Trang chủ Review Review sách: Quảng Trị 1972 – Hồi ức đau thương của một người lính

Review sách: Quảng Trị 1972 - Hồi ức đau thương của một người lính

Review sách: Quảng Trị 1972 – Hồi ức đau thương của một người lính

review-sach-quang-tri-1972

Đọc những cuốn sách về thời chiến, lớp trẻ chúng ta không khỏi dấy lên trong mình cảm giác tự hào xen lẫn xót thương cho một thời đấu tranh anh hùng bi tráng. Cuốn Quảng Trị 1972 của Nguyễn Quang Vinh giúp chúng ta hồi tưởng lại những trận đánh oanh liệt nhất và cũng đau thương nhất lịch sử chiến đấu của dân tộc. Những hiện thực trần trụi và đau đớn nhất của cuộc chiến được kể lại như xảy ra mới vừa hôm qua.

Tác giả Nguyễn Quang Vinh trong Quảng Trị 1972

Nguyễn Quang Vinh – tác giả cuốn Quảng Trị 1972, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhập ngũ năm 1972 khi còn là sinh viên trường phổ thông công nghiệp Hai Bà Trưng. 

Anh bắt đầu là một chiến sĩ rồi trở thành tiểu đội trưởng của trung đoàn 48 trong sư đoàn 320B tử thủ ở Thành cổ Quảng Trị và Mặt trận Cửa Việt. 

Quảng Trị 1972 là mảnh đất chết với rặt những là bom pháo. Đụng vào đâu cũng thấy xác chết, cả ta lẫn địch. Tiểu đoàn 3 của Nguyễn Quang Vinh đã hai lần bị xóa sổ trong vòng 3 tháng. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, người từng trực tiếp tham gia vào trận Quảng Trị 1972 đã nhớ lại: “Cứ sáng dậy mở mắt ra là thấy toàn lính mới.”

review-sach-quang-tri-1972
Review sách Quảng Trị 1972 – Nguyễn Quang Vinh

Sách hay nên đọc: Review sách: Nỗi Buồn Chiến Tranh – khi tuổi trẻ bị chiến tranh đánh cắp

Nội dung cuốn Quảng Trị 1972

Quảng Trị 1972 là cuốn sách được viết ra dựa trên hồi ức của Nguyễn Quang Vinh và những đồng đội của anh trong trận đánh đầy máu và lửa. Ở đó, cái sống và cái chết tranh chấp nhau từng giây phút một. Ở đó, trắng đen rõ rệt. Trần trụi sự thật. Trần trụi bản năng và mọi khía cạnh con người. Tất cả được phơi bày hết, phơi bày đến tận cùng cái tốt và cái xấu, dũng cảm và hèn nhát, nhân đạo và nhẫn tâm, cao cả và  thấp hèn, có lý và phi lý,…

Sách Quảng Trị 1972 đi theo một mạch truyện rõ ràng, từ lúc tác giả còn là một cậu sinh viên thủ đô, đến lúc lên đường vào thành cổ Quảng Trị, tham chiến vào các mặt trận khác cho tới khi trở về Hà Nội chữa trị sau khi bị một mảnh pháo cắm vào đầu. Chiến tranh được lột tả chân thật tới mức đau đớn với máu thịt, đạn bom.

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Quảng Trị 1972
(7 đánh giá)
119,000 đ140,000 đ -15%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

Ngòi bút tả thực của nhà văn Nguyễn Quang Vinh

Tội ác của lính Mỹ

Đã có quá nhiều tác phẩm tố cáo tội ác gieo nên những cuộc chiến tranh phi nghĩa từ đám thực dân đế quốc. Nhưng bất kể trang viết nào cũng khiến những người dân Việt Nam trào dâng niềm căm tức và phẫn nộ khó nguôi ngoai sau ngần ấy thập kỷ.

Trong Quảng Trị 1972, tại một trong những trận đánh ác liệt nhất của dân tộc, tác giả tố cáo tội ác của bọn đế quốc qua cái chết thương tâm của những người lính tuổi còn non trẻ.

“Thấy có vài cái xác mặc quần áo rằn ri nằm dưới hào. Nhưng một cái xác nằm trên doi cát mới làm tôi chú ý. Đó là một cái xác không đầu đã hơi trương, mặc quân phục vải Tô Châu đeo thắt lưng đỏ, một tay bị cụt còn quấn băng trắng. Chắc chắn đó là xác lính mình. Bọn chó đẻ, không có lẽ chúng nó chặt đầu tù binh?”

Sự sống liền kề với cái chết

Ra đi không hẹn ngày trở lại. Những người lính xung phong lên đường bảo vệ Tổ quốc, đã xác định là thân mình có thể sẽ nằm xuống đất mẹ mãi mãi. 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Thực tế chiến trường không chỉ có sự phơi phới vì cuộc đời chưa bao giờ cực khổ thế này. Nhiều cán bộ và chiến sĩ đã thoái lui, không đập bệnh cũng đảo ngũ vì sợ hãi trước cái chết cận kề gang tấc. 

review-sach-quang-tri-1972-2
Review sách Quảng Trị 1972 – Nguyễn Quang Vinh

Sách hay nên đọc: Review sách: Giông Tố – thảm kịch về sự bất tín của con người

Đang nghển đầu lên quan sát, chợt tôi cảm thấy có một ngọn roi sắt quất vào tai trái, gió rít vù qua, nửa mặt bên trái tê dại. Tôi ôm vội tai, chúi người xuống hào và nói: “Quang ơi, tao bị cụt tai rồi…”. Nhưng khi Quang bảo bỏ tay ra để băng, thì không phải bị thương vào tai, mà viên đạn sượt qua cổ, hớt đi 1 tý da, làm chảy máu. Hơi gió quá mạnh làm tôi có cảm giác như vậy. Cũng may, nó mà đi chệch vào bên trong khoảng 1-2cm, trúng động mạch cổ, thì đã “Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng” rồi…

Ấy vậy mà, vượt lên trên tất cả, lớp lớp những người thanh niên vẫn hát vang bài anh hùng ca, dám hy sinh thân mình cho độc lập dân tộc.

Những hồi ức đẹp và buồn

Những người lính trẻ không chỉ biết có cầm súng. Họ là những người thanh niên đang trong độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Họ cũng có những tâm hồn đẹp, họ cũng có khát khao yêu đương của tuổi trẻ nhưng đành gác lại một bên để cống hiến cho Tổ quốc. 

Trong hành trang ra trận của người lính, ngoài chiếc áo xanh và đôi dép cao su, họ còn gói theo những kỉ niệm về mối tình đẹp, là ánh mắt họ mang theo những ngày mưa bom bão đạn và đi cùng họ đến suốt cuộc đời.

Nhưng trái tim tôi hồi đó đã bị choáng ngợp bởi hình ảnh một người con gái 16 tuổi học cùng trường, dưới tôi một lớp. Lần đầu nhìn thấy T. H., tên người con gái đó, trong một buổi lao động ngoại khóa, tôi đã bị tiếng sét ái tình đánh gục. Khuôn mặt trái xoan trắng hồng, đôi mắt trong veo và đôi môi đỏ thắm, làm tôi sững sờ không nói nên lời, mặc dù tôi là người phụ trách phân công lao động.

review-sach-quang-tri-1972-3
Review sách Quảng Trị 1972 – Nguyễn Quang Vinh

Về sau dò hỏi được biết T. H. ở cùng khu tập thể với tôi, tôi đã mấy lần làm như tình cờ đi qua gặp em, nhưng không dám tỏ tình. Lần này vì không còn nhiều thời gian, tôi lấy hết can đảm đến thẳng nhà em. Em ra mở cửa và rất ngạc nhiên nhìn tôi trong bộ quân phục mới, rồi mời tôi vào nhà uống nước. Tôi nói: “Anh sắp đi B rồi. Chúc em ở nhà khỏe vui và nhiều hạnh phúc”. Em cũng ấp úng chúc tôi lên đường mạnh khỏe, nhiều may mắn. Thế rồi chúng tôi chia tay nhau không một lời hẹn ước. 

Lời kết

Quảng Trị 1972 của nhà văn Nguyễn Quang Vinh là những ký ức gian khổ hào hùng của anh lính trẻ, của cả dân tộc nhỏ bé mà kiên cường chống lại đạn bom đế quốc. Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng trong trái tim và khối óc của những người đi trước, sẽ chẳng thể nào quên những ngày tháng gian nan với cái chết trắng cả giấc mơ.

Sách hay nên đọc: Review sách: Cánh đồng bất tận – vì đâu một nửa hồn tôi hóa dại khờ

Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé

Quảng Trị 1972
(7 đánh giá)
119,000 đ140,000 đ -15%

Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK