Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Tân Phong

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Tân Phong

Câu hỏi 2 :

Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng phân hạch?

A. \(_{0}^{1}n+_{92}^{235}U\to _{39}^{94}Y+_{53}^{140}I+2._{0}^{1}n.\) 

B. \(\alpha +_{13}^{27}A\ell \to _{15}^{30}Si+_{0}^{1}n.\)   

C. \(_{84}^{210}Po\to _{82}^{206}Pb+\alpha .\)  

D. \(_{1}^{2}H+_{1}^{3}H\to _{2}^{4}He+_{0}^{1}n.\)

Câu hỏi 3 :

Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) có chiết suất tuyệt đối \({{n}_{1}}\) sang môi trường (2) có chiết suất tuyệt đối \({{n}_{2}}\) thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra không nếu chiếu tia sáng theo chiều từ môi trường (2) sang môi trường (1)?

A. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).   

B. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).

C. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).

D. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).

Câu hỏi 4 :

Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.   

B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.     

C. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi.

D. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.

Câu hỏi 5 :

Chọn phát biểu sai về sóng âm?

A. Sóng âm truyền trong nước với tốc độ lớn hơn trong không khí.  

B. Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì bước sóng tăng.

C. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính chất của môi trường.

D. Tốc độ truyền âm trong không khí xấp xỉ bằng tốc độ truyền âm trong chân không.

Câu hỏi 6 :

Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

A. Chất lỏng. 

B. Chất rắn. 

C. Chất khí ở áp suất lớn. 

D. Chất khí ở áp suất thấp.

Câu hỏi 7 :

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng \(\varepsilon \) để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó

A. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn \(\varepsilon \) do có mất mát năng lượng.  

B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng lớn hơn \(\varepsilon \) do có bổ sung năng lượng.

C. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng lớn hơn \(\varepsilon \) do có bổ sung năng lượng.

D. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn \(\varepsilon \) do có mất mát năng lượng.

Câu hỏi 8 :

Có bốn bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia \(\gamma \). Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:

A. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia \(\gamma \), tia hồng ngoại.

B. tia \(\gamma \), tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.

C. tia \(\gamma \), tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.

D. tia \(\gamma \), ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.

Câu hỏi 9 :

Trong 59,50 g \(_{92}^{238}U\) có số nơtron xấp xỉ là

A. 2,38.1023.

B. 2,20.1025.

C. 1,19.1025

D. 9,21.1024.

Câu hỏi 12 :

Một vật có khối lượng 100g dao động điều hoà với phương trình \(x=10\cos \left( 2\pi t+\varphi  \right)\,\left( cm \right).\) Lấy \({{\pi }^{2}}=10.\) Lực kéo về tác dụng lên vật có biểu thức là

A. \(F=0,4\cos \left( 2\pi t+\varphi  \right)\,\,\left( N \right).\)

B. \(F=-0,4\sin \left( 2\pi t+\varphi  \right)\,\,\left( N \right).\)

C. \(F=-0,4\cos \left( 2\pi t+\varphi  \right)\,\,\left( N \right).\)

D. \(F=0,4sin\left( 2\pi t+\varphi  \right)\,\,\left( N \right).\)

Câu hỏi 15 :

Hạt nhân đơteri \(_{1}^{2}H\); triti \(_{1}^{3}T\) và heli \(_{2}^{4}He\) có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là

A. \(_{1}^{2}H;\,\,_{2}^{4}He;\,\,_{1}^{3}T.\)

B. \(_{1}^{2}H;\,\,_{1}^{3}T;\,\,_{2}^{4}He.\)

C. \(_{2}^{4}He;\,\,_{1}^{3}T;\,\,_{1}^{2}H.\)

D. \(_{1}^{3}T;\,\,_{2}^{4}He;\,\,_{1}^{2}H.\)

Câu hỏi 19 :

Một đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R=40\Omega \), cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{0,6}{\pi }H\) và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch đó điện áp \(u=80\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\left( V \right)\) thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đó bằng 160 W. Biểu thức điện áp trên tụ điện là

A. \({{u}_{C}}=240\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\left( V \right).\)

B. \({{u}_{C}}=80\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\left( V \right).\)

C.  \({{u}_{C}}=240\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)\left( V \right).\) 

D. \({{u}_{C}}=120\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\left( V \right).\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK