Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Đề ôn tập Chương 3 môn Lịch sử 11 năm 2021 Trường THPT Kim Sơn

Đề ôn tập Chương 3 môn Lịch sử 11 năm 2021 Trường THPT Kim Sơn

Câu hỏi 1 :

Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập tổ chức chính trị gì?

A. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương.

C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương.

D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương.

Câu hỏi 2 :

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?

A. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

B. Thực dân Anh trút gánh nặng chiến tranh lên vai nhân dân Ấn Độ.

C. Việc hành các đạo luật phản động của thực dân Anh để củng cố địa vị thống trị của mình.

D. Thực dân Anh đàn áp phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ nhân dân khiến cho cách mạng thiệt hại nặng.

Câu hỏi 3 :

Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản.

C. Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

D. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản.

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động.

B. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản.

C. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản.

D. Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản.

Câu hỏi 5 :

Đặc điểm cơ bản của nông nghiệp Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là:

A. Tổ chức lễ cày tịch điền, khuyến khích sản xuất.

B. Nhà nước quan tâm đến đê điều.

C. Chú ý bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

D. Đất đai khai khẩn tập trung trong tay cường hào, địa chủ.

Câu hỏi 6 :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới nào?

A. Địa chủ phong kiến, tư sản, công nhân.

B. Công nhân, nông dân, tư sản.

C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

D. Địa chủ phong kiến, công nhân dân.

Câu hỏi 7 :

Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) lan rộng ra toàn thế giới?

A. Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng.

B. Đức tấn công Ba Lan, buộc Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức.

C. Mĩ tuyên chiến với Nhật sau đó là Đức, Italia.

D. Phát xít Đức tấn công Liên Xô.

Câu hỏi 8 :

Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) được coi là thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. 15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.

B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6/8/1945 và 9/8/1945).

C. 5/1943 quét sạch quân Đức –Ita-li-a ra khỏi lục địa châu Phi.

D. 9/5/1945 Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện.

Câu hỏi 9 :

Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?

A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

B. Phương thức sản xuất phong kiến.

C. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp.

D. Phương thức sản xuất thực dân.

Câu hỏi 10 :

Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Pháp chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là?

A. Thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, thống nhất thị trường.

B. Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng.

C. Phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự.

D. Phục vụ việc phát triển công nghiệp của Pháp ở Việt Nam.

Câu hỏi 11 :

Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có 2 giai cấp cơ bản nào?

A. Địa chủ phong kiến và nông dân.

B. Địa chủ phong kiến và công nhân.

C. Địa chủ phong kiến và tư sản.

D. Công nhân, nông dân.

Câu hỏi 14 :

Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?

A. Là định hướng cơ bản.

B. Chỉ là một trong nhiều nhân tố.

C. Đây là giai đoạn quyết định.

D. Là cơ sở quan trọng.

Câu hỏi 15 :

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?

A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh 

B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp 

C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước 

D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương

Câu hỏi 16 :

Nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong muốn nhấn mạnh điều gì?

A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

D. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu hỏi 17 :

Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. công nhân, nông dân, thợ thủ công.

B. công nhân và viên chức hỏa xa trên tuyến đường sắt Hà Nội – Vân Nam.

C. công nhân và binh lĩnh người Việt trong quân đội Pháp.

D. tất cả các giai tầng trong cả nước

Câu hỏi 18 :

Ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập

C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ

D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Câu hỏi 19 :

Tại sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống thực dân Pháp?

A. Vì họ là lực lượng cách mạng động đảo và hăng hái nhất ở Việt Nam.

B. Vì họ bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột nặng nề nhất.

C. Vì họ đại diện cho giai cấp tiên tiến nhất.

D. Vì họ xuất thân từ nông dân.

Câu hỏi 20 :

Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?

A. 5/6/1911.      

B. 6/5/1911.

C. 5/5/1911.      

D. 6/6/1911.

Câu hỏi 21 :

Việt Nam Quang Phục hội chuyển hướng về hoạt động trong nước khi nào?

A. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

B. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn quyết liệt.

C. Khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu hỏi 22 :

Tên tuổi của Bạch Thái Bưởi gắn liền với giai tầng nào trong xã hội Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Giai cấp nông dân.

B. Tầng lớp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp công nhân.

D. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị

Câu hỏi 23 :

Phong trào nào sử dụng hình thức tôn giáo trong tổ chức và hoạt động?

A. Phong trào đấu tranh của dân tộc thiểu số.

B. Việt Nam Quang Phục hội.

C. Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên.

D. Phong trào Hội kín Nam Kì.

Câu hỏi 24 :

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?

A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng

B. Bãi công đòi tăng lương và giảm giờ làm

C. Bỏ việc, phá giao kèo, đánh lại cai kí, đưa đơn yêu cầu, tham gia khởi nghĩa, bãi công.

D. Từ bãi công tiến lên tổng bãi công để đòi quyền lợi về kinh tế

Câu hỏi 25 :

Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là

A. Nông dân và dân nghèo thành thị

B. Công nhân và binh lính người Việt.

C. Nông dân và công nhân.

D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.

Câu hỏi 26 :

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào Hội kín ở Nam Kì là gì?

A. Lực lượng của thực dân Pháp rất mạnh.

B. Phong trào chưa phát triển mạnh mẽ.

C. Không có giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

D. Không thu hút được nhiều người tham gia phong trào..

Câu hỏi 27 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân Việt Nam tiếp thu được tư tưởng nào để chuyển sang đấu tranh tự giác?

A. Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc.

B. Tư tưởng yêu nước của dân tộc ta.

C. Tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

D. Tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng. 

Câu hỏi 28 :

Chính quyền thực dân cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam để làm gì?

A. Để thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.

B. Để bù đắp cho công nghiệp chính quốc.

C. Để có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.

D. Để khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. 

Câu hỏi 29 :

“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ của tổ chức nào?

A. Duy Tân hội.

B. Hội Kín Nam Kì.

C. Việt Nam quang phục hội.

D. Đông Kinh Nghĩa Thục.

Câu hỏi 30 :

Sáng lập ra tổ chức Đông Kinh Nghĩa thục bao gồm những ai?

A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế.

B. Phan Bội Châu, Nguyễn Quyền.

C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.

D. Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng.

Câu hỏi 31 :

Phong trào chống thuế năm 1908 được diễn ra ở khu vực nào của nước ta?

A. Bắc Kì.       

B. Trung Kì.

C. Nam Kì.       

D. Tây Nam Kì.

Câu hỏi 32 :

Điểm nổi bật của tình hình nước ta đầu thế kỉ XX là

A. Thực dân Pháp hoàn thành cuộc khai thác, bóc lột Việt Nam trên quy mô lớn.

B. Khuynh hướng vô sản bước đầu được du nhập vào nước ta.

C. Giai cấp tư sản, vô sản, tiểu tư sản, phong kiến ngày càng trưởng thành.

D. Xuất hiện khuynh hướng cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản.

Câu hỏi 33 :

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là gì?

A. Thiếu đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng sáng suốt.

B. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh bị bắt không có người đứng đầu.

C. Phong trào yêu nước diễn ra lẻ tẻ và mang tính tự phát.

D. Thực dân Pháp còn quá mạnh.

Câu hỏi 34 :

Điểm không giống nhau giữa xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh là gì?

A. Đều xuất phát từ tinh thần yêu nước.

B. Chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

C. Đều tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới.

D. Đều thực hiện cải cách văn minh.

Câu hỏi 35 :

Nhân vật yêu nước tiêu biểu chủ trương bạo động để giành độc lập ở nước ta đầu thế kỉ XX là ai?

A. Phan Châu Trinh.

B. Hoàng Hoa Thám.

C. Phan Bội Châu.

D. Phan Đình Phùng.

Câu hỏi 36 :

Các phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng nào sau đây?

A. Trào lưu triết học ánh sáng Pháp.

B. Dân chủ tư sản.

C. Tư tưởng phong kiến.

D. Cách mạng tháng Mười Nga.

Câu hỏi 37 :

Đặc điểm chung của các phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thể kỉ XIX là gì?

A. Lực lượng tham gia bao gồm nhiều tầng lớp, giai cấp và thành phần xã hội

B. Tổ chức theo lề lối phong kiến

C. Thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lâp dân tộc

D. Thành phần lãnh đạo là tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hóa.

Câu hỏi 38 :

Vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản không phải vì

A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.

B. Sau cải cách Minh Trị (1868) Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh.

C. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905), là quốc gia duy nhất ở châu Á lúc bấy giờ thắng đế quốc phương Tây.

D. Nhật Bản có những hành động giúp đỡ Việt Nam trong quá trình kháng chiến trước đó. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK