Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 15 ()

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 15 ()

Câu hỏi 1 :

Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím    

A C6H5NH2.      

B NH3.  

C CH3CH2NH2.         

D CH3NHCH2CH3.

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây là sai :

A Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

B Glucozơ và mantozơ đều bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, nung nóng).

C Tinh bột và fructôzơ đều tham gia phản ứng thủy phân.

D Fructozơ không làm mất màu nước brom.

Câu hỏi 5 :

Hỗn hợp tecmit có thành phần là:

A Al + FeO     

B Al + Fe3O4                      

C Al + Fe2O3       

D Al + Fe

Câu hỏi 8 :

Nhận định nào sau đây không đúng

A Nhôm có tính khử mạnh hơn crôm

B Đồng thanh là hợp kim của đồng và thiếc

C Cr(VI) oxit vừa là một oxit axit có tính oxi hóa mạnh.    

D Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp MgCl2 và HCl thì xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa.

Câu hỏi 11 :

Tên gọi của peptit H2N-CH2-CONH-CH2-CONHCH(CH3)COOH là :

A Gly-Ala-Gly     

B Gly-Gly-Ala      

C Ala-Gly-Gly         

D Gly-Ala-Ala

Câu hỏi 13 :

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn ?   

A Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa      

B Sắt đóng vai trò anot bị oxi hóa       

C Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa  

D Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa

Câu hỏi 14 :

Cho dãy các cation kim loại :Ca2+, Cu2+, Na+, Zn2+ .Cation kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy

A  Ca2+     

B  Cu2+        

C  Na+                           

D  Zn2+

Câu hỏi 15 :

Phát biểu không đúng là:        

A Các hợp chất Cr2O3 , Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.

B Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.

            C. Các hợp ch

C Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.

D Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.

Câu hỏi 18 :

Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:     

A CH2=CHCOONa và CH3OH.              

B CH3COONa và CH2=CHOH.

C CH3COONa và CH3CHO.             

D C2H5COONa và CH3OH.

Câu hỏi 19 :

Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là:

A cả hai đều bị ăn mòn như nhau.    

B thiếc.

C không kim loại nào bị ăn mòn.                             

D  sắt.

Câu hỏi 20 :

Trong thành phần của thuốc chuột có hợp chất của photpho là Zn3P2. Khi bả chuột bằng loại thuốc này thì chuột thường chết gần nguồn nước bởi vì khi Zn3P2 vào dạ dày chuột thì sẽ hấp thu một lượng nước lớn và sinh ra đồng thời lượng lớn khí X và kết tủa Y khiến cho dạ dày chuột vỡ ra. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Kết tủa Y có thể tan được trong dung dịch NaOH đặc

B Khí X thường xuất hiện ở các nghĩa trang, dễ bốc cháy tạo thành ngọn lửa lập lòe

C Kết tủa Y có thể tan trong dung dịch NH3

D Khí X có thể được điều chế trực tiếp từ các đơn chất ở nhiệt độ thường

Câu hỏi 21 :

Hiện tượng nào dưới đây không đúng thực tế ?    

A Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và có một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng.

C Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện hiện tượng đông tụ.

D Đốt cháy da hay tóc thấy có mùi khét.

Câu hỏi 24 :

Phát biểu nào sau đây là đúng ?    

A  Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

B Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.

C Tất cả các polime đều bị nóng chảy tạo ra chất lỏng nhớt.

D Các polime đều có cấu trúc mạch phân nhánh.

Câu hỏi 34 :

Nhận xét nào sau đây không đúng ?

A Chất béo là este của glixerol và các axit béo.

B Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.

C Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

D Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu hỏi 42 :

Vị trí của nguyên tố nitơ (N) trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A chu kỳ 3, nhóm VA.

B chu kỳ 2, nhóm IVA.

C chu kỳ 3, nhóm IVA.

D chu kỳ 2, nhóm VA.

Câu hỏi 43 :

Sắt không tác dụng được với dung dịch

A HNO3 đặc nóng.

B H2SO4 đặc, nóng.

C Fe(NO3)3.

D Fe(NO3)2.

Câu hỏi 44 :

Crom ở điều kém hoạt động vì

A crom là kim loại cứng nhất.

B crom có lớp màng oxit bền vững.

C crom là kim loại yếu.

D crom có nhiều số oxi hoá.

Câu hỏi 45 :

Chất nào sau đây thuộc loại phân đạm?

A NaCl.

B Ca(H2PO4)2.

C NaHCO3.

D NH4Cl.

Câu hỏi 46 :

Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

A H+, NO3-, K+ và Fe3+.

B H+, NO3-, Na+ và Fe2+.

C H+, Ba2+, OH- và Cl-.

D  Ag+, Cl-, NO3-, Na+.

Câu hỏi 47 :

Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A CaCO3.

B CO2.

C C6H5OK.

D KCN.

Câu hỏi 49 :

Nguyên liệu dùng để điều chế tơ visco là

A glucozơ.

B saccarozơ.

C tinh bột.

D xenlulozơ.

Câu hỏi 50 :

Chất không có khả năng mất màu dung dịch brom là

A CH3COOCH=CH2.

B CH2=CHCOOH.

C CH3CHO.

D CH3CH2OH.

Câu hỏi 51 :

Polime nào sau đây là polieste?

A Tơ lapsan.

B Tơ axetat.

C Tơ nilon-6.

D Tơ enang.

Câu hỏi 60 :

Nhận định đúng là

A crom là kim loại lưỡng tính.

B crom (III) oxit tan được trong dung dịch NaOH loãng.

C crom (VI) oxit là oxit axit.

D crom (II) oxit là oxit lưỡng tính.

Câu hỏi 65 :

Nhận định không chính xác là

A chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

B phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hoá.

C phản ứng xà phòng hoá là phản ứng sinh ra xà phòng.

D este no, đơn chức, mạch hở luôn tác dụng với NaOH với tỉ lệ mol 1 : 1.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK