Trang chủ Review Review sách: Phố | Chu Lai – Nỗi buồn người lính thời kỳ hậu chiến

Review sách: Phố | Chu Lai - Nỗi buồn người lính thời kỳ hậu chiến

Review sách: Phố | Chu Lai – Nỗi buồn người lính thời kỳ hậu chiến

review-sach-pho-chu-lai-2

Chiến tranh Việt Nam được tái hiện sống động qua những tiểu thuyết và bộ phim điện ảnh sặc mùi thuốc súng, đạn bom, máu và nước mắt. Đến với nhà văn Chu Lai, chúng ta sẽ được chứng kiến những lát cắt hiện thực về chiến tranh, đó không phải là những cuộc chiến đẫm máu mà là đời sống của những anh lính áo xanh, đang gồng mình để quen với cuộc sống thời hậu chiến.

Cùng đọc Phố của Chu Lai để có một góc nhìn bi kịch nhưng lãng mạn về tình yêu, cuộc sống của những con người Hà Nội giai đoạn đầu đổi mới. 

Tác giả Chu Lai và tiểu thuyết Phố

Nhà văn Chu Lai từng là một chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Chính khói lửa chiến tranh với cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo nên cây bút Chu Lai với những tác phẩm kinh điển về chiến tranh và người lính.

Mỗi trang viết của Chu Lai lại tái hiện một câu chuyện đi vào tận cùng vui sướng, khổ đau, can đảm, yếu hèn. Tất cả đều được hiện lên một cách đậm nét và hết sức chân thực. 

Một cảm hứng văn chương thường gặp trong những sáng tác của Chu Lai là sự cô đơn. Ông cho rằng cô đơn là bí quyết làm nghề của tất cả chủ thể sáng tạo, bất kể văn chương, hội họa hay là sân khấu.

“Một mình anh âm thầm đánh vật tìm ra một lối đi, phần lớn những kẻ ham vui, láng cháng, viết qua loa đại khái, đi du lịch, du hí gặp bạn bè, vui đâu chầu đấy, có viết cũng sẽ chẳng ra cái gì. Còn tôi, có lẽ trong một giai đoạn viết tương đối nhiều, do đó đã quen dần với sự cô đơn, và khi đã quen với sự cô đơn thì biến thành nghiện cô đơn…”

review-sach-pho-chu-lai
Review sách Phố – Chu Lai

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Văn Học Việt Nam – Tiểu Thuyết Phố (Chu Lai)
(0 đánh giá)
78,800 đ116,000 đ -32%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất


Sách hay nên đọc: Review sách: Giông Tố – thảm kịch về sự bất tín của con người
Công ty phát hành Đinh Tị
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 472
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thanh Niên

Nội dung tiểu thuyết Phố – Chu Lai

Phố viết về cuộc sống của những người lính trên phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Họ trở về quê nhà sau khi tham gia vào những trận chiến ác liệt nơi chiến trường xưa. 

Không phải chiến đấu không có nghĩa là cuộc sống dễ dàng với những người lính đã quen với môi trường quân ngũ. Vì kinh tế đất nước đang trong giai đoạn khó khăn, những người lính này phải làm quen với việc kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống.

Nhân vật chính trong Phố là cặp vợ chồng Nam và Thảo. Họ yêu nhau giữa lúc cuộc chiến đi vào ác liệt. Chiến tranh chống Mỹ kết thúc, hòa bình lập lại. Họ có với nhau một đứa con gái lên bảy và đang phải vật lộn để có được bữa ăn tàm tạm như bao người. 

Đất nước mở của, Thảo đi xuất khẩu lao động bên Đông Đức. Hai vợ chồng tích góp để xây được một căn nhà ba tầng thay cho căn hộ tập thể nhỏ hẹp. Những tưởng nhà cao cửa rộng là sướng, nhưng không, hôn nhân của họ bị đẩy tới bờ vực thẳm vì Thảo vụng trộm với người đàn ông khác. “Thảo dạo này khó hiểu quá! Cứ như người lạ nào ở đâu vào nhà.”

Cũng ở con phố ấy có hai vợ chồng anh Lãm. Lãm trước cũng từng đi lính, nhưng từ chối học sĩ quan và lấy một cô gái ngoài thị xã gần đơn vị. Có những lúc túng quẫn, hai vợ chồng phải sống lần hồi trong một túp lều trên vỉa hè. Dù nghèo khó nhưng anh Lãm vẫn giữ tâm mình trong sạch, có gì ăn nấy, không cướp của ai. Chính cuộc sống nghèo khó và khắc nghiệt đã tôi luyện Lãm, anh từ một người buôn mía đã vươn lên thành ông chủ cơ sở mía đường giàu có bậc nhất.

Lại có anh đạo diễn tên Nguyễn Bình Trọng cũng ở cùng con phố Nhà Binh ấy. Anh không con, không vợ, một nửa thời gian dành để lang thang ngoài phố, uống rượu trắng nhắm với mấy củ lạc. Dẫu vậy, anh vẫn nuôi chí lớn là một ngày sẽ sản xuất bộ phim về phố nhà binh, về chiến tranh, về nơi đã lưu giữ linh hồn anh từ đó tới giờ.

“Ánh sáng chan hòa và những âm thanh rộn ràng nuốt chửng lấy cái thân xác gầy guộc của anh, đảo bước chân anh theo cái nhịp của một người đang vào cơn say nhẹ. Hai ngọn đèn pha cực mạnh bật sáng chói chang nơi giữa phố, đưa cả con đường vào một đêm hội hoa đăng của công cuộc trải nhựa lại mặt bằng.

review-sach-pho-chu-lai-2
Review sách Phố – Chu Lai

Sách hay nên đọc: Review sách: Vang bóng một thời – nơi cây bút tài hoa lưu giữ cái hồn dân tộc

Mùi hắc ín, tiếng máy nổ, dáng dấp những người công nhân lục lộ khẩn trương đan qua đan lại kia đã báo hiệu rằng, chỉ sớm mai thôi, khi căn phố tỉnh dậy, sẽ có một dải lụa màu đen mát mịn chạy giữa những ngôi nhà. Anh chợt thấy sống mũi mình cay xè. Chao ôi, Hà Nội… Hà Nội của tôi… Hà Nội khổ đau và lam lũ… Hà Nội kiên trung và nồng nàn… Hà Nội… Thế là ra ngươi cũng đang biết tự đập vỡ mình để trở nên dáng nét của một thủ đô theo đúng nghĩa đấy ư. Cám ơn… xin cám ơn”

Với những người quen đọc những tiểu thuyết có mạch truyện đơn giản thì buộc phải kiên nhẫn mới đọc hết Phố. Truyện ngắn này đen xen nhiều câu chuyện. Sự chuyển mình trong những mảnh đời riêng lẻ đã tạo nên một Phố cổ kính mà khác lạ. Phố đã khác, những con người trong phố ấy cũng đã đổi thay.

Ý nghĩa của tiểu thuyết Phố – Chu Lai

Nhà văn kiên nhẫn đi hết từng ngóc ngách trong con phố nhà binh. Sự giao thoa giữa cổ kính và hiện đại, cái cũ và cái mới, bao cấp sang chủ nghĩa xã hội đã khiến cuộc sống của người dân có nhiều biến chuyển. Dẫu vậy, trong thời nào, người lính năm xưa vẫn giữ nguyên chất lính đáng quý.

Tác phẩm ban đầu có tên Phố Nhà Binh rồi lại chuyển thành Phố. Có phải mục đích của tác giả là trải rộng ra thêm cuộc sống của cả xã hội bấy giờ?

Sau chiến tranh, những người lính đã quen với đạn bom khói lửa sẽ làm gì để mưu sinh?

Khi bị dồn đến tận cùng tuyệt vọng, họ vẫn sẽ chống trả quyết liệt hay bỏ mặc cho số phận đưa đẩy?

Ngòi bút nghệ thuật của nhà văn Chu Lai

Cách kể chuyện

Phố được viết với giọng văn đều đều như một thước phim chính luận quay chậm, người quay phim đã nghiêm túc lia máy đến mọi ngóc ngách trong con phố nhà binh. Văn của Chu Lai rất thật, ông không bi kịch hóa, cũng chẳng tô vẽ cho cuộc sống hậu chiến thêm màu mè. Cuộc giao tranh giữa những giá trị cũ và mới đã tạo nên những nhịp đập chân thực của vùng đất thủ đô sau cuộc chiến tranh khốc liệt. 

Cách miêu tả

Từ tả cảnh đến tả người, Chu Lai luôn làm người đọc ngưỡng mộ với con mắt quan sát tinh tế và cách đưa những chi tiết ấy vào văn sống động đến lạ kỳ. 

Chi tiết tôi thích nhất trong tác phẩm Phố của Chu Lai là những đoạn tả cảnh mùa thu. Hà Nội buồn nhưng đẹp quay quắt trong những giọt mưa phùn rơi lất phất, rồi những đêm sâu hun hút khi trời vào đông và những tiếng rao đêm cất lên trong gió lạnh.

Nội tâm nhân vật được miêu tả qua vài nét cơ bản nhưng cách tác giả diễn đạt và ví von đã giúp chúng ta nhìn sâu vào những trăn trở, bế tắc, đớn đau và khao khát thầm kín của những người dân Hà Nội thời bấy giờ.

review-sach-pho-chu-lai-3
Review sách Phố – Chu Lai

Lời kết

Phố của Chu Lai chính là nguồn cảm hứng cho bộ phim Người Hà Nội từng gây bao xúc động trong lòng người theo dõi. Không còn tiếng đạn tiếng bom, chính hơi thở của cuộc sống mưu sinh đã tạo nên những thước phim sống động về những người dân Phố.

Sách hay nên đọc: Review sách: Vỡ Đê – xã hội đương thời trong những phóng sự châm biếm

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Văn Học Việt Nam – Tiểu Thuyết Phố (Chu Lai)
(0 đánh giá)
78,800 đ116,000 đ -32%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

Cảm Nhận Của Độc Giả

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK