đối của họ Nguyễn với chúa Trịnh 

C. Sự chống đối của các cận thần nhà Lê với nhà Mạc 

D. Sự chống đối của nhân dân với nhà Mạc 

Câu hỏi 3 :

Văn học Đại Việt dưới thời Lê sơ không đi sâu phản ảnh nội dung nào dưới đây?  

A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.     

B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc. 

C. Phê phán xã hội phong kiến. 

D. Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc. 

Câu hỏi 4 :

Chiến thuật chính Quang Trung sử dụng trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa là gì? 

A. Đánh lâu dài 

B. Tận dụng thời cơ thuận lợi đánh nhanh thắng nhanh 

C. Thanh dã 

D. Tiên phát chế nhân 

Câu hỏi 5 :

Tại sao Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?

A. Quân Xiêm yếu về thủy chiến 

B. Xa căn cứ của quân Xiêm 

C. Lợi dụng thủy triều 

D. Địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh 

Câu hỏi 6 :

Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?

A. Tây Sơn thượng đạo 

B. Tây Sơn hạ đạo 

C. Truông Mây 

D. Phú Xuân 

Câu hỏi 7 :

Vương triều mới được ra đời sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được gọi là 

A. Lê sơ 

B. Lê trung hưng 

C. Mạc 

D. Trịnh 

Câu hỏi 8 :

Nội dung cho nào sau đây không thuộc chính sách giáo dục thời Lê sơ (1428 – 1527)?

A. Dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long. 

B. Mở trường học ở các lộ. 

C. Tất cả nhân dân đều được đi học, đi thi. 

D. Mở các khoa thi để tuyển chọn người tài. 

Câu hỏi 9 :

Quân đội thời Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào? 

A. Cấm quân và bộ binh.    

B. Bộ binh và thủy binh. 

C. Quân triều đình và quân địa phương. 

D. Cấm quân và quân ở các lộ. 

Câu hỏi 10 :

Trong thế kỉ XVI-XVIII, tình hình chính trị Đại Việt có điểm gì nổi bật? 

A. Khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục 

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh 

C. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền 

D. Sự xâm nhập của thực dân phương Tây 

Câu hỏi 11 :

Đâu không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?

A. Địa chủ hào lý chiếm đoạt ruộng đất 

B. Tệ tham quan ô lại 

C. Chiến tranh Nam – Bắc triều 

D. Thiên tai, mất mùa 

Câu hỏi 12 :

Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào?

A. Chữ Hán 

B. Chữ Nôm 

C. Chữ Quốc ngữ 

D. Chữ Phạn 

Câu hỏi 13 :

Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là Trạng Lường? 

A. Mạc Đĩnh Chi 

B. Lê Quý Đôn 

C. Nguyễn Hiền 

D. Lương Thế Vinh 

Câu hỏi 14 :

Biện pháp nào sau đây không phải chính sách của nhà Nguyễn nhằm khôi phục chế độ phong kiến tập quyền?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng trung ương tập quyền 

B. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ để bảo vệ triều đình 

C. Tổ chức quân đội chặt chẽ 

D. Tăng cường ảnh hưởng sang khu vực Cao Miên và Xiêm 

Câu hỏi 15 :

Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

A. Nông dân 

B. Thợ thủ công 

C. Thương nhân 

D. Nô tì 

Câu hỏi 16 :

Năm 1815, vua Gia Long đã ban hành bộ luật có tên là

A. Hoàng triều luật lệ. 

B. Đại Việt luật lệ. 

C. Luật Hồng Đức. 

D. Luật triều Nguyễn. 

Câu hỏi 17 :

“Chiều chiều én liệng Truông Mây,Cảm thương chú Lía bị vây trong thành

A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu 

B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát 

C. Khởi nghĩa chàng Lía

D. Khởi nghĩa Tây Sơn 

Câu hỏi 18 :

Tại sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn so với Đàng Ngoài?

A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ.      

B. Nhờ việc giảm tô, thuế. 

C. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp. 

D. Nhờ chính sách của chúa Nguyễn và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Câu hỏi 19 :

Tôn giáo nào được xem là quốc giáo của Đại Việt thời Lý - Trần?

A. Phật giáo 

B. Đạo giáo 

C. Nho giáo 

D. Kitô giáo 

Câu hỏi 20 :

Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật? 

A. Kinh tế suy sụp, nhân dân ly tán 

B. Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển 

C. Chính trị bất ổn, kinh tế phát triển 

D. Kinh tế - chính trị - xã hội ổn định 

Câu hỏi 21 :

Chính quyền họ Trịnh và Nguyễn bị tiệt diệt có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

A. Tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước. 

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. 

C. Xây dựng 1 đất nước thống nhất dưới sự cai quản của nhà Lê. 

D. Phá bỏ ranh giới chia cắt, bước đầu thống nhất đất nước. 

Câu hỏi 22 :

Nghệ thuật quân sự nào của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 

A. Tiến phát chế nhân 

B. Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hòa bình 

C. Thanh dã 

D. Đánh nhanh thắng nhanh 

Câu hỏi 23 :

Nội dung nào sau đây phản ánh không chính xác đặc điểm của luật pháp Đại Việt trong thế kỉ XI-XV?

A. Hướng tới bảo vệ quyền lợi triều đình, bảo vệ chế độ quân chủ 

B. Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội 

C. Có một số điều luật bảo vệ cho những thành phần dễ bị tổn thương trong xã hội 

D. Mang tính giai cấp và đẳng cấp 

Câu hỏi 24 :

Bản chất của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh là gì?

A. Chế độ phong kiến tập quyền 

B. Chế độ phong kiến phân quyền 

C. Chế độ quân chủ lập hiến 

D. Chế độ quân chủ quý tộc 

Câu hỏi 25 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước 

B. Đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang, bảo vệ độc lập dân tộc 

C. Xóa bỏ ranh giới sông Gianh - Lũy Thầy, thống nhất hoàn toàn đất nước 

D. Xây dựng một vương triều tiến bộ, mở ra cơ hội phát triển cho đất nước 

Câu hỏi 26 :

Tại sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?

A. Do Việt Nam nền công thương nghiệp Việt Nam quá lạc hậu 

B. Do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn 

C. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân phương Tây 

D. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân Hoa Kiều 

Câu hỏi 27 :

Nội dung nào cho sau đây không phản ánh đúng nét đặc sắc của nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX so với các thế kỉ trước đó?

A. Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển cả nước 

B. Xuất hiện các dòng tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc 

C. Sự phát triển của kĩ thuật đóng tàu 

D. Nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc đạt đến trình độ cao 

Câu hỏi 28 :

Cho biết ai là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?

A. Nguyễn Trãi 

B. Ngô Sĩ Liên 

C. Lê Văn Hưu 

D. Nguyễn Du 

Câu hỏi 29 :

“Đây! dưới xuôi có vuaTrên này có chúa

A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương 

B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật 

C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất 

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu 

Câu hỏi 30 :

“Hỡi cô thắt lưng bao xanhCó về làng Mái với anh thì về

A. Bát Tràng 

B. Đông Hồ 

C. Vạn Phúc 

D. Ngũ xã 

Câu hỏi 31 :

Quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm 1789 bằng các trận đánh theo thứ tự 

A. Ngọc Hồi - Hà Hồi - Đống Đa. 

B.  Đống Đa - Hà Hồi - Ngọc Hồi. 

C. Hà Hồi - Ngọc Hồi - Đống Đa. 

D. Hà Hồi - Đống Đa - Ngọc Hồi. 

Câu hỏi 32 :

Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông nhằm mục đích 

A. giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. 

B. giải quyết việc làm cho nông dân. 

C. giải quyết tình trạng ruộng đất bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt. 

D. giải quyết tình trạng nông nghiệp lạc hậu. 

Câu hỏi 33 :

Để khuyến khích học tập, phát triển văn hóa, giáo dục, vua Quang Trung đã

A. mở trường học. 

B. thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc. 

C. ban bố Chiếu lập học. 

D. ban sắc lệnh dùng chữ Hán. 

Câu hỏi 34 :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho Vương triều Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh là 

A. quân của Nguyễn Ánh rất mạnh. 

B. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm. 

C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Pháp. 

D. nội bộ Tây Sơn bị chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. 

Câu hỏi 35 :

Cho biết Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn vào năm nào? Lấy niên hiệu là gì?

A. Năm 1801. Niên hiệu là Gia Long. 

B. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long. 

C. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng. 

D. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị. 

Câu hỏi 36 :

Trong các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia nước ta thành

A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. 

B. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. 

C. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. 

D. 50 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. 

Câu hỏi 37 :

Để phát triển kinh tế nông nghiệp, các vua Nguyễn rất chú ý đến việc 

A. khai hoang. 

B. thực hiện chế độ quân điền. 

C. tăng cường chiếm đoạt ruộng đất.  

D. cho phép quan lại lập điền trang. 

Câu hỏi 38 :

Khởi nghĩa của Nông Văn Vân bùng nổ ở

A. Nam Định. 

B. Cao Bằng.   

C. Sơn Tây.    

D. Phiên An. 

Câu hỏi 39 :

Nền văn học dân gian ở nước ta ngày càng phát triển rực rỡ trong thời gian

A. đầu thế kỉ XVIII.   

B. giữa thế kỉ XVIII. 

C. cuối thế kỉ XVIII.    

D. đầu thế kỉ XIX. 

Câu hỏi 40 :

Cuối thế kỉ XVIII, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là tác phẩm

A. Thạch Sanh.

B. Truyện Kiều. 

C. Cung oán ngâm khúc. 

D. Chinh phụ ngâm khúc. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK