Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 16 ()

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 16 ()

Câu hỏi 5 :

Chất nào sau đây có độ ngọt cao nhất ?

A Glucozơ    

B Saccarozơ                          

C Fructozơ     

D Tinh bột

Câu hỏi 7 :

Chất nào sau đây tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 2 muối?

A (CH3COO)2C3H6.          

B C6H5COOCH3.

C ClNH3CH2CONHCH2COOH.  

D C2H5NH3Cl.

Câu hỏi 11 :

Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do

A chúng có chứa nitơ trong phân tử.

B số mắt – xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác.

C chúng được tạo từ aminoaxit có tính chất lưỡng tính.

D liên kết CO-NH phản ứng được với cả axit và kiềm.

Câu hỏi 12 :

Giải pháp nào sau đây không hợp lí?

A Sử dụng dung dịch BaCl2 để phân biệt dung dịch Na2COvà dung dịch NaHCO3.

B Rắc bột lưu huỳnh lên thủy ngân rơi vãi khi làm vỡ nhiệt kế.

C Gắn lá thiếc bên ngoài vỏ tàu bằng thép để chống ăn mòn bằng phương pháp ñiện hóa.

D Sử dụng hỗn hợp tecmit để hàn gắn đường ray xe lửa.

Câu hỏi 20 :

Nước của một số giếng khoan có chứa hợp chất của sắt, thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion

A CO32-.   

B Cl-.             

C NO2-.        

D HCO3-.

Câu hỏi 22 :

Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.

B Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.

C Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa.

D Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu hỏi 39 :

Chất nào không phải chất điện li mạnh?

A HCl.

B NaCl.

C CH3COOH.

D CH3COONa.

Câu hỏi 41 :

Công thức hoá học của supephotphat kép là

A Ca(H2PO4)2.

B Ca3(PO4)2.

C Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

D Ca3(PO4)2 và CaSO4.

Câu hỏi 42 :

Quặng chứa hàm lượng sắt cao nhất là

A quặng manhetit.

B quặng hematit.

C quặng xiđerit.

D quặng pirit.

Câu hỏi 43 :

Sắt không tác dụng được với

A dung dịch HCl.

B dung dịch HNO3 đặc nguội.

C dung dịch H2SO4 đặc nóng.

D dung dịch HNO3 loãng.

Câu hỏi 46 :

Sản phẩm khi thuỷ phân hoàn toàn etyl axetat trong dung dịch KOH (đun nóng) là

A ancol etylic và natri axetat.

B ancol etylic và kali axetat.

C ancol metylic và natri propionat.

D ancol metylic và kali propionat.

Câu hỏi 47 :

Đồng phân của fructozơ là

A glucozơ.

B saccarozơ.

C tinh bột.

D xenlulozơ.

Câu hỏi 58 :

Nhận định nào sau đây không chính xác về nhôm?

A Nhôm là kim loại nhẹ, dễ dát mỏng.

B Nhôm là kim loại có tính khử tương đối mạnh.

C Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

D Nhôm có thể khử được các oxit của kim loại kiềm.

Câu hỏi 63 :

Nhận định nào sau đây là đúng?

A Các amin đều là chất khí ở điều kiện thường, có mùi khai.

B Amin thơm có tính bazơ mạnh hơn amoniac.

C Nguyên tử N trong phân tử amin gây nên tính bazơ, tính khử và tính oxi hoá cho amin.

D Amin bậc 1 bị oxi hoá bởi axit nitrơ tạo khí N2.

Câu hỏi 72 :

Trung hoà 10,4 gam axit cacboxylic X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,8 gam muối. Công thức của X là

A C3H7COOH.

B HOOC – CH2 – COOH.

C HOOC – COOH.

D C2H5COOH.

Câu hỏi 74 :

Chất hữu cơ T có công thức phân tử C9H8O4 (chứa vòng benzen). Cho 1 mol T tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 1 mol chất U, 1 mol chất N, 1 mol chất G và 2 mol H2O. Chất G tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được chất hữu cơ P. Biết MG > MU > MN. Nhận định không chính xác là

A chất hữu cơ T phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4.

B chất hữu cơ N có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

C chất hữu cơ G có 2 nguyên tử oxi trong phân tử.

D chất hữu cơ P tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK