Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Câu hỏi 1 :

Sự kiện nào dưới đây được xem là “Năm châu Phi”?

A Hiến pháp Nam Phi ra đời

B Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành độc lập

C 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

D Binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập nổi dậy.

Câu hỏi 3 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở

A khu vực Trung Phi                                         

B khu vực Bắc Phi

C khu vực Nam Phi                                           

D khu vực Trung Phi và Nam Phi

Câu hỏi 4 :

Trong phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập, Mĩ latinh trở thành “Lục địa bùng cháy“  từ sau sự kiện nào?

A Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở Nicaragoa (1979)

B Cuộc tân công trại lính Mooncada (26/7/1953)

C Thắng lợi của cách mạng Cuba (1/1/1959), nước Cộng hoà Cuba ra đời

D Phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ quyền kênh đào (1964)

Câu hỏi 5 :

Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở Châu Phi

A Năm 1994, Nenxon Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên

B Năm 1975,  nước cộng hoà Anggola và Môdămbich ra đời

C Năm 1960,  “Năm châu Phi”

D Năm 1962,  Angieri được công nhận độc lập

Câu hỏi 6 :

Sự kiện nào dưới đây diễn ra trên đất nước Cuba vào ngày 1/1/1959

A 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada

B Nước Cộng hoà Cuba ra đời

C Chế độ độc tài Batixta được thiết lập

D Mĩ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba.

Câu hỏi 7 :

Sau Chiến tranh thế giới II quốc gia nào ở Châu Phi giành được độc lập sớm nhất?

A Angiêri 

B Ghinê                            

C Ai Cập

D Tuynidi

Câu hỏi 8 :

Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?

A Lãnh tụ của phong tràơ giải phóng dân tộc ở Ăngôla

B Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

C Chiến  sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thưc dân.

D Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri.

Câu hỏi 9 :

Câu nào dưới đây không đúng?

A Ngày 18/3/1962, Pháp kí hiệp định công nhận độc lập của Angiêri.

B Ngày 1974, cách mạng Êtiôpia thắng lợi

C Năm 1975, cách mạng giải phóng dân tộc ở Angôla và Môdămbich thắng lợi.

D Năm 1976, Nammibia tuyên bố độc lập.

Câu hỏi 10 :

Đối tượng chủ yếu của cách mạng ở các nước Mỹ Latinh là?

A Chế độ Apácthai

B Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ

C Giai cấp địa chủ phong kiến

D Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới

Câu hỏi 11 :

Sự kiện nào là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A Mĩ từ bỏ quyền chiếm kênh đào Panama (năm 1999).

B Cách mạng Cuba thắng lợi, nước Cộng hòa Cuba ra đời (tháng 1 – 1959).

C Sự ra đời của tổ chức Liên minh vì sự tiến bộ

D Các nước Mĩ Latinh giành độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Câu hỏi 12 :

Trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu phi được mệnh danh là “lục địa trỗi dậy” vì

A là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

B 17 nước giành được độc lập

C đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghãi thực dân mới ở châu lục này

D phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh

Câu hỏi 13 :

Hình thức đấu tranh nào sau đây không được nhân dân Mĩ Latinh sử dụng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A Đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường                         

B Bãi công của công nhân

C Nổi dậy của nông dân

D Tẩy chay, bất hợp tác với Mĩ

Câu hỏi 14 :

Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì

A Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa

B Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc

C Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân

D Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.

Câu hỏi 15 :

Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

A Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ. 

B Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.

C Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

D  Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Câu hỏi 16 :

Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A Thắng lợi của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

B Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia vào đời sông chính trị thê giới

C Những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đât nước cùa nhiêu quôc gia trên thê giới

D Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.

Câu hỏi 18 :

Điểm khác nhau về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ Latinh là

A Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai

B Chống lại các thế lực thân Mĩ

C Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân

D Chống lại bọn đế quốc, thực dân

Câu hỏi 19 :

Những nước nào dưới đây là nước công nghiệp mới?

A Chi lê, Braxin

B Mehico, Cuba

C Braxin, Achentina

D  Achentina, Nacaragoa

Câu hỏi 20 :

Phiđen Catxtơrô từng nói về Việt Nam là

A “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sang hiến dâng cả máu của mình”. 

B “Người Cuba đang bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã đi”. 

C “tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ. 

D “Việt Nam – lương tri của thời đại”.  

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK