Vũ Trọng Phụng được người đời yêu mến gọi với cái tên “ông vua phóng sự đất Bắc”. Những truyện ngắn hay tiểu thuyết ông viết ra đều tố cáo thẳng thắn đến trần trụi những thối nát của xã hội đương thời.
Nếu bạn muốn xem một vở kịch sống được dựng bằng những con chữ ngả nghiêng dưới ngòi bút sắc sảo của Vũ Trọng Phụng, xin đừng bỏ qua truyện ngắn Giông Tố để nhìn thấu những suy đồi trong xã hội thực dân nửa phong kiến xưa.
Mục Lục
Vũ Trọng Phụng là nhà văn nghèo, mồ côi cha lớn lên ở Hà Nội. Ông sống đời vất vả khi một mình viết văn nuôi mẹ và bà nội. Tuy viết sâu về những thói ăn chơi, tệ nạn trong xã hội xưa nhưng ông lại là một người sống kham khổ và giữ gìn đạo đức. Tác giả này qua đời ở tuổi 27 khi không chống chọi được với căn bệnh lao phổi.
Tuy sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại cho đời một kho tàng sáng tác đồ sộ với dấu ấn đậm nét và giá trị sâu sắc. Theo đuổi xu hướng văn học hiện thực, những tác phẩm trào phúng của Vũ Trọng Phụng đôi khi bị nhận xét là dâm ô, dâm uế nhưng người ta vẫn yêu thích những con chữ của ông bởi tư tưởng vị nhân sinh, hướng tới tính nhân đạo và thái độ căm phẫn với xã hội mục ruỗng, chó đểu.
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Công ty phát hành | Đinh Tị |
Ngày xuất bản | 2013-04-05 00:00:00 |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 392 |
Truyện ngắn Giông Tố bắt đầu bằng một buổi đêm, khi xe ô tô của Nghị Hách – một tên tư sản giàu có nơi thành thị bị hỏng giữa con đường làng qua cánh đồng. Trong lúc hai người lái xe đang lúi húi với chiếc xe hỏng, hẳn đi dạo con đường và bị thu hút bởi những người nông dân đi gánh rạ đêm.
Trong số những người nông dân ấy, có một cô gái gánh rạ đi cuối cùng tên là Thị Mịch. Bản tính dâm ô trỗi dậy, hắn kéo cô gái ấy lên xe, trả cô 5 đồng rồi cưỡng bức cô trắng trợn. Xong xuôi, hắn đẩy cô khỏi xe và cứ thế phóng thẳng.
Sự việc đó khiến Nghị Hách vướng vào một vụ kiện tụng với dân làng. Bằng sức mạnh nhơ bẩn của đồng tiền, Nghị Hách trắng án.
Thị Mịch ban đầu là vợ sắp cưới của Long. Tuy vậy, cô có thai và buộc phải thành vợ lẽ của Nghị Hách. Nghe tin này, Long đau khổ và dần tha hóa thành một kẻ ăn chơi trác táng.
Câu chuyện bước vào rối ren khi Thị Mịch và Long vẫn vụng trộm tình tứ với nhau. Long thậm chí con thông dâm với một vợ lẽ khác của Nghị Hách và vẫn được Tú Anh mai mối để lấy Nguyệt – một người con gái khác của gã quan tham này. Sự thật chỉ được làm rõ khi ông già Hải Vân kể lại đầu đuôi sự việc. Long là con ruột của Nghị Hách, còn Tú Anh lại chính là con của Hải Vân.
Như vậy, cuộc đời của Nghị Hách thực sự là một tấn bi kịch khi chính hắn là cưỡng bức, lấy vợ chưa cưới của con. Long thì thông dâm với hai người vợ lẽ của bố và còn lấy chính em ruột của mình.
Truyện khép lại với cái kết đen tối: Nghị Hách mất tiền, mất vợ. Thị Mịch bế con trở về quê còn Long thì tự sát để chấm dứt cuộc đời.
Truyện ngắn Giông Tố có số phận lênh đênh y như cái tên của nó. Lần đầu đăng trên Hà Nội báo từ số 1 đến số 11, tác phẩm này phải dừng lại 7 tuần lễ vì dính phải một vụ lùm xùm, động chạm đến một vị quan có số có má. Để được tiếp tục đăng tải, truyện phải đổi tên thành Thị Mịch và khi in thành sách mới được lấy tên gốc là Giông Tố.
Sách hay nên đọc: Review sách: Nỗi Buồn Chiến Tranh – khi tuổi trẻ bị chiến tranh đánh cắp
Cái tên Giông Tố thật đắt và thật xứng với tấn hài kịch này. Xã hội thực dân nửa phong kiến như đang trải qua một cơn giông kinh hoàng, khi mà tất cả trật tự xã hội, bản chất con người bị lay chuyển đến mức quay cuồng, hỗn loạn, đảo điên. Ranh giới giữa thật giả, đúng sai, trắng đen bị xóa nhòa bởi những thứ giả tạo và thối nát trong một xã hội đầy cặn bã.
Thời của Vũ Trọng Phụng không thiếu những nhà văn mị dân, viết về những thứ khoa trương hay lãng mạn bay bổng để lấp liếm đi những thứ xấu xa của xã hội đương thời. Vũ Trọng Phụng chọn đi một con đường khác. Ông khêu ra tất cả những ung nhọt của thời cuộc để tất cả cùng trông thấy. Có thể vì chọn đi con đường này, Vũ Trọng Phụng đã trở thành một nhà văn cô độc. Ông bị không ít người ghét, không ít người chửi nhưng cũng không ít người nể phục.
Truyện ngắn Giông Tố của ông phản ánh thời kỳ xã hội Việt Nam đi vào khủng hoảng. Đó không chỉ là khủng hoảng về kinh tế mà còn về những giá trị đạo đức con người. Chẳng thế mà người ta gọi Vũ Trọng Phụng là ông vua trào phúng. Những con chữ của ông giống như lưỡi kiếm khoắng lên những bọt nước đục ngầu trong lòng xã hội nhiều rối ren.
Đã từng bị coi là một tác phẩm suy đồi, gây “tổng thương phong hóa”, dẫu vậy, sau gần một thế kỷ, truyện ngắn Giông Tố của Vũ Trọng Phụng vẫn là cái tên xuất sắc trong bộ Việt Nam danh tác của nền văn học nước nhà. Đừng bỏ qua tác phẩm đặc biệt này, nếu bạn muốn hiểu thêm về xã hội cũ và trân trọng cái tài cầm bút của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Sách hay nên đọc: Review sách: Bỉ Vỏ – tiếng kêu xé lòng của người phụ nữ bất hạnh
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Copyright © 2021 HOCTAPSGK