Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 19 ()

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 19 ()

Câu hỏi 1 :

Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu xanh. Muối X là:

A MgSO4  

B FeSO4        

C CuSO4   

D Fe2(SO4)3.

Câu hỏi 4 :

Đun nóng m1 gam este X (C4H8O2) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m2 gam muối. Biết rằng m1 < m2, tên gọi của X là:

A isopropyl fomat           

B metyl propionat        

C etyl axetat     

D propyl fomat

Câu hỏi 6 :

Tơ nilon-6,6 có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền  với nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa ?

A axit terephatlic và etylen glicol.        

B axit α-aminocaproic và axit ađipic.

C hexametylenđiamin và axit ađipic.     

D axit α-aminoenantoic và etylen glycol

Câu hỏi 8 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?    

A  Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α -amino axit gọi là liên kết peptit.

B Các peptit đều cho phản ứng màu biure.

C Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.

D Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

Câu hỏi 14 :

Vì sao có thể dùng thùng nhôm để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội ?

A Nhôm là kim loại có tính khử yếu nên không tác dụng với các axit này.

B Các thùng nhôm thường rất dày nên có thể chuyên chở các axit này.

C Nhôm bị thụ động hóa bởi các axit này.

D Nhôm có giá thành rẻ hơn các vật liệu khác.

Câu hỏi 16 :

Cặp chất nào sau đây đều thuộc loại polime tổng hợp ?    

A poli(metylmetacrylat) và amilozơ.           

B tơ visco và tơ olon.

C tơ xenlulozơ axetat và tơ lapsan.           

D poli(vinylclorua) và tơ nilon-6,6.

Câu hỏi 17 :

Có 3 mẫu hợp kim: Fe–Al, K–Na và Cu–Mg. Hóa chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là

A dung dịch NaOH.     

B dung dịch HCl.

C dung dịch H2SO4.  

D dung dịch MgCl2.

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?     

A Propan-2-amin là amin bậc 1.

B HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit a-aminoglutamic.

C (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-meyl-propan-2-amin.

D Triolein có công thức phân tử là C57H106O6.

Câu hỏi 22 :

Điện phân dung dịch hỗn hợp: Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, HNO3, AgNO3. Chất điện phân sau cùng là:

A Fe(NO3)2.   

B AgNO3.           

C HNO3.  

D Cu(NO3)2.

Câu hỏi 24 :

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:   

A CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.      

B C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

C C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.      

D CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.

Câu hỏi 25 :

Cách nào sau đây sai khi dùng để chống ăn mòn vỏ tàu biển bằng sắt ?

A Ghép kim loại Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển.

B Ghép kim loại Cu vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển.

C Sơn lớp sơn chống gỉ lên bề mặt vỏ tàu

D Mạ đồng lên bề mặt vỏ tàu.

Câu hỏi 27 :

Cho CrO3 vào dung dịch NaOH (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 dư vào X, thu được dung dịch Y. Nhận định nào sau đây là sai?     

A dung dịch X có màu da cam.   

B dung dịch Y có màu da cam.

C dung dịch X có màu vàng. 

D dung dịch Y oxi hóa được Fe2+ trong dung dịch thành Fe3+.

Câu hỏi 41 :

Công thức hóa học của sắt (II) sunfat là

A FeS.

B FeSO4.

C FeSO3.

D Fe2(SO4)3.

Câu hỏi 43 :

Muối (NH4)2CO3 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch

A Ca(OH)2.

B MgCl2.

C FeSO4.

D NaOH.

Câu hỏi 44 :

Trường hợp nào sau đây xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa?

A Thanh nhôm nhúng trong dung dịch HCl.

B Đốt bột sắt trong khí clo.

C Cho bột đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

D Để đoạn dây thép trong không khí ẩm.

Câu hỏi 47 :

Khi nấu canh cua thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên là do

A phản ứng thủy phân của protein.

B phản ứng màu của protein.

C sự đông tụ của lipit.

D sự đông tụ của protein do nhiệt độ.

Câu hỏi 49 :

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A Mantozơ.

B Glucozơ.

C Fructozơ.

D Xenlulozơ.

Câu hỏi 51 :

Aminoaxit đơn giản nhất là

A alanin.

B lysin.

C glyxin.

D valin.

Câu hỏi 65 :

Cho các sơ đồ phản ứng sau:X (C4H6O5) + 2NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) X1 + X2 + H2OX1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4X2 + 2X4 \(\xrightarrow[{{t^o}}]{{{H_2}S{O_4}\,dac}}\) C4H6O4 + 2H2OBiết các chất X, X1, X2, X3, X4 đều mạch hở. Phát biểu nào sau đây sai?

A X3 và X4 thuộc cùng dãy đồng đẳng.

B Nhiệt độ sôi của X3 cao hơn X4.

C X là hợp chất hữu cơ tạp chức.

D Chất X2, X4 đều hòa tan được Cu(OH)2.

Câu hỏi 67 :

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A Anilin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Gly-Ala.

B Etylamin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val.

C Etylamin, fructozơ, saccarozơ, Glu-Val-Ala.

D Etylamin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK