Ngày mà người dân Ấn Độ coi là “ngày quốc tang” là

Câu hỏi :

Ngày mà người dân Ấn Độ coi là “ngày quốc tang” là ngày nào?

A. Ngày cuộc khởi nghĩa Xi-pay bị đàn áp 

B. Ngày nữ hoàng Anh (Vichtoria) tuyên bố là: “Nữ hoàng Ấn Độ”. 

C. Ngày đạo luật chia đôi xứ Bengan bắt đầu có hiệu lực 

D. Ngày Ti – lắc, thủ lĩnh của Đảng Quốc Đại bị thực dân Anh bắt và kết án 6 năm

* Đáp án

C

* Hướng dẫn giải

Nhằm mục đích hạn chế sự đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh tăng cường thực hiện chính sách “chia để trị”. Tháng 7-1905, chúng ban hành đạo luật chia cắt Bengan: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hinđu. Điều đó làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt là ở Bom-bay và Cam-cut-ta. Ngày 16-10-1905, đạo luật chia cắt Ben – gan bắt đầu có hiệu lực; nhân dân Ấn Độ coi đó là ngày quốc tang.

Chọn đáp án: C

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK