Văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung mang trong mình sứ mệnh lưu giữ những giá trị, những câu chuyện xuyên suốt hiện tại, tương lai và quá khứ. Nói đến những tác phẩm văn học Việt Nam đặc sắc, tôi chợt nhớ đến tập truyện ngắn Chuyện Nhà Quê của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Đó là những ký ức cũ kỹ về làng quê Việt Nam, dưới cái nhìn có phần gai góc của tác giả, là mảng hồi ức khó quên của một người con khi nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn.
Mục Lục
Nguyễn Quang Lập vốn tốt nghiệp kỹ sư vô tuyến điện tại đại học Bách Khoa Hà Nội nhưng lại theo đuổi nghiệp văn chương giống người em trai Nguyễn Quang Vinh của mình. Ông từng có thời gian tham gia quân đội tại Quảng Ninh, sau đó ông chuyển vào Quảng Nam Đà Nẵng. Phần lớn các tác phẩm đầu tay của ông được viết trong thời gian này.
Sau thời gian tham gia quân ngũ, ông tập trung vào viết văn, sáng tác kịch và làm công việc biên kịch điện ảnh tại Việt Nam. Người đọc thường biết đến Nguyễn Quang Lập qua blog tên là Quê Choa với bút danh Bọ Lập. Ông có nhiều cuốn sách nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam, thành công nhất là Chuyện Nhà Quê, Những mảnh đời đen trắng hay Kiến, chuột và ruồi.
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Công ty phát hành | Phương Nam Book |
Ngày xuất bản | 2014-06-20 00:00:00 |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 249 |
Chuyện Nhà Quê là tập hợp những tạp văn, truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập nói về cuộc sống của con người tại làng quê Việt Nam. Không dừng lại ở những câu chuyện làng quê đời thường, những sáng tác của Bọ Lập tràn ngập hơi thở thời đại. Đó là những truyện ngắn hài hước, trào phúng về cuộc sống xô bồ, cũng là những hồi ức khó quên của tác giả khi nghĩ về quê hương xứ sở. Ký ức năm hào, Chuyện đời lắm nẻo, Xóm gái hoang,… là những truyện ngắn trong tập Chuyện Nhà Quê đã mang đến cho người đọc bao tiếng cười và cũng lấy đi của họ không ít nước mắt.
Tuổi thơ của nhà văn gắn liền với những hồi ức về làng quê, nơi đã từng bị chiến tranh tàn phá. Làng phố trong văn của Bọ Lập là sự kết hợp giữa cái bần cùng, chất phác của làng với cái vội vàng, xô bồ của phố. Chính cái sự trộn lẫn nửa cũ nửa mới này đã tạo nên một cảm hứng trào lộng trong lời văn của tác giả.
Bằng con mắt tinh tế, nhạy cảm và kinh nghiệm sống phong phú, Nguyễn Quang Lập đã bày tỏ cài nhìn thương cảm với những tha hóa, đổi thay trong con người ở làng quê. Nếu bạn là người ưa thích những trang văn trào phúng, kể về chuyện mình, chuyện đời của làng quê Việt Nam thì không nên bỏ qua cuốn sách này.
Có thể nói, đặc sản trong những trang văn của Nguyễn Quang Lập chính là ngôn ngữ kể chuyện dung dị, gần gũi. Những người lần đầu đọc văn Bọ Lập có thể sẽ thấy đôi chút choáng ngợp vì văn ông chẳng hề ngượng ngùng hay hoa mĩ.
Ông còn dám đưa tên bản thân mình và các tác giả khác vào trong truyện. Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Khải,.. chẳng biết có thật hay không mà cũng xuất hiện trong những câu chuyện của ông.
Nhà văn Bảo Ninh, tác giả cuốn Nỗi buồn chiến tranh từng nhận xét, Bọ Lập đã rất thành công với thể loại khẩu văn trong Chuyện Nhà Quê. Giọng văn giản dị, chân chất đúng như những người dân quê khiến người đọc cảm thấy vô cùng gần gũi và thân thuộc.
Sách hay nên đọc: Review sách: Giông Tố – thảm kịch về sự bất tín của con người
Khi bối cảnh là miền Trung, tác giả sẽ dùng ngôn ngữ miền Trung để kể chuyện. Nếu bối cảnh chuyển sang miền Bắc, chúng ta lại thấy như đang đọc truyện của một người con sinh ra từ đất Bắc thân thuộc.
Tác giả kể chuyện như tường thuật lại những gì ông trông thấy mà không chèn thêm quan điểm hay những suy nghĩ cá nhân. Chúng ta có thể quan sát các nhân vật dưới một góc nhìn khách quan hơn, để tự mình đánh giá câu chuyện với quan điểm của riêng mình.
Với lối viết trào phúng, những truyện ngắn của Bọ Lập vừa hài hước lại vừa sâu cay.
Ví dụ, với truyện ngắn Ký ức năm hào, người đọc sẽ thấy những hồi ức dễ thương và hài hước của một cậu bé lần đầu kiếm được 5 hào lẻ rồi cái cách mà cậu trân trọng những đồng tiền đó. Tiếp theo, tác giả khiến ta thấy rõ sự tự mỉa mai, châm biếm của cậu trong ký ức này rồi đến cuối cùng mới lật bài để người đọc đồng cảm với nhân vật.
Nhiều đoạn trong sách khiến người ta không biết nên cười hay nên khóc trước thực tế xã hội nữa:
A lô a lô… chiều ngày 16 tháng 5 năm 1965 em Ngô Thị Lý học sinh lớp 10 đã thắt cổ tự tử. Em Lý chết vì mắc bệnh hoang tưởng, quá sợ bị người ta hiếp. Qua vụ việc này thôn yêu cầu các gia đình có con gái mới lớn phải giáo dục các em nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, làm chủ bản thân, không nên sợ lung tung. Hiếp dâm là một tệ nạn xã hội đã bị quét sạch trên Miền Bắc XHCN tươi đẹp của chúng ta, a lô a lô….
Những sáng tác của Nguyễn Quang Lập trong Chuyện Nhà Quê đã phần có kết cấu như vậy. Sự hài hước ở đầu truyện lại làm nền cho những suy tư ở cuối truyện thêm thấm thía.\
Lối viết “khẩu văn” duyên dáng, tài tình, khiến người đọc bị cuốn vào một cuộc đối thoại không thể dừng lại được tại nơi làng quê Việt Nam. Đóng lại những trang sách, chúng ta còn đọng lại những cảm xúc sâu lắng và những trăn trở về cuộc đời, về con người.
Sách hay nên đọc: Review sách: Kiếp Sau – câu chuyện tình yêu vượt muôn kiếp người
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Copyright © 2021 HOCTAPSGK