Trang chủ Review Review sách: Việc Làng – phóng sự hài hước mà sâu cay về hủ tục Việt Nam

Review sách: Việc Làng - phóng sự hài hước mà sâu cay về hủ tục Việt Nam

Review sách: Việc Làng – phóng sự hài hước mà sâu cay về hủ tục Việt Nam

review-sach-viec-lang-ngo-tat-to

“Dân mình khổ quá”, ai cũng phải thốt lên như thế sau khi đọc được những tác phẩm của cụ Ngô Tất Tố viết về xã hội Việt Nam trong những năm nghèo đói, cơ cực của thế kỷ 20. Hết Tắt Đèn, Lều Chõng, Tập án cái đình, chúng ta lại được tìm hiểu thêm về xã hội cũ với tác phẩm Việc Làng của cụ Tố. Đọc sách để thấu hết những cái hủ tục, lạc hậu, biết nó từ đâu mà ra và làm thế nào để bài trừ chúng ra khỏi xã hội này.

Tác giả Ngô Tất Tố với tác phẩm Việc Làng

Việc Làng là tác phẩm của Ngô Tất Tố, một tên tuổi vĩ đại của nền văn học nước nhà, ông đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Những trang viết của cụ Tố truyền tải đến chúng ta những thực tế nhức nhối trong sinh hoạt của người nông dân và nông thôn Việt Nam trước năm 1945.

Ngô Tất Tố luôn biết cách khiến người đọc phải kinh ngạc với những phát hiện sâu xa của mình trong sự sống con người và những biến chuyển văn hóa trong lòng xã hội. Ngoài những tiểu thuyết kinh điển như Lều chõng, Tắt đèn, Ngô Tất Tố còn để lại cho chúng ta những ghi chép thể hiện tính thời sự và khả năng quan sát nhạy cảm về con người, thời cuộc và xã hội.

review-sach-viec-lang-ngo-tat-to
Review sách Việc Làng – Ngô Tất Tố

Sách hay nên đọc: Review sách: Tắt Đèn – tìm đâu ra chút ánh sáng leo lét trong những phận đời tối tăm

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Việc Làng
(6 đánh giá)
44,800 đ56,000 đ -20%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

Công ty phát hành Huy Hoàng Bookstore
Ngày xuất bản 2017-03-27 00:00:00
Kích thước 20.5 x 13.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 255

Nội dung tác phẩm Việc Làng

Những thủ tục nhiễu nhương

Cả tập sách Việc Làng đi đặc tả những hủ tục xưa cũ. Xuất phát là phong tục, đến thủ tục rồi thành “hủ tục”, Ngô Tất Tố đi bóc trần những thứ lệ làng đã làm tội làm vạ biết bao con người trong xã hội xưa.

Trung tâm của những hủ tục ấy là những bữa cỗ ở đình làng. Dù chỉ là một dịp ăn uống nhưng những bữa cỗ ấy có thể khiến một gia đình tán gia bại sản, thậm chí có người thắt cổ tự tử vì không lo được cho trọn việc làng. Buồn cười một nỗi, người ta có cả trăm nghìn dịp để mà ngả vạ hay ăn cỗ. Các bậc quan trong làng chỉ cần biết họ có miếng có phần là đủ. Xoay làm sao cho đủ mâm cỗ, cái đó là việc của dân.

Có đoạn, sách Việc Làng viết “Bây giờ tôi sắp nằm xuống, lại sắp để lại cho thằng con tôi một cái gánh nặng…sẽ là món nợ mà một đời nó chưa chắc trả hết…” (Lớp người bị bỏ sót)

Dẫu vậy, từ đời này qua đời khác, người ta vẫn làm, bởi vì “sợ tủi vong hồn nó, và rồi con cũng không mặt mũi nào trông thấy anh em nhà vợ nữa.” (Món nợ chung thân)

Sống không được, chết không xong. Nỗi khổ cứ truyền từ đời này sang đời khác vì cái thứ mà người ta gọi là phép vua thua lệ làng. 

Đọc đến đoạn này, tôi lại nhớ một chi tiết trong tiểu thuyết Tắt Đèn. Ấy là đám ma của mẹ và em trai đã khiến nhà anh chị Dậu từ một gia đình đủ ăn đủ mặc phải đi vay giật rồi biến thành cái nhà Dậu nghèo nhất nhì hạng cùng đinh. 

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Việt Nam Danh Tác - Bốn Mươi Năm Nói Láo
(3 đánh giá)
64,500 đ86,000 đ -25%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

Nguyên nhân của những hủ tục

Trách làng rườm rà, trách quan làng sách nhiễu thì cũng phải trách người dân không dám đấu tranh cho những cái phiền hà. 

Các cụ thì đặt hư danh, ích kỷ cá nhân với miếng ăn hớp rượu lên hàng đầu để gây sự phiền phức. Người dân thì vì sống trong một cộng đồng mà lo sợ đủ thứ trên đời. Đổi lại mâm cao cỗ đầy để được ở trong sổ làng, bao cặp vợ chồng phải dắt díu nhau đi làm thuê, làm mướn đến bạt mắt rồi đeo món nợ chung thân vào cổ vào đầu. 

Người nghèo khổ đến mức phải dỡ cả gỗ nhà đem bán để làm cỗ nhưng họ không chỉ cam chịu mà còn lấy làm hãnh diện khi cho làng một bữa cỗ linh đình. Họ hạnh phúc khi nhận được những lời khen đãi bôi vì làm được mâm cỗ sang hơn kẻ kia người đó.

Những người dân có tư tưởng bị trói buộc như con trâu cọc sau lũy tre làng. Trăm năm bám rễ với những tư tưởng hủ lậu khiến họ chẳng dám dứt mình ra vì sợ bị coi khinh,

“Khổ chủ không chịu thì họ phải lấy tiền làng mà chi. Nhưng rồi họ sẽ họp làng tại đình, đóng chiếc đinh cù vào cột đình và phát thệ rằng: “Nhà ấy đã không thèm tuân lệ làng, từ sau trở đi, những lúc làng có ăn uống, không ai được ngồi với người nhà ấy, và rồi nhà ấy có người nào chết, bất kỳ đàn ông, đàn bà, họ xa, họ gần, làng sẽ không khiêng”.

review-sach-viec-lang-ngo-tat-to-2
Review sách Việc Làng – Ngô Tất Tố

Sách hay nên đọc: Review sách: Bỉ Vỏ – tiếng kêu xé lòng của người phụ nữ bất hạnh

Ở thôn quê, cái người lúc sống không ai ngồi với, lúc chết làng không khiêng cho, là người cực nhục, sống cũng như chết. Vì vậy từ xưa đến nay, họ đã ăn vạ người nào, người ấy cứ phải bán nghiệp mà trả. Không ai dám bướng.”

Giá trị của tác phẩm Việc Làng

Tập Việc Làng cho thấy cái tài làm phóng sự đỉnh cao của nhà văn Ngô Tất Tố. Dù sống giữa một xã hội bị che khuất bởi đủ thứ tư tưởng, cụ Tố vẫn giữ con mắt quan sát tinh đời để nhìn tỏ tưởng những vấn đề sâu xa trong lòng xã hội. 

Ngô Tất Tố dùng ngòi bút của mình để vạch ra những án nạn ở chốn cửa Khổng sân Trình, cụ phê phán tâm lý háo danh một cách tiêu cực của dân làng nhưng không vì thế mà lên án một cách phiến diện. Không chỉ là phê phán, cụ còn cảm thông với người dân, chỉ ra gốc rễ của những tư tưởng cổ hủ đó vạch mặt những kẻ đã gây ra cảnh khổ cho họ.

“Một nước giống như cái xe bò, lớp trí thức là người làm bò, lớp dân quê là người đẩy xe. Nếu kẻ đẩy xe còn bị những dây tệ tục buộc chặt hai chân, thì kẻ làm bò tài giỏi bậc nào cũng không thể kéo được cái xe bò lên dốc… Vì vậy, tôi chỉ mong mỏi các ông đưa mắt đến chỗ bẩn thỉu, tối tăm trong lũy tre xanh.”

Đọc việc làng rồi ngẫm chuyện ngày nay. Hủ tục ngày xưa nay “tiến hóa” thành những án nạn chẳng kém phần nguy hiểm. Người ta không còn khổ sở vì bị lệ làng chèn ép thì lại tự làm khổ mình vì kèn cựa với những người xung quanh. Cỗ nhà anh to, cỗ nhà tôi sẽ phải to hơn. Dù hủ tục có diễn tiến theo hướng nào thì căn nguyên cũng bởi con người đang chạy theo những cái danh phù phiếm mà quên mất nhìn vào những giá trị cốt lõi bên trong.

review-sach-viec-lang-ngo-tat-to-3
Review sách Việc Làng – Ngô Tất Tố

Lời kết

Gần một thế kỷ đã trôi qua nhưng những giá trị xã hội trong phóng sự Việc Làng vẫn còn nguyên tiếng nói của nó. Cảm ơn nhà văn Ngô Tất Tố đã giúp thế hệ sau lưu giữ  những câu chuyện văn hóa để mà ngẫm nghĩ và đấu tranh cho một xã hội văn minh hơn.

Sách hay nên đọc: Review sách: Nhật ký Đặng Thùy Trâm – cuốn nhật ký lưu giữ ngọn lửa không bao giờ tắt của tuổi trẻ

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Việc Làng
(6 đánh giá)
44,800 đ56,000 đ -20%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất


Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Việt Nam Danh Tác - Bốn Mươi Năm Nói Láo
(3 đánh giá)
64,500 đ86,000 đ -25%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

Cảm Nhận Của Độc Giả

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK